Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết về câu chuyện hoặc sự kiện đ​áng nhớ đã diễn ra ở trường để từ đó có cách vẽ tạo sản phẩm 

viết về câu chuyện hoặc sự kiện đ​áng nhớ đã diễn ra ở trường để từ đó có cách vẽ tạo sản phẩm 
                                                            HELP ME 
các bạn viết về lần đâu được vào đội nghi thức của truongf nhé

 
1 trả lời
Hỏi chi tiết
628
0
0
Nguyễn Linh Trang
08/01/2022 09:15:19

PHẦN I:

NGHI THỨC ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH

Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh là những quy định thống nhất mang nét đặc trưng của Đội được thể hiện bằng ngôn ngữ, hình thức tượng trưng, nghi lễ thủ tục và đội hình, đội ngũ. 

Nghi thức Đội được tiến hành thường xuyên trong hoạt động rèn luyện của Đội để tạo thành thói quen, nề nếp tốt; góp phần giáo dục ý thức kỷ luật, tư thế, tác phong và tinh thần tập thể cho đội viên trong tổ chức Đội.

I. CỜ ĐỘI

- Nền đỏ, hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài.

- Ở giữa có hình huy hiệu Đội, đường kính huy hiệu bằng hai phần năm chiều rộng cờ.

II. HUY HIỆU ĐỘI

Huy hiệu Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh hình tròn, ở trong có hình Măng non trên nền cờ đỏ sao vàng, ở dưới có băng chữ: "Sẵn sàng".

III. KHĂN QUÀNG

- Khăn quàng bằng vải màu đỏ (gọi là Khăn quàng đỏ), hình tam giác cân, có đường cao bằng một phần tư cạnh đáy.

- Khăn quàng đỏ có kích thước tối thiểu: Đường cao: 0,25m, cạnh đáy: 1,00m.

IV. ĐỘI CA

Bài hát: “Cùng nhau ta đi lên”

                                 Nhạc và lời: Phong Nhã

V. KHẨU HIỆU ĐỘI

Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa

Vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại

                                 Sẵn sàng!

VI. CẤP HIỆU CHỈ HUY ĐỘI

Cấp hiệu chỉ huy Đội hình chữ nhật đứng, khổ 5cm x 6cm, hai góc ở dưới tròn, nền màu trắng, ở trong có sao đỏ và vạch đỏ. Mỗi sao đỏ có đường kính 0,8cm, mỗi vạch đỏ có kích thước 0,5cm x 4cm.

Phân biệt các cấp Chỉ huy Đội bằng số lượng sao và vạch được qui định như sau:

- Liên đội trưởng:                             Hai sao ba vạch

- Liên đội phó:                                 Một sao ba vạch

- Ủy viên Ban Chỉ huy liên đội:          Ba vạch

- Chi đội trưởng:                               Hai sao hai vạch

- Chi đội phó:                                   Một sao hai vạch

- Ủy viên Ban Chỉ huy chi đội:           Hai vạch

-  Phân đội trưởng:                           Hai sao một vạch

- Phân đội phó:                                 Một sao một vạch

VII. ĐỒNG PHỤC CỦA ĐỘI

1. Đồng phục của đội viên

- Áo sơ mi màu trắng.

- Quần âu hoặc váy (đối với đội viên nữ) màu sẫm.

- Đi giày hoặc dép có quai hậu.

Đội viên có thể mặc đồng phục học sinh theo quy định của nhà trường, bảo đảm áo có cổ để đeo khăn quàng đỏ.

2. Đồng phục của Đội Nghi lễ (Đội cờ, kèn, trống)

- Áo màu trắng, viền đỏ.

- Quần âu (hoặc váy đối với nữ) màu trắng, viền đỏ.

- Mũ ca lô màu trắng, viền đỏ.

- Giày ba-ta màu trắng.

- Băng danh dự dành cho hộ cờ (bằng vải màu đỏ, viền màu vàng, có thể có dòng chữ tên liên đội).

3. Đồng phục của phụ trách:  

- Áo màu xanh hòa bình theo mẫu thống nhất của Hội đồng Đội Trung ương. 

- Quần âu màu sẫm.

- Giày hoặc dép có quai hậu.

VIII. TRỐNG, KÈN

Mỗi liên đội có ít nhất một bộ trống (gồm một trống cái và ít nhất 2 trống con), một kèn (nếu có điều kiện).

Các bài trống: Chào cờ, chào mừng, hành tiến.

Các bài kèn: Kèn hiệu, chào mừng, tập hợp.

IX. PHÒNG ĐỘI

Mỗi liên đội có phòng Đội là nơi trưng bày các hình ảnh, hiện vật truyền thống, thành tích của Đội và sinh hoạt Đội.

X. YÊU CẦU ĐỐI VỚI ĐỘI VIÊN

Đội viên phải thuộc vàthực hiện đúng các yêu cầu sau:

1. Hát Quốc ca, Đội ca.

2. Thắt khăn, tháo khăn quàng đỏ.

3. Chào kiểu đội viên.

4. Các động tác cầm cờ, giương cờ, vác cờ, kéo cờ.

5. Hô, đáp khẩu hiệu Đội.

6. Các động tác cá nhân tại chỗ và di động.

7. Biết 3 bài trống của Đội.

XI. ĐỘI HÌNH, ĐỘI NGŨ CỦA ĐỘI

1. Đội hình

- Đội hình hàng dọc.

- Đội hình hàng ngang.

- Đội hình chữ U.

- Đội hình vòng tròn.

2. Đội ngũ

- Đội ngũtĩnh tại.

- Đội ngũvận động.

XII. YÊU CẦU ĐỐI VỚI CHỈ HUY ĐỘI

1. Trang phục: Mặc đồng phục đội viên, đeo cấp hiệu chỉ huy Đội.

2. Tư thế: Nhanh nhẹn, nghiêm túc, chuẩn xác, dứt khoát.

3. Khẩu lệnh: Khi hô phải rõ dự lệnh và động lệnh, hô to, rõ để cả đơn vị đều nghe thấy.

4. Động tác, tư thế khi tập hợp: Chỉ huy đứng ở điểm chuẩn, tư thế nghiêm; dùng tay trái (trừ đội hình vòng tròn) để chỉ định đội hình tập hợp.

5. Lệnh tập hợp: Chỉ huy phát lệnh tập hợp bằng còi hoặc khẩu lệnh. 

6. Các vị trí của chỉ huy trong đội hình, đội ngũ: Vị trí tập hợp, vị trí điều khiển đơn vị, vị trí tĩnh tại, vị trí hành tiến.

XIII. NGHI LỄ CỦA ĐỘI 

1. Lễ Chào cờ.

2. Lễ Diễu hành.

3. Lễ Duyệt Đội.

4. Lễ Kết nạp đội viên

5. Lễ Công nhận liên đội, chi đội.

6. Lễ Trưởng thành đội viên.

7. Lễ Thành lập Liên đội tạm thời.

8. Đại hội Đội.

9. Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ.

XIV. VIỆC CHẤP HÀNH NGHI THỨC ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH

Đội viên, chi đội, liên đội, phụ trách Đội và Hội đồng Đội các cấp có trách nhiệm thực hiện đúng Nghi thức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

 

PHẦN II:

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

NGHI THỨC ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH

 

I. CỜ ĐỘI

Cờ Đội được quy định thống nhất trong Điều lệ Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Không gọi là cờ chi đội và cờ liên đội mà chỉ gọi là cờ Đội.

Cờ Đội tượng trưng cho truyền thống cách mạng, truyền thống Đội, tượng trưng cho lòng yêu Tổ quốc, niềm vinh dự và tự hào của Đội. Dưới cờ Đội hàng ngũ sẽ chỉnh tề hơn, thúc giục đội viên tiến lên. Mỗi chi đội và liên đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh đều có cờ Đội. Chiều rộng cờ bằng hai phần năm chiều dài cán cờ.

Cờ truyền thống của liên Đội (nếu có) phải may đúng quy định trên, có tên liên đội ở trong cờ, dưới huy hiệu Măng non và có tua vàng ở ba cạnh.

II. HUY HIỆU ĐỘI

Nền đỏ sao vàng là cờ Tổ quốc, Măng non tượng trưng cho lứa tuổi thiếu niên là thế hệ tương lai của dân tộc Việt  Nam anh hùng. Băng chữ "Sẵn sàng" là khẩu hiệu hành động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Đeo huy hiệu Đội nhắc nhở đội viên học tập và rèn luyện để sẵn sàng kế tục sự nghiệp cách mạng vinh quang của Đảng, của Bác Hồ và của dân tộc…

Đội viên lớn (14 - 15 tuổi) có thể đeo Huy hiệu Đội thay cho Khăn quàng đỏ khi đến trường, sinh hoạt Đội và tham gia các hoạt động của Đội. Huy hiệu Đội đeo ở ngực áo bên trái.

III. KHĂN QUÀNG

Khăn quàng đỏ là một phần cờ Tổ quốc, màu đỏ tượng trưng cho lý tưởng cách mạng. Đeo khăn quàng đỏ, đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh tự hào về Tổ quốc, về Đảng Cộng sản Việt Nam, về Bác Hồ vĩ đại, về nhân dân Việt Nam anh hùng và nguyện phấn đấu để trở thành đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Đội viên đeo khăn quàng đỏ khi đến trường, trong mọi sinh hoạt và hoạt động của Đội.

Phụ trách quàng khăn đỏ khi tổ chức sinh hoạt Đội và tham gia các hoạt động của Đội.

IV. ĐỘI CA

Là bài hát “Cùng nhau ta đi lên”, nhạc và lời của nhạc sĩ Phong Nhã; yêu cầu tất cả đội viên và phụ trách hát trong các Lễ Chào cờ của Đội.

V. KHẨU HIỆU ĐỘI

Sau khi chào cờ, hát xong Quốc ca, Đội ca, người điều hành nghi lễ chào cờ quay xuống đội hình hô khẩu hiệu Đội:  

"Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa,

Vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại

                                Sẵn sàng!".

VI. CẤP HIỆU CHỈ HUY ĐỘI

Cấp hiệu chỉ huy Đội biểu hiện trách nhiệm và vinh dự của người chỉ huy được tập thể tín nhiệm giao phó.

Trao cấp hiệu Chỉ huy Đội: Sau khi bầu và phân công Ban Chỉ huy, đại diện Đoàn Thanh niên, Hội đồng Đội hoặc Tổng phụ trách đọc quyết định công nhận Ban Chỉ huy mới, gắn cấp hiệu cho Ban Chỉ huy. Đeo cấp hiệu ở tay áo trái, dưới cầu vai 5cm.

VII. ĐỒNG PHỤC CỦA ĐỘI

Đồng phục của Đội là thể hiện tính thống nhất và là đặc trưng của tổ chức Đội. Khi mặc đồng phục, đội viên và phụ trách sẽ thấy tự hào và trách nhiệm của mình với tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

Đội viên mặc đồng phục trong sinh hoạt và hoạt động tập thể của Đội. 

Đội Nghi lễ mặc đồng phục khi tiến hành các Nghi lễ, chỉ đội mũ ca-lô theo Nghi thức Đội, không đội các loại mũ khác. Băng danh dự chỉ sử dụng riêng cho hộ cờ.

Phụ trách mặc đồng phục khi tổ chức và tham dự các hoạt động của Đội.

VIII. TRỐNG, KÈN

1. Trống

Bộ trống của Đội có tối thiểu 3 trống (trong đó có 1 trống cái).

- Trống Chào cờ: Thực hiện 3 hồi trong Lễ Chào cờ theo Nghi thức Đội.

- Trống Chào mừng: Thực hiện trong nghi thức đón đại biểu, chào mừng.

- Trống Hành tiến: Thực hiện khi đội ngũ hành tiến.

1.1. Cách đánh 3 bài trống quy định

Trước hết, cần hiểu rõ cách đánh nốt tô điểm mà trong danh từ âm nhạc viết cho trống người ta thường gọi là: Ra

Cụ thể như sau:

- Ghi:   eUq

- Thực đánh sUenghĩa là 2 nốt chính và phụ đều rơi vào đầu phách chứ không phải nốt phụ ở cuối phách trước.    

Cách đánh như sau:

- Tay phải (tay úp) - Ký hiệu bằng chữ: P.

Ký hiệu số: 1, 3, 5, 7, 9 (nốt chính) - cầm dùi để gần sát mặt trống.

- Tay trái (tay ngửa)  -  Ký hiệu bằng chữ: T.

Ký hiệu số: 2, 4, 6, 8 (nốt phụ) - cầm dùi cách mặt trống từ 10 - 15cm.

Khi đánh, tay phải (nốt chính) và tay trái (nốt phụ) rơi cùng một lúc xuống mặt trống đồng thời đảo tay. Chú ý nhấn mạnh vào nốt chính.

1.2. Cách đánh cụ thể từng bài

- Trống Chào cờ: Thực hiện 3 hồi trong Lễ Chào cờ theo Nghi thức Đội. Mỗi lần cách nhau một phách nghỉ (vào nhịp vừa phải theo hành khúc).

+ Nốt nhạc ghi: 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Cách đếm trống con ghi bằng số: 

  ". nghỉ nghỉ / nghỉ      1 2 3 4//:  1 2 3 4 / 1      

1 2 3 4/   1 2 3 4 / 2        1 2 3 4/    1 2 3 4 / 3

1 2 3 4/   1 2 3 4 / 4         1 2 3 4/    1 2 3 4 / 5  

       1                                         2

         1 2 3 4    5 6 7 8    9 / nghỉ   1 2 3 4:   5 6 7 8    9 //

+ Cách đếm trống cái, chũm chọe ghi bằng số:    

 ". 1 2 3 4 / 5 nghỉ //: 1 2 / 3 nghỉ / 2 2 / 3 nghỉ / 3 2 / 3 nghỉ / 

         1                                                        2

4 2 / 3 nghỉ / 5 2 / 3    1 2   3 4  5 / nghỉ nghỉ :   3 4  5 //

 

- Trống Chào mừng: Thực hiện trong nghi thức đón đại biểu, chào mừng.

+ Nốt nhạc ghi:

 

+ Cách đếm trống con ghi bằng số:

         "     ½       1 2 3 4   /    1 1 2     3 4 /  1    1 2 3 4/ 1.    

1 2/   1 1 2  1 1 2 / 1  1 2 3 4/  1 1 2   1 1 2 / 1 nghỉ  //

+ Cách đếm trống cái, chũm chọe ghi bằng số:                  

         "     1 nghỉ / 2 nghỉ / 3 nghỉ / 4 nghỉ / 1 2 / 3 nghỉ / 2 2 / 3 nghỉ  //

- Trống Hành tiến: Thực hiện khi đội ngũ hành tiến.

+ Nốt nhạc ghi:

 

+ Cách đếm trống con bằng số:

"  ½    1 2 3 4/   ½ nghỉ /  ½  1 2 3 4/ 1 2 3 /

1 2    1 1 2 / 1 2 3 / 1 2 3 4  5 6 7 8/ 9

         nghỉ /  ½   ½ / ½ nghỉ / ½   ½   / ½  1 2 /

1 1 2   3 4 / 1 2 3 / 1 2 3 4  5 6 7 8/ 9 nghỉ //

+ Cách đếm trống cái, chũm chọe ghi bằng số:

 "1 nghỉ / 2 nghỉ / 3 nghỉ / 4 nghỉ / 5 nghỉ / 6 nghỉ / 1 2 / 3 nghỉ / 

                1 nghỉ / 2 nghỉ / 3 nghỉ / 4 nghỉ / 5 nghỉ / 6 nghỉ / 1 2 / 3 nghỉ //

- Chú ý:

+ Bài trống chào mừng thực hiện 3 lần khi sử dụng riêng, thực hiện 4 lần khi phối hợp với kèn.

+ Bài trống chào cờ thực hiện 3 lần, cuối mỗi lần ở chỗ dồn từ 1 đến 9, chỉ huy giữ nguyên cờ, sau đó đánh tiếp từ phách ngược (1 2 3 4).

+ Cách đeo trống: Dây trống đeo vắt qua vai trái, mặt trống cái để chếch với mặt đất 1 góc 75 - 85 độ, mặt trống con để chếch với mặt đất 1 góc  15 - 30 độ.

2. Kèn

Những đơn vị có kèn thì sử dụng ba bài sau:

- Kèn hiệu Chào cờ: Thực hiện sau khi chỉ huy hô "Nghiêm" trong lễ chào cờ.

- Kèn Chào mừng:Thực hiện trong nghi thức đón đại biểu, chào mừng.

- Kèn Tập hợp: Thực hiện 3 lần để báo hiệu tập hợp.

Trong các hoạt động và nghi lễ của Đội, đội trống, kèn phối hợp sử dụng các bản nhạc để đệm cho các tập thể Đội hát (các bản nhạc quy định trong giáo trình dạy trống, kèn do Hội đồng Đội Trung ương phát hành).

IX. PHÒNG ĐỘI

Phòng Đội là nơi tổ chức các cuộc họp, sinh hoạt của Đội; trưng bày, lưu giữ các hình ảnh hoạt động và thành tích của liên đội; bảo quản cơ sở vật chất của Đội.

X. YÊU CẦU ĐỐI VỚI ĐỘI VIÊN

Đội viên phải thuộc và thực hiện đúng các yêu cầu sau:

1. Hát Quốc ca, Đội ca

1.1. Quốc ca

Được hát trong Lễ Chào cờ. Đội viên chỉ hát lời một bài “Tiến quân ca”, nhạc và lời của nhạc sĩ Văn Cao, có thể đệm nhạc hoặc trống theo (không dùng nhạc có lời hát thay).

1.2. Đội ca

Được hát trong Lễ Chào cờ của Đội. Đội viên chỉ hát lời một bài “Cùng nhau ta đi lên”, nhạc và lời của nhạc sĩ Phong Nhã, có thể đệm nhạc hoặc trống theo (không dùng nhạc có lời hát thay).

2. Thắt khăn, tháo khăn quàng đỏ

2.1. Thắt khăn quàng đỏ

- Tay phải cầm một phần ba chiều dài của khăn.

- Dùng hai tay dựng cổ áo.

- Tay trái vuốt nhẹ chiều dài mép khăn, cầm một phần hai phần dải khăn còn lại.

- Gấp xếp đổi chiều cạnh đáy khăn, để phần chiều cao khăn còn khoảng 15cm.

- Đặt khăn vào cổ áo, so hai đầu khăn bằng nhau.

- Đặt dải khăn bên trái lên trên dải khăn bên phải, vòng đuôi khăn bên trái vào trong, đưa lên kéo ra phía ngoài tạo thành nút thứ nhất với dải khăn bên phải (vị trí nút khăn tương đương với khuy áo thứ hai từ trên xuống).

- Lấy dải khăn bên trái vòng xuống phía dưới dải khăn bên phải theo chiều từ trái sang phải và buộc tiếp thành nút thứ hai với dải khăn bên phải. 

- Chỉnh cho hai dải khăn xòe ra, sửa nút khăn vuông vắn, bẻ cổ áo xuống.

2.2. Tháo khăn quàng đỏ

Tay trái cầm nút khăn, tay phải cầm dải khăn phải phía trên nút, rút khăn ra.

Lưu ý: Khi thực hành Nghi thức Đội, nếu sau động tác tháo khăn quàng đỏ là động tác thắt khăn quàng đỏ thì đội viên khi rút khăn ra, dùng tay phải giữ nguyên dải khăn đưa về phía trước hơi chếch về bên phải so với thân người, cánh tay phải song song với mặt đất.

3. Chào kiểu đội viên

Đội viên đứng ở tư thế nghiêm, mắt hướng về phía chào, chào bằng tay phải, các ngón tay khép kín giơ lên đầu, ngón tay cái cách thùy trán bên phải khoảng 5cm, bàn tay thẳng với cánh tay dưới, khuỷu tay chếch ra phía trước tạo với thân người một góc khoảng 130 độ.

- Tay giơ lên đầu biểu hiện đội viên luôn luôn đặt lợi ích của Tổ quốc và của tập thể Đội lên trên, năm ngón tay khép kín tượng trưng cho ý thức đoàn kết của đội viên để xây dựng Đội vững mạnh.

- Giơ tay chào và bỏ xuống theo đường ngắn nhất, không gây tiếng động.

- Đội viên chào khi dự lễ chào cờ, đón đại biểu, báo cáo cấp trên, làm lễ tưởng niệm… chỉ chào khi đeo khăn quàng đỏ hoặc đeo huy hiệu Đội.

4. Cầm cờ, giương cờ, vác cờ, kéo cờ

4.1. Các tư thế

4.1.1. Cầm cờ

Bàn tay phải nắm cán cờ cao ngang thắt lưng, đốc cán cờ đặt trên mặt đất, sát ngón út bàn chân phải.

- Cầm cờ ở tư thế nghiêm: Khi có khẩu lệnh “Nghiêm!”, kéo cán cờ áp sát vào thân mình, người ở tư thế nghiêm.

- Cầm cờ ở tư thếnghỉ: Khi nghe khẩu lệnh "Nghỉ", chân trái chùng và ngả cờ ra phía trước.

4.1.2. Giương cờ

Được thực hiện khi chào cờ, duyệt Đội, diễu hành và đón đại biểu.

- Từ tư thế cầm cờ nghiêm chuyển sang giương cờ: Tay phải cầm cán cờ giương lên trước mặt, tay thẳng và vuông góc với thân người, cán cờ dựng thẳng đứng. Tay trái nắm cán cờ dưới bàn tay phải khoảng 20cm - 30cm, tay phải di chuyển xuống nắm sát đốc cán cờ, kéo sát vào ngang thắt lưng đưa về tư thế giương cờ; điều chỉnh tay trái sao cho vuông góc với cán cờ. Cán cờ nghiêng với mặt đất một góc khoảng 45 độ.

- Từ tư thế vác cờ chuyển sang tư thế giương cờ: Tay phải kéo đốc cán cờ về sát thân người, tay trái đẩy cán cờ ra phía trước về tư thế giương cờ; điều chỉnh tay trái sao cho vuông góc với cán cờ. 

 4.1.3. Vác cờ

Được sử dụng khi diễu hành, khi đưa cờ vào làm lễ chào cờ, duyệt Đội, đón đại biểu...

- Từ tư thế cầm cờ nghiêm chuyển sang tư thế vác cờ: Tay phải cầm cờ giương lên trước mặt, tay thẳng và vuông góc với thân người, cán cờ dựng thẳng đứng. Tay trái nắm cán cờ dưới bàn tay phải khoảng 20 cm - 30cm, tay phải di chuyển xuống nắm sát đốc cán cờ, đưa thẳng ra phía trước nghiêng với mặt đất một góc khoảng 45độ, tay trái đặt cán cờ lên vai phải, điều chỉnh cánh tay trái sao cho vuông góc với cán cờ.

- Từ tư thế giương cờ chuyển sang tư thế vác cờ: Tay phải đẩy đốc cán cờ ra phía trước tạo với mặt đất một góc khoảng 45độ, tay trái đặt cán cờ lên vai phải, điều chỉnh cánh tay trái sao cho vuông góc với cán cờ.

Lưu ý: Khi thực hiện động tác giương cờ, vác cờ, sau khẩu lệnh “Thôi!” của chỉ huy, người cầm cờ đưa cờ về tư thế nghiêm. Nếu người cầm cờ đang ở tư thế giương cờ thì quy trình thực hiện ngược lại so với động tác từ tư thế cầm cờ nghiêm chuyển sang tư thế giương cờ. Nếu người cầm cờ đang ở tư thế vác cờ thì quy trình thực hiện ngược lại so với động tác từ tư thế cầm cờ nghiêm chuyển sang tư thế vác cờ.

4.1.4. Kéo cờ

Động tác kéo cờ được sử dụng trong Lễ Chào cờ.

Khi kéo cờ phải cầm tách dây, không cho cờ bị rối xoắn vào dây, ròng rọc phải trơn, khi ngoắc cờ vào dây phải nhanh (có khuyết móc sẵn).

4.2. Khẩu lệnh khi thực hiện các động tác sử dụng cờ

- Nghiêm!

-  Nghỉ!

-  Chào cờ - chào!  (cờ giương hoặc cờ kéo).

- Giương cờ!

- Vác cờ!

- Thôi! (sử dụng khi thực hành Nghi thức Đội).

5. Hô, đáp khẩu hiệu Đội

5.1. Hô khẩu hiệu Đội

Sau khi chào cờ, hát xong Quốc ca, Đội ca, người điều hành nghi lễ chào cờ quay xuống đội hình hô khẩu hiệu Đội:  

"Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa,

Vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại

                                Sẵn sàng!".

5.2. Đáp khẩu hiệu Đội

Trong Lễ Chào cờ, sau khi nghe người điều hành hô khẩu hiệu Đội, toàn đơn vị hô đáp lại: “Sẵn sàng”, một lần, không giơ tay.

6. Các động tác cá nhân tại chỗ và di động

6.1. Các động tác cá nhân tại chỗ

6.1.1. Đứng nghỉ

Người ở tư thế đứng, khi có khẩu lệnh "nghỉ!", hai tay để thẳng thoải mái, chân trái hơi chùng xuống, trọng tâm dồn vào chân phải, khi mỏi có thể đổi chân.

6.1.2. Đứng nghiêm

Người ở tư thế đứng, khi có khẩu lệnh "nghiêm!", người đứng thẳng, mắt nhìn thẳng, hai tay thẳng khép sát thân người, bàn tay nắm tự nhiên, lòng bàn tay hướng vào thân người, hai chân thẳng, khép sát, hai bàn chân tạo thành hình chữ V (góc khoảng 600).

6.1.3. Quay bên trái

Khi có khẩu lệnh "Bên trái - quay!", sau động lệnh "quay!" người đứng nghiêm, lấy gót chân trái làm trụ, mũi chân phải làm điểm đỡ, quay người sang phía trái một góc 900, sau đó rút chân phải lên, trở về tư thế đứng nghiêm.

6.1.4. Quay bên phải

Khi có khẩu lệnh "Bên phải - quay!", sau động lệnh "quay!" người đứng nghiêm, lấy gót chân phải làm trụ, mũi chân trái làm điểm đỡ, quay người sang phía phải một góc 900, sau đó rút chân trái lên, trở về tư thế nghiêm.

6.1.5. Quay đằng sau

Khi có khẩu lệnh "Đằng sau - quay!", sau động lệnh "quay!" lấy gót chân phải làm trụ, mũi chân trái làm điểm đỡ, quay người sang phía bên phải một góc 1800, sau đó rút chân trái lên, trở về tư thế nghiêm.

6.1.6. Dậm chân tại chỗ

Khi có khẩu lệnh "Dậm chân - dậm!", sau động lệnh "dậm!", chân trái nhấc lên đặt xuống là nhịp một, đồng thời tay trái vung về phía trước, bàn tay cao trên thắt lưng, tay phải đánh thẳng về phía sau. Nhịp hai làm ngược lại, dậm chân theo nhịp hô hoặc còi, trống, nhưng không chuyển vị trí, bàn chân cách mặt đất khoảng 20cm. Khi đặt chân xuống đất, mũi chân đặt trước. Khi có khẩu lệnh "Đứng lại - đứng!" (động lệnh "đứng!" rơi vào chân phải), đội viên dậm chân thêm một nhịp, kéo chân phải về tư thế nghiêm.

6.1.7. Chạy tại chỗ

Khi có khẩu lệnh: "Chạy tại chỗ - chạy!", sau động lệnh "chạy!",  chân trái nhấc lên đặt xuống là nhịp một, nhịp hai ngược lại. Hai cánh tay co tự nhiên, lòng bàn tay hướng vào thân người, bàn tay nắm, đánh nhẹ ở tư thế thoải mái theo hướng chạy; chạy đều theo nhịp còi hoặc lời hô, nhưng không chuyển vị trí. Khi có khẩu lệnh "Đứng lại - đứng!" (động lệnh “đứng!” rơi vào chân phải), đội viên chạy thêm 3 nhịp nữa. Dậm chân phải, về tư thế nghiêm.

6.2. Các động tác cá nhân di động

6.2.1. Tiến

Khi có khẩu lệnh "Tiến... bước - bước!", sau động lệnh "bước!", người đứng thẳng, mắt nhìn thẳng, bắt đầu bằng chân trái bước lên trước liên tục theo số bước người chỉ huy hô, khoảng cách bước chân bằng một bàn chân, bước xong trở về tư thế nghiêm.

6.2.2. Lùi

Khi có khẩu lệnh "Lùi… bước - bước!", sau động lệnh "bước!", người  đứng thẳng, mắt nhìn thẳng, bắt đầu  bằng chân trái bước liên tục về phía sau theo số bước người chỉ huy hô, khoảng cách bước chân bằng một bàn chân, bước xong, trở về tư thế nghiêm.

6.2.3. Bước sang trái

Khi có khẩu lệnh "Sang trái... bước - bước!", sau động lệnh "bước!", người đứng thẳng, mắt nhìn thẳng, chân trái bước sang trái, chân phải bước theo (kiểu sâu đo), cứ như vậy đến hết số bước người chỉ huy hô. Mỗi bước rộng khoảng bằng vai, bước xong, trở về tư thế nghiêm.

6.2.4. Bước sang phải

Khi có khẩu lệnh "Sang phải... bước - bước!", sau động lệnh "bước!", người đứng thẳng, mắt nhìn thẳng, chân phải bước sang phải, chân trái bước theo (kiểu sâu đo), cứ như vậy đến hết số bước người chỉ huy hô. Mỗi bước rộng khoảng bằng vai, bước xong, trở về tư thế nghiêm. 

6.2.5. Đi đều

Khi có khẩu lệnh: "Đi đều - bước!", sau động lệnh "bước!", bắt đầu bước bằng chân trái theo nhịp còi, trống hoặc lời hô, bước đều đặn, người thẳng, mắt nhìn thẳng. Đi đều khác dậm chân tại chỗ cơ bản ở bước chân di chuyển,  gót chân xuống trước, không đá hất chân về phía trước hoặc giật ra phía sau. Khi có khẩu lệnh "Đứng lại - đứng!", động lệnh "đứng!" rơi vào chân phải, chân trái bước thêm một bước, rồi đưa chân phải lên, trở về tư thế đứng nghiêm.

 6.2.6. Chạy đều

Khi có khẩu lệnh "Chạy đều - chạy!", sau động lệnh "chạy!", bắt đầu chạy bằng chân trái theo nhịp còi hoặc lời hô. Chạy đều khác chạy tại chỗ cơ bản ở bước chân di chuyển, không đá chân, người hơi đổ về trước. Khi có khẩu lệnh "Đứng lại - đứng!", động lệnh "đứng!" rơi vào chân phải, đội viên chạy thêm 3 bước nữa rồi kéo chân phải về tư thế nghiêm.

7. Biết 3 bài trống của Đội

Mỗi đội viên phải biết 3 bài trống của Đội: Trống chào cờ, trống chào mừng, trống hành tiến.

XI. ĐỘI HÌNH, ĐỘI NGŨ

1. Các loại đội hình

1.1. Đội hình hàng dọc

Đội hình hàng dọc để tập hợp điểm số, báo cáo, khi hành tiến hoặc tổ chức các hoạt động.

- Phân đội hàng dọc: Phân đội trưởng đứng đầu, các đội viên thứ tự xếp hàng từ thấp đến cao, phân đội phó đứng cuối hàng.

- Chi đội hàng dọc: Các phân đội xếp hàng dọc, phân đội 1 làm chuẩn, các phân đội khác (theo thứ tự) đứng bên trái phân đội 1 (chi đội là đơn vị cơ sở, không coi đây là đội hình phân đội hàng dọc chi đội hàng ngang). 

- Liên đội hàng dọc: Các chi đội xếp hàng dọc theo thứ tự trước sau do liên đội quy định, cách nhau khoảng 5m(sắp xếp khi diễu hành).

1.2. Đội hình hàng ngang

Đội hình hàng ngang được dùng khi tổ chức nghe nói chuyện, lễ duyệt Đội, lễ chào cờ, tập hợp báo cáo toàn liên đội...

- Phân đội hàng ngang: Phân đội trưởng đứng đầu, đội viên lần lượt đứng về phía trái phân đội trưởng từ thấp đến cao, phân đội phó đứng cuối hàng.

- Chi đội hàng ngang: Phân đội 1 xếp hàng ngang trên cùng là chuẩn, các phân đội xếp hàng ngang theo thứ tự đứng sau phân đội 1.

- Liên đội hàng ngang: Chi đội đứng đầu xếp hàng dọc làm chuẩn, các chi đội khác xếp hàng dọc lần lượt đứng về phía trái chi đội đứng đầu.

1.3. Đội hình chữ U

Đội hình chữ U được dùng khi tổ chức Lễ Chào cờ, Lễ kết nạp đội viên và một số hoạt động ngoài trời.

Chi đội tập hợp chữ U: Phân đội 1 là một cạnh của chữ U, các phân đội giữa làm đáy (có thể một hàng ngang hoặc 2, 3... hàng ngang), phân đội cuối làm cạnh còn lại của chữ U.

 Khi nghe lệnh tập hợp, các đội viên chạy tại chỗ, sau đó lần lượt chạy về vị trí theo điểm rót của phân đội, đến nơi thì đứng lại (phân đội trưởng phân đội 1 chạm tay trái vào vai trái chi đội trưởng), quay trái vào trong chữ U, về tư thế nghiêm.

1.4. Đội hình vòng tròn

Được sử dụng khi tổ chức các hoạt động tập thể như: Múa, hát, tổ chức trò chơi, lửa trại, sinh hoạt nội bộ ngoài trời. 

Khi có lệnh tập hợp, các đội viên chạy đều tại chỗ, sau đó lần lượt chạy về vị trí tập hợp, theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, vừa chạy vừa điều chỉnh, khi chỉ huy bỏ tay xuống thì dừng lại và quay vào trong vòng tròn, về tư thế nghiêm.

1.5. Quy trình về tập hợp đội hình

1.5.1. Tập hợp nhanh

Tập hợp nhanh chỉ sử dụng khi tập hợp đội hình hàng dọc hoặc đội hình hàng ngang. Các đội viên tự do, khi có lệnh tập hợp thì nhanh chóng di chuyển về vị trí theo chỉ định tập hợp đội hình của chỉ huy.

1.5.2. Tập hợp chậm

- Khi chi đội chưa có đội hình: Chỉ huy hô khẩu lệnh “Các phân đội tập hợp!”. Dứt khẩu lệnh, các phân đội trưởng nhanh chóng tìm vị trí, phát lệnh tập hợp phân đội hàng dọc: “Phân đội tập hợp!”. Khi người đội viên đứng đầu hàng của phân đội chạy vào vị trí tập hợp, dùng tay trái chạm vào vai trái của phân đội trưởng, phân đội trưởng tiến một bước, thực hiện động tác đằng sau quay. Chờ các bạn tập hợp xong thì chỉnh đốn đội ngũ. Khẩu lệnh: “Nghiêm! Nhìn trước thẳng!”. Sau khi chỉnh đốn xong, phân đội trưởng hô “Thôi!” sau đó tiến một bước, đằng sau quay về vị trí ban đầu. Khi quan sát thấy các phân đội tập hợp xong, chỉ huy chọn vị trí và phát lệnh tập hợp. Khi nghe khẩu lệnh “Chi đội tập hợp!”, tất cả đội viên chạy tại chỗ sau đó lần lượt từng phân đội, bắt đầu từ phân đội 1 chạy về vị trí tập kết qua điểm rót theo quy định của từng đội hình.

- Khi chi đội đang ở đội hình này cần chuyển sang đội hình khác: Chỉ huy hô khẩu lệnh: “Nghiêm! Chi đội giải tán, các phân đội tập hợp!”. Dứt khẩu lệnh, các phân đội trưởng nhanh chóng tìm vị trí phát lệnh tập hợp phân đội hàng dọc và thực hiện các bước như trên.

- Điểm rót là vị trí đứng của phân đội phó sau khi tập hợp xong đội hình của phân đội. Khi chạy về vị trí tập kết, phân đội trưởng ước lượng và xác định vị trí của điểm rót và chạy bằng đường ngắn nhất qua điểm rót về vị trí tập kết. 

- Sau khi tập hợp đội hình, nếu các phân đội có số đội viên không bằng nhau thì chỉ huy chủ động điều chỉnh số đội viên ở các phân đội cho phù hợp.

- Sau khi tập hợp đội hình hàng dọc, hàng ngang, nếu thực hiện các yêu cầu đối với đội viên thì không phải giải tán để thay đổi đội hình.

2. Đội ngũ

2.1. Đội ngũ tĩnh tại

2.1.1. Chỉnh đốn đội ngũ

Sau khi tập hợp, cần phải chỉnh đốn đội ngũ để có một đơn vị sắp xếp ngay ngắn, nghiêm chỉnh, có cự ly thích hợp để bắt đầu hoạt động. Cự ly hẹp bằng một khuỷu tay trái (bàn tay trái chống ngang thắt lưng, 4 ngón tay khép kín đặt phía trước, ngón tay cái đặt phía sau), cự ly rộng bằng một cánh tay trái (các ngón tay khép kín, nếu đưa sang ngang lòng bàn tay song song với mặt đất, nếu đưa lên phía trước lòng bàn tay vuông góc với mặt đất).

2.1.2. Chỉnh đốn hàng dọc

- Phân đội:  Khẩu lệnh "Nhìn trước - thẳng!". Sau động lệnh "thẳng!", đội viên nhìn gáy người trước, tay trái giơ thẳng, lòng bàn tay vuông góc với mặt đất, các ngón tay khép kín và chạm vào vai trái người đứng trước (không đặt cả bàn tay, không kiễng chân) để xác định cự ly giữa các đội viên. Sau khẩu lệnh "Thôi!", đội viên bỏ tay xuống, về tư thế nghiêm.

- Chi đội: Khẩu lệnh "Cự ly rộng (hẹp), nhìn chuẩn - thẳng!". Sau động lệnh "thẳng!", các phân đội trưởng  (trừ phân đội cuối) dùng tay trái để xác định cự ly giữa các phân đội (chỉnh đốn hàng ngang). Đội viên phân đội 1 dùng tay trái xác định cự ly giữa các đội viên (chỉnh đốn hàng dọc). Các đội viên phân đội khác nhìn phân đội trưởng của mình để chỉnh đốn hàng dọc, nhìn đội viên phân đội 1 cùng hàng ngang để chỉnh đốn hàng ngang. Sau khẩu lệnh "Thôi!", đội viên bỏ tay xuống, về tư thế nghiêm.

2.1.3. Chỉnh đốn hàng ngang

- Phân đội: Khẩu lệnh "Cự ly rộng (hẹp), nhìn chuẩn - thẳng!". Sau động lệnh "thẳng!", đội viên nhìn người bên phải để chỉnh đốn hàng ngang, dùng tay trái đưa thẳng sang ngang, lòng bàn tay song song với mặt đất, các ngón tay khép kín và chạm vào vai phải người đứng bên trái (không đặt cả bàn tay)để xác định cự ly giữa các đội viên. Sau khẩu lệnh: "Thôi!", đội viên bỏ tay xuống, về tư thế nghiêm.

- Chi đội hàng ngang: Khẩu lệnh "Cự ly rộng (hẹp), nhìn chuẩn - thẳng!". Sau động lệnh "thẳng!", các phân đội trưởng (trừ phân đội 1) dùng tay trái để xác định cự ly giữa các phân đội (chỉnh đốn hàng dọc). Đội viên phân đội 1 dùng tay trái xác định cự ly giữa các đội viên (chỉnh đốn hàng ngang). Các đội viên phân đội khác nhìn phân đội trưởng của mình để chỉnh đốn hàng ngang, nhìn đội viên phân đội 1 cùng hàng dọc để chỉnh đốn hàng dọc. Sau khẩu lệnh "Thôi!", đội viên bỏ tay xuống, về tư thế nghiêm.

2.1.4. Chi đội hình chữ U

Khẩu lệnh "Cự ly rộng (hẹp), nhìn chuẩn - thẳng!". Sau động lệnh "thẳng!", các đội viên nhìn phân đội trưởng để chỉnh đốn hàng ngang và dùng tay trái xác định cự ly. Sau khẩu lệnh "Thôi!", đội viên bỏ tay xuống, về tư thế nghiêm. Riêng ở góc chữ U luôn luôn có khoảng cách là một cự ly rộng được xác định bởi tay trái phân đội phó phân đội 1 đưa ngang (lòng bàn tay úp song song với mặt đất), chạm vai phải phân đội trưởng phân đội 2 và tay trái phân đội phó phân đội 2 (hoặc 3, 4, 5... - nếu các phân đội đáy là một hàng) đưa ra phía trước (bàn tay nghiêng, vuông góc với mặt đất), chạm vai phải phân đội trưởng phân đội cuối. Nếu các phân đội giữa xếp thành nhiều hàng ngang thì các phân đội trưởng của phân đội 3, 4, 5... đứng sau phân đội trưởng phân đội 2. Khi chỉnh đốn cự ly, khoảng cách giữa các phân đội làm đáy trong đội hình chữ U luôn là một cự ly rộng.

2.1.5. Đội hình vòng tròn:  

Khẩu lệnh "Cự ly rộng (hẹp), chỉnh đốn đội ngũ!". Cự ly hẹp được tạo nên do 2 đội viên đứng cạnh nhau nắm tay nhau, cánh tay tạo với thân người một góc khoảng 450. Cự ly rộng được tạo nên do 2 đội viên đứng cạnh nhau nắm tay nhau, dang thẳng cánh tay, vuông góc với thân người. Saukhẩu lệnh “Thôi!”, đội viên bỏ tay xuống, về tư thế nghiêm.

2.1.6. Điểm số, báo cáo: 

Trước buổi sinh hoạt, hoạt động của Đội, các đơn vị điểm số, báo cáo sĩ số. 

- Điểm số: 

+ Điểm số phân đội: Phân đội trưởng tiến 1 bước, quay đằng sau, hô: "Nghiêm! Phân đội điểm số!" và phân đội trưởng hô số "một", các đội viên đánh mặt sang trái hô số tiếp theo, lần lượt cho đến người cuối cùng. Người cuối cùng điểm số xong hô: "hết!".

+ Điểm số chi đội:

Điểm số từng phân đội: Khẩu lệnh: “Các phân đội điểm số báo cáo! Nghỉ!”. Sau khẩu lệnh của chỉ huy, các phân đội thực hiện quy trình điểm số ở phân đội sau đó phân đội trưởng báo cáo sĩ số với chỉ huy.

Điểm số toàn chi đội: Khẩu lệnh: "Nghiêm! Chi đội điểm số!", sau khi nghe khẩu lệnh, phân đội trưởng phân đội 1 hô: "một", các đội viên phân đội 1 tiếp tục điểm số cho đến người cuối cùng. Người cuối cùng điểm số xong hô: "hết!" Phân đội trưởng phân đội 2 hô số tiếp theo số của người cuối cùng phân đội 1, các đội viên phân đội 2 điểm số tiếp... Các phân đội còn lại lần lượt tiến hành như trên cho đến hết. 

+ Điểm số liên đội: Khẩu lệnh: "Nghiêm! Các chi đội điểm số, báo cáo! Nghỉ!". Sau khi nghe khẩu lệnh của chỉ huy, các chi đội trưởng đứng lên vị trí chỉ huy chi đội mình, hô: "Nghiêm! Chi đội điểm số!". Các chi đội thực hiện quy trình điểm số toàn chi đội. Chi đội trưởng lấy số cuối của chi đội cộng với chi đội trưởng hoặc Ban chỉ huy (nếu đứng hàng riêng) và đội viên cầm cờ, đội trống (nếu có) rồi báo cáo với liên đội.

- Báo cáo sĩ số: Điểm số xong các đơn vị lần lượt báo cáo chỉ huy: 

+ Ở chi đội: Phân đội 1 điểm số xong, phân đội trưởng quay đằng sau, bước lên báo cáo chi đội trưởng. Khi phân đội trưởng phân đội 1 báo cáo, phân đội trưởng phân đội 2 bắt đầu cho phân đội mình điểm số và lần lượt như vậy đến phân đội cuối.

+ Ở liên đội: Các chi đội trưởng lần lượt từ chi đội 1 đến chi đội cuối báo cáo với chỉ huy liên đội.

+ Ở các hoạt độnglớn, liên đội trưởng lên báo cáo chỉ huy. 

- Thủ tục báo cáo: Sau khi điểm số xong, các đơn vị trưởng lần lượt tiến (đi đều hoặc chạy đềutuỳ theo cự ly xa hoặc gần) đến trước chỉ huy, cách khoảng 3 bước nói to: "Báo cáo!” rồi giơ tay chào chỉ huy, chỉ huy chào đáp lại, hai người cùng bỏ tay xuống; sau đó thực hiện nội dung báo cáo: “Báo cáo chi đội trưởng (liên đội trưởng, Tổng phụ trách...), phân đội (chi đội, liên đội) có....... đội viên, có mặt....., vắng mặt....., có lý do..... Báo cáo hết!". Chỉ huy đáp lại....... Đơn vị trưởng hô: “Rõ”, sau đó chào chỉ huy, chỉ huy chào đáp lại, hai người cùng bỏ tay xuống. Đơn vị trưởng quay về trước đơn vị hô: "Nghỉ!" và trở về vị trí.

2.2. Đội ngũ vận động

2.2.1. Đội ngũ đi đều

Toàn đơn vị phải bước cùng một nhịp, cùng đưa chân và cùng vung tay đều đặn. Hàng ngang, hàng dọc phải thẳng, đều. 

2.2.2. Đội ngũ chạy đều

Toàn đơn vị chạy đều và nhịp nhàng theo lệnh của chỉ huy. 

2.2.3. Đội ngũ chuyển hướng vòng

- Vòng trái: Đơn vị đang đi đều (chạy đều), sau khẩu lệnh: "Vòng bên trái - bước!" hoặc "Vòng bên trái - chạy!", những đội viên hàng bên trái (ngoài cùng) bước đến điểm quay (được xác định bằng vị trí phân đội trưởng khi dứt động lệnh) thì bước (chạy) ngắn hơn, đồng thời quay sang trái. Những đội viên ở hàng bên phải khi đến điểm quay thì bước dài hơn, đồng thời quay bên trái. Sau đó đi (chạy) tiếp và giữ đúng cự ly.

- Vòng phải: Tiến hành ngược lại.

- Vòng đằng sau: Tiến hành như vòng trái (vòng phải) nhưng di chuyển đội hình quay ngược lại hướng đi ban đầu. Khẩu lệnh: Bên trái (bên phải) vòng đằng sau  - bước! (chạy!).

XII. YÊU CẦU ĐỐI VỚI CHỈ HUY ĐỘI

1. Trang phục

- Mặc đồng phục đội viên.

- Đeo cấp hiệu chỉ huy Đội.

2. Tư thế

Nhanh nhẹn, nghiêm túc, chuẩn xác, dứt khoát.

3. Khẩu lệnh

Khi hô phải rõ dự lệnh và động lệnh, hô to, rõ để cả đơn vị đều nghe thấy. Chỉ huy phải kiểm tra hiệu quả của khẩu lệnh. Khi đội viên chưa thực hiện xong, chưa chuyển sang khẩu lệnh khác.

4. Động tác, tư thế chỉ huy khi tập hợp

- Chọn địa hình: Cần chọn vị trí rộng để tập hợp đội hình và phù hợp với những hoạt động đã dự định, tránh nơi có vật trở ngại hoặc lầy lội.

 - Xác định phương hướng: Cần chú ý tránh nắng chiếu vào mặt, tránh hướng gió, tránh ô nhiễm của môi trường, tránh hướng có nhiều hoạt động ồn ào.

- Vị trí và tư thế khi tập hợp:  Khi tập hợp, chỉ huy đứng ở điểm chuẩn, tư thế nghiêm để các đơn vị lấy làm chuẩn, không xê dịch vị trí.

- Động tác chỉ định đội hình: Chỉ huy dùng tay trái (trừ đội hình vòng tròn) để chỉ định đội hình tập hợp.

+ Hàng dọc: Tay trái giơ thẳng lên cao, các ngón tay khép kín, lòng bàn tay hướng về phía thân người.

+ Hàng ngang: Tay trái giơ sang ngang tạo với thân người một góc 900, các ngón tay khép kín, lòng bàn tay úp xuống.

+ Chữ U: Tay trái đưa ngang, cánh tay trên vuông góc với cánh tay dưới, bàn tay nắm kín, lòng bàn tay hướng về phía thân người.

+ Vòng tròn: Hai tay vòng lên đầu, bàn tay mở, các ngón tay khép kín, lòng bàn tay úp xuống, ngón giữa hai bàn tay chạm nhau.

Chú ý:  Khi giơ tay chỉ định đội hình tập hợp, hướng mặt của chỉ huy luôn cùng hướng với đội hình (trừ đội hình vòng tròn).

- Khi đội viên đầu tiên vào vị trí chuẩn của đội hình, chạm tay trái vào vai trái của chỉ huy, chỉ huy chuyển từ vị trí tập hợp sang vị trí điều khiển đơn vị.

5. Lệnh tập hợp

Phát lệnh tập hợp bằng còi, hoặc khẩu lệnh. 

5.1. Lệnh bằng còi:Được cấu tạo bằng độ dài của tiếng còi ghi theo ký hiệu moóc-xơ.

- Ký hiệu:

+ Dấu (.) (tích) là tiếng còi ngắn.

+ Dấu (-) (tè) là tiếng còi dài.

- Các ký hiệu moóc-xơ dùng khi tập hợp:

(-)     một hồi dài (chữ T): Chuẩn bị, chú ý.

(.-)    (chữ A) 4 lần: Tập hợp toàn đơn vị.

(..)    (chữ I) nhiều lần: Giục nhanh lên.

(--.)   (chữ G): Dừng lại.

(.--.)  (chữ P): Gọi phân đội trưởng.

(-.-.)  (Chữ C): Gọi chi đội trưởng.

(.-.-):  Khi đi, khi chạy, tiếng ngắn rơi vào chân trái, tiếng dài rơi vào chân phải.

5.2. Các khẩu lệnh

- Chi đội (phân đội, liên đội) tập hợp!

- Chi đội (phân đội, liên đội) giải tán!

- Chi đội giải tán, các phân đội tập hợp!

- Các phân đội tập hợp!

- Nghiêm! Nhìn trước - thẳng! Thôi!

- Nghiêm! Chào cờ - chào!

- Nghiêm! Chào! Thôi!

- Nghiêm!

- Nghỉ!

- Giương cờ! Thôi!

- Vác cờ! Thôi!

- Khẩu lệnh điểm số:

   + Phân đội điểm số!

   + Chi đội điểm số!

   + Các phân đội (chi đội) điểm số  - báo cáo!

- Bên trái (phải, đằng sau) - quay!

- Tiến (lùi, sang phải, sang trái) ...n... bước - bước!

- Dậm chân - dậm!

- Đi đều - bước!

- Chạy tại chỗ - chạy!

- Chạy đều - chạy!

- Đứng lại - đứng!

- Vòng bên trái (bên phải)  -  bước!

- Vòng bên trái (bên phải)  -  chạy!

- Bên trái (bên phải) vòng đằng sau - bước! (chạy!).

- Cự ly rộng (hẹp), nhìn chuẩn thẳng! (đối với đội hình hàng dọc, ngang và chữ U).

- Cự ly rộng (hẹp), chỉnh đốn đội ngũ! (đối với đội hình vòng tròn).

6. Các vị trí của chỉ huy trong đội hình, đội ngũ

6.1. Vị trí chỉ huy khi tập hợp

Khi tập hợp, chỉ huy là chuẩn của đơn vị. Ở đội hình hàng dọc và chữ U, đội viên đứng sau chỉ huy có khoảng cách bằng một cánh tay (cánh tay trái đưa lên, bàn tay trái chạm vai trái chỉ huy) cùng hướng với chỉ huy. Ở đội hình hàng ngang, đội viên đứng tiếp bên trái chỉ huy có khoảng cách bằng một cánh tay (vai phải chạm bàn tay trái của chỉ huy) và cùng hướng với chỉ huy. Ở đội hình vòng tròn: Chỉ huy làm tâm, đứng tại chỗ, không xoay người và không di chuyển theo vòng tròn.

6.2. Vị trí chỉ huy khi điều khiển đơn vị:

Sau khi đội viên đầu tiên vào vị trí chuẩn của đội hình tập hợp, chỉ huy chuyển sang vị trí trung tâm để điều khiển và bao quát đơn vị, để các đội viên đều nghe thấy khẩu lệnh chỉ huy. Khoảng cách giữa chỉ huy đến đơn vị tuỳ thuộc đội hình đơn vị lớn hay nhỏ.

6.3. Vị trí chỉ huy đơn vị tĩnh tại

Liên đội hàng ngang, chi đội hàng dọc.

Phân đội trưởng đứng đầu, phân đội phó đứng cuối phân đội; chi đội trưởng đứng bên phải phân đội trưởng phân đội 1 (các ủy viên Ban Chỉ huy đứng sau chi đội trưởng); đội viên cầm cờ đứng bên phải chi đội trưởng; phụ trách chi đội đứng bên phải cờ. Ban chỉ huy liên đội đứng bên phải phụ trách của chi đội đứng đầu; đội cờ liên đội đứng hàng ngang bên phải Ban Chỉ huy liên đội (nếu đội cờ có 3 đội viên thì 1 đội viên cầm cờ đứng giữa, 2 đội viên hộ cờ đứng hai bên. Nếu đội cờ có 5 đội viên thì đứng giữa là cờ Tổ quốc, bên phải (cùng hướng) cờ Tổ quốc là cờ Đoàn, bên trái (cùng hướng) cờ Tổ quốc là cờ Đội, 2 hộ cờ đứng hai bên); Đội trống, kèn đứng sau đội cờ.

 Đội hình của các chi đội khác đứng lần lượt bên trái chi đội 1, khoảng cách bằng 1 cự ly rộng.

6.4. Vị trí chỉ huy khi hành tiến:Chỉ huy đi sau cờ và trước đơn vị.

XIII. NGHI LỄ CỦA ĐỘI

1. Lễ Chào cờ

Được sử dụng trong các nghi lễ và hoạt động lớn của Đội (trừ Lễ Diễu hành và Lễ Duyệt Đội). Các liên đội trong trường học tổ chức Lễ Chào cờ đầu tuần.

1.1. Diễn biến

Sau khi đã tập hợp và ổn định đơn vị, chỉ huy hô: "Trân trọng kính mời các vị đại biểu cùng toàn thể các bạn chuẩn bị làm Lễ Chào cờ!" (chỉ huy căn cứ vào thành phần tham dự Lễ Chào cờ để mời cho phù hợp) - "Đội Nghi lễ vào vị trí!".

- Tùy theo từng địa điểm tổ chức Lễ Chào cờ, phụ trách bố trí cho đội nghi lễ ở vị trí thuận lợi để đi ra vị trí làm lễ chào cờ. Đội nghi lễ phải ở vị trí trang trọng, quay xuống đội hình của đơn vị và mọi đội viên đều quan sát được. Khoảng cách giữa đội nghi lễ với đội hình đứng của đơn vị tối thiểu là 3m.

+ Khi đi ra vị trí làm Lễ Chào cờ, cờ ở tư thế vác cờ, đội trống đeo trống, đội kèn (nếu có) cầm kèn tay phải. Thứ tự đi ra: Cờ hoặc đội cờ của liên đội xếp hàng dọc, đi trước là 1 hộ cờ, sau đến cờ và sau cờ là hộ cờ còn lại. Đội trống xếp hàng dọc (trống cái đi giữa), đội kèn xếp hàng dọc (nếu có). Tùy theo vị trí làm lễ chào cờ, đội nghi lễ có thể tiến hoặc đi đều lần lượt hoặc cùng một lúc. Khi vào vị trí quy định, tất cả quay xuống đơn vị tạo thành hàng ngang.

+ Khi vào vị trí qui định, thứ tự đứng được thống nhất như sau: Cờ hoặc đội cờ của liên đội đứng hàng ngang trên cùng, 2 hộ cờ đứng ngang bằng với đội viên cầm cờ, cờ về tư thế nghỉ. Đội kèn (nếu có) đứng thành hàng ngang sau cờ, đội trống đứng thành hàng ngang sau kèn. 

- Chỉ huy hô: "Nghiêm!", đội kèn thổi kèn hiệu chào cờ (nếu có). Hết hồi kèn, chỉ huy hô: "Chào cờ - chào!". Dứt động lệnh “Chào”, chỉ huy hướng về phía cờ, cờ giương (hoặc kéo), đội trống đánh trống chào cờ, tất cả đội viên giơ tay chào. 

- Dứt tiếng trống, chỉ huy hô: "Quốc ca!", đội viên bỏ tay xuống, hát Quốc ca. Đội trống, kèn đệm bài Quốc ca (nếu có). 

- Hát xong Quốc ca, chỉ huy hô: "Đội ca!", đội viên hát Đội ca. Đội trống, kèn đệm bài Đội ca (nếu có). 

- Hát xong Đội ca, chỉ huy quay xuống đội hìnhhô: "Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa - Vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại - Sẵn sàng!", tất cả đội viên đồng thanh đáp một lần: "Sẵn sàng!", không giơ tay.

- Sau khi toàn đơn vị đáp “Sẵn sàng” xong, chỉ huy hô: “Trân trọng cảm ơn các đại biểu cùng toàn thể các bạn” (chỉ huy căn cứ vào thành phần tham dự Lễ Chào cờ để cảm ơn cho phù hợp), “Đội nghi lễ về vị trí!”. Dứt khẩu lệnh của chỉ huy, đội nghi lễ thực hiện động tác quay về hàng dọc đi về vị trí tập kết ban đầu. Các đại biểu và đội viên có thể ngồi hoặc đứng để thực hiện tiếp các công việc theo thống nhất của đơn vị.

*Chú ý:

- Trong quá trình tổ chức Lễ Chào cờ, chỉ huy và 2 đội viên hộ cờ đứng nghiêm, không giơ tay chào, không hát Quốc ca, Đội ca và đáp khẩu hiệu Đội.

- Trong các buổi lễ lớn, có phút sinh hoạt truyền thống, sau lời đáp: "Sẵn sàng!", chỉ huy hô: "Phút sinh hoạt truyền thống bắt đầu!". Tùy theo quy mô của phút sinh hoạt truyền thống, Đội Nghi lễ có thể đứng tại chỗ hoặc chủ động về vị trí tập hợp ban đầu.

1.2. Các hình thức tổ chức Lễ Chào cờ

1.2.1. Cờ được treo sẵn trên lễ đài hoặc trên cột cờ

Diễn biến Lễ Chào cờ được tiến hành như quy định. 

1.2.2. Cờ được đội viên cầm, đứng trước đơn vị

- Chào cờ ở chi đội: Cờ của chi đội do 1 đội viên cầm ở tư thế giương cờ (không có hộ cờ) đứng trước chi đội và quay mặt về đơn vị (tùy theo điều kiện có thể có đội trống, kèn). Diễn biến lễ chào cờ như quy định.

- Chào cờ ở liên đội:  Đội Nghi lễ gồm đội cờ (có 3 hoặc 5 đội viên trong đó có 2 đội viên hộ cờ, 1 đội viên cầm cờ Đội hoặc 3 đội viên cầm cờ: Cờ Tổ quốc ở giữa, cờ Đoàn bên phải và cờ Đội trái theo hướng mặt của Đội Nghi lễ). Đội trống ít nhất 3 đội viên (có 1 trống cái), đội kèn (nếu có). Ở dưới đội hình các chi đội nếu có cờ thì cờ của chi đội do một đội viên đứng trước đội hình khoảng 1 mét, cùng hướng với đơn vị. Khi làm lễ chào cờ thì giương cờ. Diễn biến Lễ Chào cờ như qui định.

1.2.3. Kéo cờ

- Khi chuẩn bị làm Lễ Chào cờ, đội cờ đưa cờ về vị trí, buộc cờ vào dây kéo. 

- Sau khẩu lệnh: “Chào cờ, chào!”, một đội viên cầm một dây để kéo cờ lên, một đội viên cầm dây thả dần ra.

- Khi cờ lên đến đỉnh cột, 2 đội viên kéo cờ buộc dây vào cột rồi quay xuống đơn vị, đứng nghiêm. Cờ được kéo lên khi trống nổi, hết bài trống, cờ lên đến đỉnh cột.

2. Lễ Diễu hành 

Lễ Diễu hành được tổ chức để biểu dương lực lượng, giới thiệu thành tích của các tập thể Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và nhi đồng.

2.1. Đội hình diễu hành

Đi đầu là đội cờ của liên đội, cách đội cờ khoảng 3 mét là đội rước ảnh Bác Hồ (nếu có), sau khoảng 3 mét là 3 đội viên đại diện Ban Chỉ huy liên đội, sau Ban Chỉ huy khoảng 3 mét là đội trống, kèn (đội trống, kèn có thể đứng cố định ở khu vực lễ đài, tuỳ thuộc vào hành trình diễu hành), sau đội trống, kèn khoảng 5 mét là biển tên của chi đội đầu tiên, sau biển tên khoảng 3 mét là cờ của chi đội, sau cờ khoảng 3 mét là chi đội trưởng, sau chi đội trưởng khoảng 1 mét là đội hình chi đội, chi đội nọ cách chi đội kia khoảng 5 mét. Phụ trách đi bên cạnh phân đội trưởng phân đội 1 (nếu có).

2.2. Diễn biến

Lễ Diễu hành được thực hiện trước Lễ Khai mạc. Sau khi ổn định xong đội ngũ, chỉ huy thực hiện thủ tục báo cáo. Chỉ huy đứng trước đơn vị hô “Nghiêm!” sau đó chạy đến trước phụ trách báo cáo. Chỉ huy hô “Báo cáo” sau đó giơ tay chào phụ trách, phụ trách chào đáp lại, 2 người cùng bỏ tay xuống. Chỉ huy báo cáo: "Báo cáo anh (chị) phụ trách, các đơn vị đã sẵn sàng, xin phép Lễ Diễu hành được bắt đầu!". Sau khi chỉ huy báo cáo xong, phụ trách đáp lại. Chỉ huy nhận lệnh của phụ trách bằng cách hô “Rõ” sau đó chỉ huy giơ tay chào phụ trách, phụ trách chào đáp lại, 2 người cùng bỏ tay xuống. Sau khi chào xong, chỉ huy quay về đơn vị thực hiện theo yêu cầu của phụ trách. Trong trường hợp phụ trách đáp “Đồng ý” thì chỉ huy quay về vị trí điều khiển đơn vị hô: “Lễ diễu hành bắt đầu! Dậm chân - dậm!”. Đội trống, kèn đánh trống hành tiến. Đội viên dậm đều chân theo tiếng trống. Khi đơn vị đã dậm chân đều, chỉ huy hô: "Đi đều - bước!", các đơn vị hành tiến từ trái qua phải lễ đài (theo hướng nhìn từ lễ đài xuống). Khi đi diễu hành, cờ được vác lên vai. Khi bắt đầu đến lễ đài (vạch chào), cờ được giương lên, chỉ huy và tất cả đội viên giơ tay chào, nhi đồng vẫy tay (cờ, hoa...). Khi đã qua lễ đài (vạch thôi chào), chuyển cờ về tư thế vác cờ; chỉ huy và tất cả đội viên thôi chào, tiếp tục đi đều. Từng đơn vị khi qua lễ đài được giới thiệu tóm tắt thành tích, các đại biểu vỗ tay động viên. Khi vòng ở các góc sân, chú ý đảm bảo vuông góc. Khi diễu hành ở đường lớn, chú ý giữ cự ly các đơn vị, đội hình nghiêm túc và đi đúng đường, tránh làm mất trật tự an toàn giao thông. Các đơn vị diễu hành về vị trí tập kết trên sân theo quy định, khi về vị trí vẫn dậm chân theo nhịp trống. Khi tất cả các đơn vị đã về vị trí theo quy định, chỉ huy hô: “Đứng lại, đứng!”, tất cả đội viên đứng lại về tư thế nghiêm, trống đánh hết bài.

Chú ý: Trong quá trình diễu hành, các đơn vị có thể sử dụng nhạc của các bài hành khúc (nhạc truyền thống, nhạc thiếu nhi) để làm nền kết hợp với nhịp trống.

3. Lễ Duyệt Đội

3.1. Mục đích

Lễ Duyệt Đội đu­ợc tổ chức nhằm thể hiện sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các tổ chức xã hội đối với tổ chức Đội, đồng thời thể hiện sự lớn mạnh của tổ chức Đội.

3.2. Diễn biến

Sau Lễ khai mạc, chỉ huy đến lễ đài thực hiện thủ tục báo cáo đại biểu (đại diện đại biểu quàng khăn đỏ, đứng dậy chuẩn bị nghe báo cáo). Khi đến trước đại diện đại biểu, chỉ huy hô “Báo cáo!” sau đó giơ tay chào đại biểu, đại biểu chào đáp lại, 2 người cùng bỏ tay xuống. Sau khi chào xong, chỉ huy báo cáo: "Báo cáo..., các đơn vị đã sẵn sàng, xin mời đại biểu đi duyệt Đội!". Đại diện đại biểu đáp lại, Chỉ huy hô “Rõ”. Nhận lệnh xong, chỉ huy giơ tay chào đại biểu, đại biểu chào đáp lại, 2 người cùng bỏ tay xuống). Sau khi chào xong, chỉ huy quay về đội hình thực hiện theo yêu cầu của đại biểu. Trong trường hợp đại biểu đáp “đồng ý”, chỉ huy quay về đội hình hô: “Trân trọng kính mời các đại biểu về vị trí duyệt Đội!”. Chỉ huy hướng dẫn đại biểu đến trước vị trí đội cờ của liên đội, đứng đối diện với đội cờ của liên đội (theo đội ngũ tĩnh tại). Sau khi đại biểu đã ổn định tại vị trí duyệt Đội, chỉ huy hô “Lễ Duyệt Đội bắt đầu!”. Sau khẩu lệnh của chỉ huy, Đội Nghi lễ giương cờ, thực hiện bài trống hành tiến, Ban Chỉ huy chào kiểu đội viên. Đại biểu đến trước đội cờ của liên đội, chào cờ rồi đi duyệt Đội. Đại biểu duyệt Đội từ đơn vị đầu tiên đến đơn vị cuối cùng. Khi đại biểu đi đến đơn vị nào, chỉ huy đơn vị đó hô "Chào!", cờ của chi đội giương cao, đội viên giơ tay chào. Khi đại biểu đi qua, chỉ huy đơn vị đó hô: "Thôi!", đội viên thôi chào, cờ về tư thế nghiêm. Đi hết đơn vị cuối, đại biểu lên lễ đài. Lễ duyệt Đội kết thúc. Trong quá trình duyệt Đội, chỉ huy đi sau đại biểu khoảng 1 mét, chếch về bên phải.  

4. Lễ Kết nạp đội viên

Sau khi đủ điều kiện kết nạp đội viên được quy định trong Điều lệ Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, chi đội tổ chức Lễ kết nạp đội viên (việc kết nạp đội cho thiếu niên lớp 3 khi chưa có chi đội thì do Ban Chỉ huy chi đội phụ trách lớp nhi đồng tổ chức).

4.1. Công tác chuẩn bị

- Địa điểm kết nạp: Phòng Đội, phòng truyền thống, nhà bảo tàng, di tích lịch sử...

- Thời gian: Chọn ngày lễ có ý nghĩa. 

- Thành phần tham dự: Toàn chi đội, Tổng phụ trách, phụ trách chi đội, đại diện cha mẹ học sinh, đại diện Ban Chỉ huy liên đội và đội viên được kết nạp.

- Trang trí: Có cờ Đội (hoặc Huy hiệu Đội) và dòng chữ “Lễ kết nạp đội viên”

4.2. Diễn biến

- Chi đội trưởng hoặc chi đội phó điều khiển chào cờ, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, công bố danh sách đội viên được kết nạp và mời đội viên mới lên đọc lời hứa.

- Đội viên mới bước lên đối diện với cờ, nghiêm trang đọc lời hứa được quy định trong Điều lệ Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Đọc xong hô: “Xin hứa!”, toàn chi đội đứng nghiêm. 

- Phụ trách chi đội đặt khăn quàng đỏ lên vai và căn dặn đội viên mới. Đội viên mới đáp: "Sẵn sàng!" và tự thắt khăn quàng đỏ, đứng nghiêm, chào cờ và quay lại chào các đại biểu và đội viên trong chi đội. 

- Chi đội trưởng phân công đội viên mới về phân đội. Toàn chi đội ngồi xuống và hát tập thể bài hát “Mơ ước ngày mai” (Trần Đức). Lễ kết nạp kết thúc.

Chú ý:

- Tổ chức lễ kết nạp một cách trọng thể, tạo ấn tượng sâu sắc. 

- Mỗi lần kết nạp không quá 15 đội viên. Nếu có từ 2 em trở lên thì một em đọc lời hứa xong, các em khác đồng thanh đáp một lần: "Xin hứa!". 

- Sau khi tổ chức kết nạp đội cho thiếu niên lớp 3, Ban Chỉ huy liên đội có thể đề nghị Ban Chấp hành Đoàn hoặc Hội đồng Đội cấp xã ra quyết định thành lập chi đội mới. Nếu chưa thành lập chi đội, đội viên có thể sinh hoạt ghép với chi đội phụ trách lớp nhi đồng của mình.

5. Lễ Công nhận chi đội, liên đội

5.1. Lễ Công nhận chi đội

5.1.1. Điều kiện thành lập chi đội

Theo quy định của Điều lệ và Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

5.1.2. Thành phần tham dự

Chi đội được công nhận, đại diện chi đội phụ trách, Ban Chỉ huy liên đội, phụ trách chi đội, Tổng phụ trách, mời đại diện Ban Giám hiệu, đại diện Hội đồng Đội hoặc Ban Chấp hành Đoàn cấp xã...

5.1.3. Diễn biến

- Đại diện Ban Chỉ huy liên đội điều khiển chào cờ, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.

- Phụ trách Đội đọc quyết định công nhận chi đội.

- Phụ trách Đội gắn cấp hiệu cho Ban Chỉ huy chi đội. 

- Phụ trách Đội trao cờ Đội cho chi đội trưởng (toàn chi đội đứng nghiêm). Chi đội trưởng nhận cờ, giương cờ về phía chi đội. 

- Đại diện Ban Chỉ huy liên đội hô: "Nghiêm! Chào cờ - chào!", đội viên giơ tay chào (không thực hiện bài trống chào cờ, không hát, không hô khẩu hiệu). Sau đó hô: "Thôi!". 

- Đại biểu phát biểu, giao nhiệm vụ.

- Chi đội trưởng phát biểu nhận nhiệm vụ.

- Đại diện Ban Chỉ huy liên đội tuyên bố bế mạc.

5.2. Lễ Công nhận liên đội

5.2.1. Điều kiện thành lập liên đội

Theo quy định của Điều lệ và Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

5.2.2. Thành phần tham dự

Liên đội được công nhận, Tổng phụ trách, đại diện Hội đồng Đội, Ban Chấp hành Đoàn cấp xã, mời đại diện Ban Giám hiệu, Hội đồng Đội cấp huyện...

5.2.3. Diễn biến

- Đại diện Hội đồng Đội hoặc Ban Chấp hành Đoàn cấp xã điều khiển chào cờ, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.

- Đại diện Hội đồng Đội hoặc Ban Chấp hành Đoàn cấp xã đọc quyết định công nhận liên đội, chỉ định Ban Chỉ huy liên đội và các chi đội.

- Chủ tịch Hội đồng Đội hoặc Bí thư Đoàn cấp xã gắn cấp hiệu cho Ban Chỉ huy liên đội và các chi đội mới. 

- Chủ tịch Hội đồng Đội hoặc Bí thư Đoàn cấp xã trao cờ Đội cho liên đội trưởng (toàn liên đội đứng nghiêm). Ban Chỉ huy liên đội nhận cờ, giương cờ về phía liên đội. 

- Đại diện Hội đồng Đội hoặc Ban Chấp hành Đoàn cấp xã hô: "Nghiêm! Chào cờ - chào!", đội viên giơ tay chào (không thực hiện bài trống chào cờ, không hát, không hô khẩu hiệu). Sau đó hô: "Thôi!". 

- Đại biểu phát biểu, giao nhiệm vụ.

- Liên đội trưởng phát biểu nhận nhiệm vụ.

- Đại diện Hội đồng Đội hoặc Ban Chấp hành Đoàn cấp xã tuyên bố bế mạc.

6. Lễ Trưởng thành đội viên

Được tổ chức vào học kỳ II năm học lớp 9.Đơn vị tổ chức là chi đội có đội viên trưởng thành.

6.1. Thành phần tham dự

Toàn chi đội, phụ trách chi đội, đại diện Ban Chỉ huy liên đội, chi đoàn. Số lượng đội viên được trưởng thành không hạn chế.

6.2. Thời gian

Chọn ngày có ý nghĩa, thời gian tổ chức ngắn gọn. 

6.3. Diễn biến

- Chi đội phó điều khiển chào cờ, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.

- Chi đội trưởng công bố danh sách đề nghị của tập thể chi đội những đội viên trưởng thành. 

- Phụ trách chi đội phát biểu biểu dương, nhắc nhở các em tiếp tục rèn luyện, phấn đấu để sớm trở thành đoàn viên Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, đồng thời giúp đỡ chi đội trong mọi hoạt động,

- Đội viên được trưởng thành phát biểu cảm tưởng. 

- Đại diện chi đoàn phát biểu. 

- Trao tặng phẩm kỷ niệm (nếu có) và vui liên hoan một số tiết mục văn nghệ (có thể làm một công trình lưu niệm nhỏ). 

- Bế mạc, hát bài: "Tiến lên đoàn viên" (Phạm Tuyên).

7. Lễ thành lập Liên, Chi đội tạm thời

7.1. Yêu cầu

Lễ thành lập Liên, Chi đội tạm thời được tổ chức trước các hoạt động lớn, tập trung của Đội như: hội trại, trại hè, lớp tập huấn, Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ... khi cần thiết. Liên đội,chi đội tạm thời tự giải thể khi kết thúc hoạt động.

7.2. Diễn biến

- Ổn định tổ chức, người điều hành hô: “Trân trọng kính mời các đại biểu cùng toàn thể các bạn đứng dậy!” (nếu đơn vị đang ngồi). Chỉ huy căn cứ vào thành phần tham dự để mời cho phù hợp.

- Công bố quyết định thành lập liên đội, các chi đội và chỉ định Ban Chỉ huy liên, chi đội tạm thời. Hoạt động ở cấp nào thì Thường trực Hội đồng Đội hoặc Ban Chấp hành Đoàn cấp đó ra Quyết định thành lập. Hoạt động tại các Trường Đoàn, Trường Đội; các Cung, Nhà Thiếu nhi, Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi do lãnh đạo đơn vị ra quyết định thành lập.

- Khi đọc đến tên thành viên nào trong Ban Chỉ huy liên, chi đội thì thành viên đó hô: “Có” rồi chạy lên trước đội hình quay mặt về phía đơn vị.

- Người điều hành mời đại diện lãnh đạo cấp ký quyết định thành lập Liên đội tạm thời lên trao cấp hiệu cho Ban Chỉ huy liên, chi đội. Trao cấp hiệu cho Ban Chỉ huy liên đội trước, tiếp đó là Ban Chỉ huy các chi đội. Trước khi gắn cấp hiệu, lãnh đạo và thành viên Ban Chỉ huy chào nhau kiểu đội viên.

- Sau khi trao xong cấp hiệu cho Ban Chỉ huy Liên, chi đội, người điều hành mời lãnh đạo cấp ký quyết định thành lập liên, chi đội tạm thời trao cờ cho liên đội.

- Liên đội trưởng tiến một bước, lãnh đạo nhận cờ từ Ban Tổ chức, quay đối diện với liên đội trưởng và thực hiện động tác giương cờ.

- Liên đội trưởng chào cờ, nhận cờ và thực hiện động tác giương cờ. Lãnh đạo chào cờ sau đó trở về vị trí.

- Người điều hành hô: “Nghiêm! Chào cờ - chào!”. Toàn thể đội viên giơ tay chào (không thực hiện bài trống chào cờ, không hát Quốc ca, Đội ca, không hô đáp khẩu hiệu Đội). Sau đó người điều hành hô: “Thôi! Lễ thành lập Liên, chi đội tạm thời đến đây kết thúc. Trân trọng cảm ơn các đại biểu và các bạn. Ban Chỉ huy Liên đội về vị trí”.

8. Đại hội Đội 

8.1. Yêu cầu

- Điều kiện tổ chức Đại hội:

+ Chi đội: Phải có trên hai phần ba đội viên của chi đội có mặt.

+ Liên đội: Phải có trên hai phần ba đại biểu triệu tập có mặt đại diện cho trên hai phần ba tổng số chi đội trong liên đội.

- Thời gian: Tổ chức Đại hội vào thời gian đầu năm học (với các chi đội, liên đội trong nhà trường) và đầu kỳ nghỉ hè(với các chi đội, liên đội ở địa bàn dân cư). Đại hội diễn ra không quá 2 giờ. 

- Địa điểm: Có thể ở Hội trường, trong lớp học, phòng truyền thống, nơi có ý nghĩa. 

- Trang trí: Cờ Tổ quốc, cờ Đội hoặc huy hiệu Đội, ảnh Bác Hồ hoặc tượng Bác (cờ Đội có thể do đội viên cầm khi chào cờ theo Nghi thức Đội), dòng chữ “Đại hội chi đội (liên đội) nhiệm kỳ...

8.2.Nội dung và chương trình Đại hội

8.2.1. Đối với chi đội

- Tập hợp chi đội, kiểm tra số lượng, tư thế, trang phục của đội viên. 

- Khai mạc Đại hội:

+ Chào cờ (theo Nghi thức Đội).

+ Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, công bố số lượng đội viên dự Đại hội. 

- Bầu Đoàn Chủ tịch (3 đến 5 đội viên), Đoàn Chủ tịch lên làm việc (Ban Chỉ huy chi đội có thể dự kiến Đoàn Chủ tịch để Đại hội biểu quyết).

- Đoàn Chủ tịch giới thiệu thư ký Đại hội  (1 đến 2 đội viên), công bố chương trình và nội dung Đại hội. 

 - Đọc báo cáo tổng kết công tác của chi đội trong nhiệm kỳ qua và dự thảo chương trình công tác nhiệm kỳ mới. Đối với chi đội mới thành lập chỉ trình bày dự thảo chương trình công tác nhiệm kỳ mới. 

 - Tiến hành thảo luận và biểu quyết những đánh giá trong báo cáo tổng kết và những chỉ tiêu cụ thể trong dự thảo chương trình công tác nhiệm kỳ mới. 

- Phụ trách chi đội hoặc đại diện đại biểu phát biểu ý kiến. 

- Bầu Ban Chỉ huy chi đội và bầu đại biểu đi dự Đại hội liên đội:

+ Đoàn Chủ tịch công bố Ban Chỉ huy chi đội cũ hết nhiệm kỳ, nêu tiêu chuẩn, cơ cấu và số lượng được bầu vào Ban Chỉ huy chi đội mới. Số lượng Ban Chỉ huy chi đội thực hiện theo Điều lệ và Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh.

+ Biểu quyết thống nhất số lượng bầu Ban chỉ huy chi đội.

+ Ứng cử và đề cử.

+ Nếu có đội viên nào trong danh sách ứng cử và đề cử xin rút tên thì nêu rõ lý do, Đoàn Chủ tịch sẽ hội ý và quyết định có cho đội viên đó rút tên hay không.

+ Biểu quyết chốt danh sách bầu cử.

+ Đại hội bầu cử bằng hình thức bỏ phiếu kín.

+ Bầu Ban kiểm phiếu: Thống nhất số lượng, danh sách Ban Kiểm phiếu (bằng hình thức giơ tay).

- Ban Kiểm phiếu làm việc: Ban kiểm phiếu công bố nguyên tắc, thể lệ bầu cử, kiểm tra phiếu, phát phiếu bầu cử, kiểm tra hòm phiếu, hướng dẫn bỏ phiếu và tiến hành bỏ phiếu (phiếu hợp lệ là phiếu bầu đúng tên người trong danh sách bầu cử, không thừa so với số lượng quy định). Người trúng cử phải được trên một phần hai tổng số phiếu bầu và theo thứ tự từ cao xuống (có thể bầu trực tiếp chi đội trưởng và các chi đội phó). 

- Đại hội giải lao và sinh hoạt văn nghệ (khi Ban Kiểm phiếu làm việc).

- Ban Kiểm phiếu làm việc và công bố kết quả bầu cử trước Đại hội. 

Nếu bầu lần 1 chưa đủ số lượng, Đại hội tiến hành bầu cử lần 2 trong số những đội viên không trúng cử ở lần 1. Nếu lần 2 vẫn chưa đủ thì Đoàn Chủ tịch xin ý kiến Đại hội để bầu tiếp hoặc sẽ bầu bổ sung trong các kỳ họp sau.

- Ban Chỉ huy chi đội mới ra mắt Đại hội và phát biểu nhận nhiệm vụ.

- Nếu phải bầu đại biểu đi dự Đại hội liên đội thì bầu tiếp như trình tự bầu Ban Chỉ huy chi đội.

- Thư ký trình bày dự thảo nghị quyết Đại hội; Đại hội biểu quyết thông qua nghị quyết.

- Tổng kết Đại hội. Đoàn Chủ tịch đánh giá kết quả Đại hội, cảm ơn các đại biểu và tuyên bố bế mạc. 

- Chào cờ bế mạc (Không thực hiện bài trống chào cờ, không hát Quốc ca, Đội ca, không hô khẩu hiệu)

8.2.2. Đối với liên đội

Đại hội liên đội tiến hành khi các chi đội đã tổ chức xong Đại hội. Đại hội toàn thể đội viên hoặc Đại hội đại biểu do Ban Chỉ huy liên đội quyết định. Thời gian Đại hội không quá một buổi. Đại hội báo cáo kết quả công tác của liên đội nhiệm kỳ qua, thông qua chương trình công tác nhiệm kỳ mớivà bầu Ban Chỉ huy liên độimới. 

Nội dung và chương trình Đại hội:

- Lễ khai mạc Đại hội. 

+ Chào cờ theo Nghi thức Đội (có thể có sinh hoạt truyền thống). 

+ Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, số lượng đại biểu chính thức dự Đại hội và khai mạc Đại hội. 

- Bầu Đoàn Chủ tịch (từ 5 đến 7 đội viên),  Đoàn Chủ tịch Đại hội lên làm việc.

- Đoàn Chủ tịch giới thiệu thư ký của Đại hội (2 đội viên), công bố chương trình và nội dung làm việc của Đại hội.

- Đoàn Chủ tịch trình bày dự thảo báo cáo kết quả công tác của nhiệm kỳ qua và chương trình công tác của liên đội trong nhiệm kỳ mới. 

- Các đại biểu dự Đại hội thảo luận.

- Đại diện Hội đồng Đội, cấp ủy Đảng (Ban Giám hiệu) hoặc Tổng phụ trách phát biểu ý kiến.

- Bầu Ban chỉ huy liên đội mới:

+ Đoàn chủ tịch công bố Ban Chỉ huy liên đội cũ hết nhiệm kỳ, nêu tiêu chuẩn, cơ cấu và số lượng được bầu vào Ban Chỉ huy liên đội mới. Số lượng Ban Chỉ huy liên đội thực hiện theo Điều lệ và Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh.

+ Thảo luận và quyết định cơ cấu, số lượng Ban chỉ huy mới.

+ Ứng cử, đề cử.

Nếu đội viên nào trong danh sách ứng cử và đề cử xin rút tên thì nêu rõ lý do, đoàn chủ tịch sẽ hội ý và quyết định có cho đội viên đó rút tên hay không.

+ Biểu quyết chốt danh sách bầu cử.

+ Bầu Ban kiểm phiếu: Thống nhất số lượng, danh sách Ban Kiểm phiếu (bằng hình thức giơ tay). 

- Ban kiểm phiếu làm việc: Ban kiểm phiếu công bố nguyên tắc, thể lệ bầu cử, kiểm tra hòm phiếu, kiểm tra phiếu, phát phiếu bầu cử, hướng dẫn bỏ phiếu và tiến hành bỏ phiếu (phiếu hợp lệ là phiếu bầu đúng tên người trong danh sách bầu cử, không thừa so với số lượng qui định). Người trúng cử phải được trên một phần hai tổng số phiếu bầu và theo thứ tự từ cao xuống (có thể bầu trực tiếp liên đội trưởng hoặc các liên đội phó).

- Đại hội giải lao và sinh hoạt văn nghệ (khi Ban kiểm phiếu làm việc). 

- Ban kiểm phiếu làm việc và công bố kết quả bầu cử trước Đại hội. 

Nếu bầu lần 1 chưa đủ số lượng, Đại hội tiến hành bầu cử lần 2 trong số những đội viên không trúng cử ở lần 1. Nếu bầu lần 2 vẫn chưa đủ thì đoàn chủ tịch xin ý kiến Đại hội để bầu tiếp hoặc sẽ bầu bổ sung trong các kỳ họp sau.

- Ban Chỉ huy liên đội mới ra mắt Đại hội và phát biểu nhận nhiệm vụ.

- Thư ký trình bày dự thảo nghị quyết Đại hội.

- Đại hội biểu quyết thông qua nghị quyết Đại hội.

- Đoàn Chủ tịch đánh giá kết quả Đại hội, cảm ơn các đại biểu, tuyên bố bế mạc.

- Chào cờ (Không thực hiện bài trống chào cờ, không hát Quốc ca, Đội ca, không hô khẩu hiệu).

9. Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ

9.1. Mục đích, yêu cầu

- Mục đích: Là cuộc liên hoan, tuyên dương thành tích của các tập thể Đội, lớp nhi đồng; những Cháu ngoan Bác Hồ xuất sắc trong công tác Đội và phong trào thiếu nhi; tiếp tục đẩy mạnh phong trào "Thiếu nhi Việt Nam thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy".

- Yêu cầu: Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ phải được tiến hành từ liên đội. Đại biểu dự Đại hội phải được bình xét từ chi đội và đề nghị đạt danh hiệu “Cháu ngoan Bác Hồ”.

9.2. Tiêu chuẩn, số lượng đại biểu

- Tiêu chuẩn: Thực hiện theo Quy chế thi đua khen thưởng của Hội đồng Đội Trung ương.

- Số lượng đại biểu: Do cấp tổ chức Đại hội quyết định phù hợp với khả năng và điều kiện thực tế.

9.3. Thời gian tổ chức Đại hội

Thực hiện theo Điều lệ và Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh

9.4. Nội dung chương trình Đại hội

Tùy theo điều kiện, đặc điểm và khả năng của cấp tổ chức Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ để xây dựng chương trình Đại hội cho phù hợp nhưng phải đảm bảo trình tự hợp lý; Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ có thể diễn ra ngoài trời, trong hội trường. Chương trình Đại hội cần đảm bảo các nội dung sau:

- Tổ chức Lễ Chào cờ theo Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh.

- Lễ dâng hoa lên Bác Hồ hoặc phút sinh hoạt truyền thống.

- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.

- Báo công dâng Bác (bằng hình thức báo cáo,­ hoạt cảnh, múa, hát, thơ, clip…).

- Tuyên d­ương, khen th­ưởng. 

- Đại biểu phát biểu động viên, tuyên dương.

- Đọc quyết tâm thư của Đại hội (nếu có).

- Kết thúc Đại hội.

XIV. VIỆC CHẤP HÀNH NGHI THỨC ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH

Nghi thức và hướng dẫn thực hiện Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh đã được Hội đồng Trung ương Đội TNTP Hồ Chí Minh thông qua tại kỳ họp lần thứ năm khóa VII và được ban hành kèm theo Quyết định số 25 -QĐ/HĐĐTW ngày 10 tháng 8 năm 2015. Các quy định trước đây trái với Nghi thức này đều bị bãi bỏ.

Trong quá trình thực hiện có điều gì chưa phù hợp, đội viên và các tập thể Đội báo cáo cho Hội đồng Đội cấp trên biết để nghiên cứu, chuẩn bị cho việc sửa đổi sau này.

Chỉ Hội đồng Trung ương Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là cấp có thẩm quyền quyết định việc bổ sung, sửa đổi, ban hành Nghi thức của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trên cơ sở nghiên cứu đầy đủ ý kiến chính đáng của đội viên, các tập thể Đội và Hội đồng Đội các cấp.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Mỹ thuật Lớp 5 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư