Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu cảm nghĩ của em về bài thơ bánh trôi nước

 nêu cảm nghỉ của em về bài thơ bánh trôi nước làm thành bài văn ạ
không chép mạng giúp em nha 
cảm ơn mọi người ạ
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
144
0
1
_ttt_
23/11/2021 16:48:04
- Bài thơ Bánh trôi nước thể hiện sự cảm thông sâu sắc của tác giả với số phận người phụ nữ thời phong kiến.Nội dung súc tích, sâu xa khiến bài thơ hay và nhiều ý nghĩa.

                                                                                  Nhớ tặng quà nha!

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Mây
23/11/2021 21:00:40
+4đ tặng
Nghĩa của tiêu đề bài thơ" Bánh trôi nc"
    Nghĩa đen:
 Nói về chiếc bánh trôi từ cách thức chọn lọc nguyên liệu, cách chế biến và hình thành sản phẩm sau khi luộc chín. Bánh trôi nc là loại bánh làm từ bột mịn, đc nhào nặn và viên tròn, có nhân dường đỏ bên trong, đc luộc chín bằng cách cho vào nồi nc đun sôi. Khi mới đc luộc bánh chìm lúc chính thì nổi lên trên mặt. sau đó người ta sẽ gắp ra đĩa.
   Nghĩa Bóng
nói về phẩm chất và thân phận của người phụ nữ. Về mặt hình thức họ xinh đẹp, đầy đặn. Về mặt phẩm chất thì trong trắng thủy chung, dù gặp cảnh ngộ nào cũng giữ đc tấm lòng son sắt, tình tròn nghĩa vẹn mặc dù thân phận chìm nổi, bấp bênh giữa cuộc đời và sự đùn đâye của xã hội phong kiến. tiêu đề bài thơ còn nói lên đôi chút về sự phê phán chế độ phong kiến nam quyền, cướp mất quyền tự do của người phụ nữ xưa.
Cảm nhận
 Với ngôn từ giản dị, bài thơ "Bánh trôi nước" cho thấy Hồ Xuân Hương tấ trân trọng vẻ đẹp phẩm chất trong trắng, sắt son của người phụ nữ VN từ xưa, vừa cảm thương một cách sâu sắc cho thân phận chìm nổi của họ.
   ---Câu thơ đầu---
"Thân em vừa trắng lại vừa tròn"
  -Tác giả đã sử dụng mô típ ca dao- dân ca quen thuộc "thân em" để người phụ nữ có thể hóa thân vào chiếc bánh trôi dân dã mà đáng yêu.
 - "Vừa trắng lại vừa tròn" hàm ý bên trong câu thơ là ca ngợi vẻ đẹp hình thức của người phụ nữ, biến họ thành những chiếc bánh trôi tròn đầy, đẹp mắt của cuộc đời.
---Câu thơ thứ 2---
" Bảy nổi ba chìm với nc non
 - Thành ngữ "ba chìm bảy nổi" đc tác giả biến tấu một cách tài tình, vừa giữ đc nét riêng của thành ngữ đó mà còn gợi tả đc số phận của những người phụ nữ VN trong xã hội phong kiến xưa. Câu thơ bày tỏ lên nỗi xúc động, thương cảm của tác giả trc số phận bấp bênh, chìm nổi chẳng biết đi đâu về đâu của phụ nữ, họ chỉ phó mặc cuộc ddời mình cho số phận định đoạt, cho sung sướng thì hưởng sung sướng, cho lam lũ, vất vả thì phải làm lụng cơ cực, cho sống thì sống mà đến lúc mệnh cùng tâm cạn thì lìa đời là lẽ thường tình khi trước. Phụ thuộc vào gia đình ;khi chưa xuất giá thì theo cha, khi lấy chòng theo chồng... lúc nào cũng chỉ phụ thuộc vào người đàn ông:
"Quanh năm buôn bán ở mom sông
  Nuôi đủ năm con với 1 chồng
  Lặn lội thân cò khi quãng vắng
  Eo sèo mặt nước buổi đò đông"
---Câu thơ thứ ba---
"Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn"
 Tác giả đã khéo léo sử dụng biện pháp đảo ngữ để nói lên cuộc sống lệ thuộc của người phụ nữ:
" Tại gia phòng phụ
   Xuất giá tòng phu
   Phu tử tòng tử"
-Từ hình ảnh chiếc bánh trôi trong câu làm người ta liên tưởng tới hình ảnh cuộc sống của người phụ nữ: Người phụ nữ xưa vốn dĩ ko có vai trò gì trong xã hội "trọng nữ kinh nam"trước kia. Họ ko có quyền tự mình quyết định số phận của họ, cuộc đời của họ, cuộc sống từ lúc lìa đời đén lúc nhắm mắt xuôi tay hoàn toàn lệ thuộc vào nam quyền.
-Họ chỉ sống để tô điểm cho cuộc sống của người khác, "rắn nát" ra sao thì tự chịu lấy. May mắn thì an nhàn, bất hạnh thì cam chịu suốt đời. Lời thơ có vẻ cam chịu thông qua từ "mặc dầu" nhưng đâu đó trong bài lại phảng phất sự phớt lờ, bất cẩn của xã hội. Dường như cũng có 1 chút phảng kháng, chống cự lại với quan điểm bất công của xã hội cũ.
---Câu thơ cuối---
"Mà em vẫn giữ tấm lòng son"
-Câu thơ cuối là giọng điệu tự hào và quả quyết nhưng vẫn mang rõ cái phóng khoảng của Hồ Xuân Hương khi nói về người phụ nữ. Thể hiện lên 1 thái độ kiên trì bền vững, tấm lòng son tượng trưng cho phẩm chất thủy chung, hiếu thuận, chịu thương chịu khóc của người phụ nữ VN đối với chồng con. Tuy cuộc sống lệ thuộc là thế, bất công là thế, họ vẫn vững vàng giữ lấy những phẩm chất cao đẹp của phụ nữ VN giống như những đóa sen vẫn trong trắng, tinh khôi vươn lên giữa bùn lầy:
 "Trong đàm gì đẹp bằng sen
   Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
   Nhị vàng bông trắng lá xanh
   Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn"
Suy ra: Thể hiện niềm tự hào của người phụ nữ vượt qua hoàn cảnh cuộc đời bạc bẽo bất công, bấp bênh, chìm nổi như chiếc bánh trôi giữa cái sục sôi đang dần chín vẫn giữ được nhưngx gì đẹp đẽ, đẹp ko phải vì nhung lụa mà đẹp về phẩm chất và tâm hồn cao thượng, thủy chung, kiên cường... 
     Bài thể thơ "Bánh trôi nước" thuộc đề tài vịnh vật. Bánh trôi nước là hình ảnh món ăn dân dã đã vô cùng quen thuộc trong cuộc sống của người VN. Ẩn sâu bên trong chiếc bánh trôi của Hồ Xuân Hương là phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ đồng thời đề cập đến 1 vấn nạn xã hội rộng lớn đối với người phụ nữ, đó là vấn đề bình đẳng giới tính- Vấn đề này đến hiện tại vẫn là vấn đề nóng hổi trên toàn cầu. Dù vậy thì những người phụ nữ dù họ có phải cơ cực với cuộc đời thế nào thì cũng không thể phủ nhận 1 điều rằng họ thật sự vô cùng đẹp đẽ dù xét theo phương diện nào. Và Bắc hồ đã dành cho những người phụ nữ ấy những chữ vàng danh giá:"Kiên cương-bất khuất-trung hậu-đảm đang"

 
Mây
cái này là mình làm dựa trên những j đã học và ghi chép công thêm suy nghĩ của bản thân. Mình ko hề chép mạng, đạt yêu cầu của bn r nhá
0
0
nhân thông minh
26/12/2021 16:58:18

“Bánh trôi nước” là một trong những bài thơ nổi của Hồ Xuân Hương. Bài thơ vừa cho thấy vẻ đẹp và số phận người phụ nữ trong xã hội cũ, đồng thời cho thấy tấm lòng nhân văn cao cả của bà: yêu thương trân trọng người phụ nữ.

Bài thơ có hai lớp nghĩa chính, lớp nghĩa thứ nhất là lớp nghĩa tả thực, miêu tả bánh trôi nước từ hình dáng cho đến cách làm. Bánh trôi có hình tròn, màu trắng. Làm bánh trôi bằng cách viên thành hình tròn nhỏ vừa ăn, bên trong bánh trôi là một viên đường nhỏ, thường được làm bằng đường phên hoặc đường phèn. Khi luộc thấy bánh lên tức là bánh đã chín. Bài thơ đã mô tả một cách chân thực, chính xác về món ăn dân dã, quen thuộc của nhân dân ta.

Nhưng ẩn đằng sau lớp nghĩa tả thực đó lại là lớp nghĩa ẩn dụ hết sức tinh tế, sâu sắc, hình ảnh bánh trôi cũng chính là hình ảnh biểu tượng cho người phụ nữ. Mở đầu bài thơ tác giả sử dụng mô típ quen thuộc trong văn học dân gian “Thân em”. Hai chữ thân em nói lên nỗi đau thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. Tiếng thơ của Hồ Xuân Hương có sự đồng điệu, gặp gỡ với những tiếng hát than thân trong ca dao:

“Thân em như tấm lụa đào,
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”.

Hay như:

“Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày”

Việc Hồ Xuân Hương sử dụng các ngữ liệu dân gian vừa khiến cho thơ bà gần gũi, mềm mại với đời sống, mặt khác làm cho tiếng thơ trở nên da diết, thấm đầy chất nhân bản, trở thành tiếng thơ của bao người.

Ngay từ câu thơ đầu tiên của bài, bà đã khẳng định vẻ đẹp của người phụ nữ: trắng, tròn, họ mang vẻ đẹp phúc hậu, hiền từ. Lời khẳng định này cũng cho thấy bà rất có ý thức về bản ngã của mình nói riêng và của những người phụ nữ nói chung.

Mang vẻ đẹp về hình thức, ý thức được vẻ đẹp đó, nhưng số phận của họ lại hết truân chuyên, vất vả:

“Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”

Thân phận của họ cũng chẳng khác gì những tấm lụa đào, hạt mưa sa,… người con gái trong xã hội cũ không được tự quyết định số phận, hạnh phúc của mình. Khi ở nhà họ phụ thuộc vào cha mẹ, cha mẹ đặt đâu họ phải ngồi ở đó, đến lúc đã yên bề gia thất số phận của họ lại tiếp tục bị phụ thuộc vào người chồng. Những người phụ nữ này thật nhỏ bé và đáng thương, cuộc đời chìm nổi với biết bao sóng gió, hạnh phúc của bản thân không được tự mình quyết định.

Mặc dù cuộc sống không được suôn sẻ, luôn gặp phải những sóng gió nhưng những người phụ nữ ấy lại mang trong mình những phẩm chất hết sức tốt đẹp:

“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Họ là những người phụ nữ luôn mang trong mình tấm lòng trong trắng, tốt đẹp, dù gặp cảnh ngộ nào cũng vẫn giữ được tấm lòng son sắt, thủy chung. Chữ son như một điểm sáng, nhãn tự trong bài, làm bừng sáng nét đẹp về nhân cách, phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam.

Bài thơ sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngôn ngữ cô đọng, hàm súc. Sử dụng nghệ thuật ẩn dụ đặc sắc. Kết hợp linh hoạt các mô típ của văn học dân gian khiến cho bài thơ vừa giản dị, gần gũi vừa mang dáng dấp uyên bác, tài hoa. Tất cả những yếu tố đó đã góp phần tạo nên sự thành công cho tác phẩm

Qua tác phẩm này ta có thể thấy Hồ Xuân Hương là người hết sức trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ không chỉ ở phẩm chất mà ngay cả vẻ đẹp bề ngoài. Đồng thời lời thơ tha thiết cũng là tiếng nói cảm thông với số phận chìm nổi, bị lệ thuộc của người con gái. Qua đây còn lên án xã hội cũ đã đè nén, áp bức, tước bỏ quyền được lựa chọn cuộc sống, hạnh phúc của con người.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×