“Cá có thể bơi lội tự do, nổi lên chìm xuống trong nước. Ngoài việc cá có thân hình đặc biệt hai bên dẹt, phần trước và sau có hình giọt nước thích hợp vận động trong nước ra, thì trong cơ thể của cá còn có một túi bong bóng chứa đầy khí là cơ quan điều tiết chủ yếu nổi lên chìm xuống trong nước của cá. Thể khí trong bong bóng cá, ngoài phần đầu khi nổi lên mặt nước trực tiếp hít vào thông qua một đường khí rất ngắn, ở trong nước cũng có thể dựa vào những tế bào đỏ phong phú trong mang để hút lấy khí hoà tan ở trong nước. Chúng ta đều có kinh nghiệm như sau: khi một quả bóng kim loại chứa đầy khí thì có thể nổi ở trên mặt nước bập bềnh theo sóng; khi thể khí bay ra ngoài không khí thì khó có thể tránh khỏi giống như quả cân vậy, sẽ chìm thẳng xuống nước. Cá chủ yếu dựa vào mức độ chứa khí nhiều hay ít ở trong bong bóng cá để điều chỉnh vị trí ở trong nước. Nhưng khi phần đuôi của cá vận động mạnh cùng với tác dụng ngược lại mà sau khi nuốt nước vào trong miệng do khe hở hai bên mang phun ra xuất hiện, cũng là sức mạnh quan trọng để nó có thể nhanh chóng nổi được ở trong nước. Cá sống ở trong nước với độ sâu khác nhau, còn có thể thay đổi thông qua dung lượng khí trong bong bóng cá, để làm cho tỉ trọng của cơ thể gần giống như mật độ của vùng nước xung quanh và để giữ cho chúng ở tư thế ổn định bất động trong nước. Ngoài ra, vây ở trên mình cá cũng có tác dụng quan trọng về phương diện này, ví dụ vây lưng và vây rốn cá đối với việc ngăn chặn lùi và quẫy sang hai bên là chắc chắn không thể thiếu được. Có người đã từng đưa ra thử nghiệm, thả lại con cá đã mất đi vây lưng và vây rốn vào trong nước, thì con cá đó cũng không thể duy trì được tư thế ổn định khoan thai như trước nữa. Phía trước phần bụng có một đôi vây lửng, để triệt tiêu lực phản tác dụng do dòng nước không ngừng phun ra khi chúng vận động thở mang đến, nó cũng thường phải vận động để có thể duy trì được trạng thái ổn định trong nước.”