"Lòng yêu nước không là độc quyền của riêng một thế hệ nào, thế hệ cha anh triển khai lòng yêu nước bằng cách xông pha vào trận diệt thù, còn thế hệ hôm nay lại triển khai lòng yêu nước bằng cách trau dồi tri thức, năng lực làm giàu cho cộng đồng và làm giàu cho chính mình" (nhà văn Chu Lai).
Nói như I-li-a Ê-ren-bua, "Lòng yêu nước ban đầu là yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh", "Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vônga, con sông Vônga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc." lòng yêu nước thật giản dị.
Trong cuộc sống văn minh hiện nay, chúng ta có thể nhìn thấy rất nhiều cách sống khác nhau. Có người thì chọn cách sống ẩn dật. Có người thì chọn cách sống xa hoa, tiêu xài lãng phí vô tội vạ. Cũng có người chọn cách sống “Làm người của công chúng”. Chúng ta có rất nhiều con đường để lựa chọn cách sống riêng của mình. Như thế, việc lựa chọn giữa “sống đẹp” và “sống xấu” sẽ ảnh hưởng đến cuộc đời của chúng ta. Và trong một lần nghĩ suy, nhà thơ Tố Hữu đã đặt cho ta một nghi vấn: “Ôi! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn… ?” Gợi lên biết bao suy nghĩ trong lòng chúng ta.
Trước hết, “sống đẹp” là như thế nào? Tuỳ trường hợp và hoàn cảnh, cũng như cuộc sống xã hội, chúng ta có thể hiểu hai từ ngữ này theo nhiều phương diện. Có người cho rằng “Sống đẹp” là vẻ bề ngoài sang trọng, quý phái, cũng có thể là ăn mặc theo thời đại. Có những người lại nghĩ đó là cách sống ẩn dật, tu hành. Thế nhưng liệu nhà thơ Tố Hữu có muốn nhắm tới ý nghĩa kia chăng??? Theo quan điểm riêng của tôi là không. “Sống đẹp” có lẽ đơn giản là sống tốt, giúp đời, giúp người bằng chính trái tim chân thành, vốn dĩ được sinh ra để yêu thương và cảm nhận tình yêu thương.
Có vẻ như định nghĩa từ ngữ trên cách nhìn của tác giả thật đơn giản nhưng xét ra cũng chẳng giản đơn trong đời sống hằng ngày là mấy. Đó thật là một suy nghĩ vô cùng tiêu cực. Trong cuộc sống này, hằng ngày có biết bao con người đang trao cho nhau những cử chỉ yêu thương nhẹ nhàng, đằm thắm. Cũng có biết bao nụ cười ánh mắt đem tới niềm hạnh phúc, ủi an cho người khác. Những cử chỉ nhỏ nhặt đó thôi có lẽ cũng đủ gọi là “Sống đẹp” rồi. Bởi vì một người “sống đẹp” là một người luôn đem tới niềm tin và sức mạnh cho người khác.
Nhưng phải chăng, “sống đẹp” chỉ mang ý nghĩa ngắn gọn của khái niệm sống trong phạm trù xã hội? Vâng, “Sống đẹp” còn là việc tự phấn đấu để rèn luyện bản thân và hướng con người tới Chân – Thiện – Mỹ. Việc ra sức lao động, ra sức học tập, ra sức chiến đấu… để đạt được hiệu quả to lớn cũng được cho là “sống đẹp”. Thời phong kiến xưa cũ, “chí làm trai” của các “trang nam nhi” là vì lợi ích chung của toàn xã hội, của quốc gia, không màng tới danh lợi tiền tài, sẵn sàng hi sinh cho quốc gia, sẵn sàng đánh đổi cả bản thân cho hoà bình dân tộc. Đó là một quan niệm “sống đẹp” rất hay. Tiêu biểu cho thời kỳ này là những bậc danh thần, những vị đạt tướng quân lỗi lạc: Trần Hưng Đạo, Phạm Ngũ Lão, Lê Lợi, …
Như đã nói ở trên, quan niệm “sống đẹp” được rèn luyện và thay đổi theo thời gian. Trong hai cuộc chiến tranh ác liệt, giải phóng dân tộc dưới ách đô hộ của Pháp – Mỹ. Ta thấy hình ảnh oai hùng của dân tộc Việt Nam với sự lãnh đạo của vị cha già đáng kính Hồ Chí Minh. Người đã định hướng cho cuộc đời mình chính là tham gia vào công cuộc giải phóng dân tộc. Người đã kiên trì bôn ba tứ xứ, học hỏi cái hay, cái đẹp của xứ người để rèn luyện kiến thức bản thân rồi truyền đạt lại cho dân tộc. Đó là ngọn đuốc chói loà, ngọn hải đăng không bao giờ tắt dẫn đường cho chúng ta đạt tới sự hoàn hảo của “sống đẹp”. Đông hành cùng Bác Hồ chính là những tấm gương kiên trì trong chiến đấu, những phát minh và nỗ lực không ngừng, cũng như những hi sinh chiến đấu tới giọt máu cuối cùng của nhân dân. Tiêu biểu cho giai đoạn này chính là Trần Đại Nghĩa; Phạm Tiến Duật; Chính Hữu;…
Đó là những quan điểm về “sống đẹp” đáng để chúng ta noi theo. Thế nhưng ta đang ở trong thời kỳ hoà bình với sự phát triển đi lên của xã hội, quan điểm xưa không còn hiệu dụng cho thời gian này. Nghĩ vụ của chúng ta bây giờ chính là xây dựng đất nước, phát triển vững mạnh, mà trước hết là phát huy tối đa năng lực trong học tập và lao động. Có những con người đã thành công trên con đường “sống đẹp” này. Giáo sư Ngô Bảo Châu – người đã kiên trì chứng minh bổ đề Langlands suốt 15 năm trường. Đó là một thành quả to lớn cho sự phát triển nền Toán học Việt Nam trên trường Quốc tế. Hay là gần đây, anh Lê Vũ Hoàng đã đạt được giải nhất trong cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” khi hoàn cảnh gia đình vô cùng khó khăn. Anh đã phấn đấu để đạt thành quả đáng khen đó.
Trên là những tấm gương sáng ngời về “sống đẹp” trong ba thời kì quan trọng trong sự phát triển đi lên của Việt Nam. Thế nhưng cũng có những thành phần đã và đang làm ô uế danh dự cái xã hội này bằng những hành vi bạo tàn không thể nào tưởng tượn được, Họ có nghĩ rằng họ đang làm bộ mặt của chính họ, gia đình họ và toàn thể dân tộc nhục nhã trên cộng đồng quốc tế khi thông tin đang được truyền đi với “tốc độ ánh sáng” ? Sự kiện Lê Văn Luyện gần đây là một nỗi đau lớn, một vết nhơ không thể xoá nhoà cho danh dự của đất nước này. Nhưng đó cũng chỉ là một trong số nhỏ trong vô vàn tội ác đang diễn ra. Là một công dân Việt Nam, tôi cảm thấy những việc làm vô đạo đức, vi phạm nghiêm trọng quyền sống và được sống của con người, là một điều không thể nào chịu đựng được. Nó làm cho truyền thống nhân nghĩa tốt đẹp của dân tộc từ xưa đến nay mất đi một cách trắng trợn
Một nhà văn đã từng nói :” Không có gì chúng ta không thể làm khi chúng ta thật sự cố gắng”. Chính vì thế, điều mọi người nên làm bây giờ là hãy góp phần, dù là nhỏ nhoi để giúp cuộc sống này đẹp hơn. Và hãy cố gắng nỗ lực hoàn thiện bản thân mình hằng ngày bởi vì “Tội ác lớn nhất con người có thể làm, chính là không cố gắng”
Nói tóm lại, “sống đẹp” qua các thời kì tuy có khác nhau nhưng đều quy về cái tốt đẹp cho xã hội. Là một công dân Việt Nam, nằm trong đại gia đình thế giới, chúng ta hãy làm cho cuộc sống này tốt đẹp hơn. Hãy ước mơ và dám ước mơ. Hãy tin rằng điều chúng ta đang làm sẽ trở thành hiện thực. Và hiện thực đó sẽ làm cuộc sống này không còn ai phải cất tiếng bộc lộ như nhà thơ Tố Hữu : “Ôi! Sống đẹp là gì thế hở bạn ?”
TỰ LẬP
Trong cuộc sống chúng ta luôn cần sự nâng đỡ của mọi người, khi còn nhỏ chúng ta có sự nâng đỡ của Ông Bà, Cha Mẹ, ở trường ta có thầy cô dìu dắt và sự chia sẻ của bạn bè. Khi vào đời ta có đồng nghiệp, đồng môn nâng đỡ. Nhưng không phải vì thế mà ta quên đi không rèn luyện đức tính tự lập. Vậy tự lập là gì và nó có ảnh hướng thế nào đến đời sống chúng ta?
Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc, tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình; không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác.
Để rèn luyện đức tính tự lập, ông cha ta thường dạy “Nước lã mà vã nên hồ, tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan”. Đức tính tự lập rất cần và rất đáng quý từ thủa còn nhỏ chúng ta đã được ông bà, cha mẹ dạy cho biết tự lập qua các trò chơi, cũng như qua lời răn day làm bất cứ việc gì cũng phải làm đến nơi đến chốn, đừng bao giờ ỷ lại hoặc trông chờ người khác làm giúp minh.
Khi cắp sách tới trường thì được thầy cô và bạn cùng lớp dạy ta tự tin trước đám đông, không rụt rè nhút nhát. Dạy cách tự mình làm những việc trong khả năng có thể, đừng bao giờ ngại khó, ngại khổ để rồi bỏ cuộc nửa chừng. Khi rèn luyện được tính tự lâp trong học tập ta sẽ có thái độ chủ động, tích cực, có động cơ và mục đích học tập rõ ràng, đúng đắn. Từ đó, nó sẽ giúp cho ta tìm được phương pháp học tập tốt. Kiến thức tiếp thu được vững chắc. Bản lĩnh được nâng cao. Tự lập là yếu tố rất quan trọng giúp ta có được tương lai thành đạt. Đây là một đức tính vô cùng quan trọng mà chúng ta cần có, vì không phải lúc nào cha mẹ, bạn bè và thầy cô cũng ở bên cạnh ta để giúp đỡ. Nếu không có tính tự lập, khi ra đời ta sẽ dễ bị vấp ngã, thất bại và dễ có những hành động nông nỗi, thiếu kiềm chế.
Người có tính tự lập sẽ dễ đạt được thành công, được mọi người yêu mến, kính trọng. Có biết bao người đã sống tự lập và đạt tới thành công ngoài mong đợi, chẳng hạn như Đức Giêsu đã sống tự lập trong gia đình Thánh Gia suốt 30 năm và trong 3 năm rao giảng ngài sống tự lập hoàn toàn, hoặc là như Hồ Chí Minh đã sống tự lập trong những năm tìm đường cứu nước Bác ra đi với hai bàn tay trắng để rồi đem lại tự do độc lập cho cả dân tộc.
Ngược lại với đức tính tự lập là Nhút nhát, lo sợ, Ngại khó, dựa dẫm, ỷ lại, phụ thuộc vào người khác. Hiện nay, có một số thành phần không nhỏ trong xã hội có biểu hiện ỷ lại, dựa dẫm vào bạn bè, cha mẹ. để kiếm chức khiếm quền chiếm “ghế”. Chính vì những thành phần này làm bộ mặt xã hội việt nam ta xấu đi và gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc.
Cũng thế nhiều người hiểu sai về tự lập đã tách mình ra khỏi hội đoàn, tổ chức…tự lập không phải tự tách mình ra khỏi cộng đồng. Có những việc chúng ta phải biết đoàn kết và dựa vào nhau để tạo nên sức mạnh tổng hợp. “một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.
Tự lập là một phẩm chất để khẳng định nhân cách, bản lĩnh và khả năng của một con người. Chỉ biết dựa dẫm vào người khác sẽ trở thành một gánh nặng cho người than, xã hội và cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa.
Vì vậy cần phải rèn luyện khả năng tự lập một cách bền bỉ, đều đặn. Để có thể tự lập, bản thân mỗi người phải có sự nỗ lực, cố gắng và ý chí mạnh mẽ để vươn lên, vượt qua thử thách, khó khăn, để trau dồi, rèn luyện năng lực, phẩm chất.
Nếu mọi người đều biết sống tự lập kết hợp với tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau thì xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn và cuộc sống mỗi người sẽ được hạnh phúc.
TỰ HỌC
Cuộc sống luôn vận động và phát triển không ngừng . Nó đòi hỏi mọi người phải vận động để theo kịp sự phát triển của xã hội . Chính vì vậy mà tinh thần tự học có vai trò vô cùng quan trọng .
Trước hết ta phải hiểu “tự học” là như thế nào? Nếu học là quá trình tìm hiểu, thu nhận kiến thức và hình thành kỹ năng của bản thân thì tự học là sự chủ động , tích cực, độc lập tìm hiểu, lĩnh hội tri thức và hình thành kỹ năng cho mình .Quá trình tự học cũng có phạm vi khá rộng: khi nghe giảng, đọc sách hay làm bài tập, cần tích cực suy nghĩ, ghi chép, sáng tạo nhằm rút ra những điều cần thiết, hữu ích cho bản thân. Tự học cũng có nhiều hình thức: có khi là tự mày mò tìm hiểu hoặc có sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy cô giáo …Dù ở hình thức nào thì sự chủ động tiếp nhận tri thức của người học vẫn là quan trọng nhất..
Phải tự học mới thấy hết những ý nghĩa lớn lao của công việc này. Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộcsống. Không những thế tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác. Từ đó biết tự bổ sung những khiếm khuyết của mình để tự hoàn thiện bản thân.
Tự học là một công việc gian khổ , đòi hỏi lòng quyết tâm và sự kiên trì. Càng cố gắng tự học con người càng trau dồi được nhân cách và tri thức của mình. Chính vì vậy tự học là một việc làm độc lập gian khổ mà không ai có thể học hộ, học giúp. Bù lại, phần thưởng của tự học thật xứng đáng : đó là niềm vui, niềm hạnh phúc khi ta chiếm lĩnh được tri thức. Biết bao những con người nhờ tự học mà tên tuổi của họ được tạc vào lịch sử. Hồ Chí Minh với đôi bàn tay trắng ra đi từ bến cảng nhà Rồng, nhờ tự học Người biết nhiều ngoại ngữ và đã tìm được đường đi cho cả dân tộc Việt Nam đến bến bờ hạnh phúc. Macxim Gorki với cả một thời thơ ấu gian khổ, không được đi học, bằng tinh thần tự học ông đã trở thành đại văn hào Nga.Và còn rất nhiều những tấm gương khác nữa : Lê Quí Đôn, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hiền … Nhờ tự học đã trở thành bậc hiền tài, làm rạng danh cho gia đình quê hương xứ sở.
Việc tự học có ý nghĩa to lớn như vậy nên bản thân mỗi chúng ta phải xây dựng cho mình tinh thần tự học trên nền tảng của sự say mê, ham học, ham hiểu biết, giàu khát vọng và kiên trì trên con đường chinh phục tri thức.Từ đó bản thân mỗi con người cần chủ động, tích cực, sáng tạo , độc lập trong học tập. Có như vậy mới chiếm lĩnh được tri thức để vươn tới những ước mơ, hoài bão của mình.
Càng hiểu vai trò và ý nghĩa của việc tự học,em càng cố gắng và quyết tâm học tập hơn .Bởi tự học là con đường ngắn nhất và duy nhất để hoàn thiện bản thân và biến ước mơ thành hiện thực. Có lẽ bởi vậy mà Lê-nin đã từng đặt ra một phương châm : “Học, học nữa, học mãi”
GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC
Có thể nói rằng, không một người Việt nào từng cắp sách đến trường mà lại không biết đến những câu nổi tiếng trong “Bình Ngô Đại cáo”:
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập…
Nước ta là một nước văn hiến từ lâu. Một đất nước có cương vực, có văn hóa, phong tục độc lập, khác biệt với nước láng giềng phương Bắc. Mặc dù chúng ta đã từng dùng chung một thứ chữ vuông với họ nhưng văn chương của chúng ta vẫn là văn chương của người dân Đại Việt, thấm đẫm tinh thần dân tộc và bản sắc văn hóa của mình. Việc chế ra chữ Nôm, sáng tác văn học bằng chữ Nôm (song song với chữ Hán) thể hiện tinh thần độc lập, chủ động giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Bản sắc văn hóa dân tộc thể hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống như tôn giáo, tín ngưỡng, lễ hội, phong tục tập quán, ẩm thực, kiến trúc, âm nhạc, văn chương, hội họa… Bản sắc đó kết tụ trong văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể.
Mỗi khi có những thay đổi lớn trong lịch sử, những nét bản sắc văn hóa đó sẽ được thử thách. Hãy cùng nhau xem lại thời khắc mà văn minh phương Tây “đi tới chỗ sâu nhất trong hồn ta” làm thay đổi nhiều điều mà nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã tổng kết trong sách “Thi nhân Việt Nam”:
“Chúng ta ở nhà tây, đội mũ tây, đi giày tây, mặc áo tây. Chúng ta dùng đèn điện, đồng hồ, ô tô, xe lửa, xe đạp… còn gì nữa! Nói làm sao cho xiết những điều thay đổi về vật chất phương Tây đã đưa tới giữa chúng ta! Cho đến những nơi hang cùng ngõ hẻm, cuộc sống cũng không còn giữ nguyên hình ngày trước. Nào dầu tây, diêm tây, nào vải tây, chỉ tây, kim tây, đinh tây” (Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, Hà Nội, 1988, tr.10). Nhà phê bình đã không ngần ngại đánh giá rằng: “Những đồ dùng kiểu mới ấy chính đã dẫn đường cho tư tưởng mới. Trong công cuộc duy tân, ảnh hưởng của nó ít ra cũng ngang với ảnh hưởng những sách nghị luận của hiền triết Âu Mỹ, cùng những sách cổ động của Khang, Lương” (sách đã dẫn, tr.10). Ngày nay chúng ta còn dùng nhiều phương tiện hiện đại hơn nữa: Máy tính, truyền hình, máy ảnh kỹ thuật số, điện thoại di động, mạng internet… và dù muốn hay không, chúng ta cũng phải cùng nhân loại bước vào thời đại công nghệ thông tin, thời kỳ kinh tế tri thức, thời kỳ hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu…
Chúng ta cần phải thấy rằng, những nét văn hóa của mỗi dân tộc trên quá trình hình thành và phát triển không phải nhất thành bất biến. Có những nét văn hóa, tập quán được lưu giữ, phát triển; đồng thời cũng có những điều qua thời gian sàng lọc, nó chỉ còn là “ký ức” một thời. Chẳng hạn thời xưa, người Việt chúng ta nhuộm răng đen, để tóc dài, phụ nữ mặc yếm. Vẫn còn dấu tích trong bài ca dao Mười thương:
Ba thương má lúm đồng tiền
Bốn thương răng nhánh hạt huyền kém thua
Năm thương cổ yếm đeo bùa...
Nhưng sau đó chúng ta cắt tóc ngắn, cắt bỏ “búi tóc củ hành” như là biểu tượng của sự hủ lậu; rồi chúng ta cũng không nhuộm răng đen nữa, thay yếm bằng áo nịt ngực… Rõ ràng, để phù hợp với thời đại mới, ngay cả những nét tưởng như là truyền thống, là cố hữu của chúng ta; nhưng chúng ta vẫn chủ động thay đổi, không sợ sự thay đổi. Tôi muốn dẫn lại hai ví dụ về hai nhà thơ Nam Định đối với cách ăn mặc, trang điểm của chị em.
Nhà thơ Nguyễn Bính tha thiết, thậm chí van lơn trong “Chân quê”:
Van em, em hãy giữ nguyên quê mùa
Như hôm em đi lễ chùa
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh
Nhà thơ còn đưa cả lý do “thầy u cùng với chúng mình chân quê”, rồi “hương đồng gió nội bay đi ít nhiều” để cầu xin, van nài cô gái. Nhưng cô ấy nào có nghe, cô ấy và bạn bè cô ấy vẫn không chịu vận áo tứ thân, khăn mỏ quạ, quần nái đen, vẫn theo mốt tân thời “khăn nhung, quần lĩnh rộn ràng, áo cài khuy bấm”.
Trong khi đó, nhà thơ trẻ đồng hương Nam Định của Nguyễn Bính là Phạm Công Trứ hiện nay thì chấp nhận việc cô gái ăn mặc theo mốt hiện đại “Em tôi áo chẽn, em tôi quần bò” (Lời thề cỏ may). Nhà thơ kiêm luật sư này thấy xu thế hội nhập của việc ăn mặc, trang điểm nên không van nài, thậm chí nhìn thấy vẻ đẹp của những điều khác lạ, “không dân tộc”:
Em ốp đầu Nhật
Em đánh móng Tây
Mới đầu thấy chướng
Lâu dần thấy hay
(Nghịch lý em)
Phải thấy rằng, sự dũng cảm thay đổi bao giờ cũng có “cái giá phải trả”. Chúng ta đều biết là từ khi có nền văn học viết, chúng ta dùng chữ Hán để ghi lại những tác phẩm của cha ông. Sau đó chúng ta có chữ Nôm, có nhà văn viết bằng cả chữ Nôm và chữ Hán. Cứ như thế nhiều thế kỷ cho đến khi chữ quốc ngữ ra đời. Lúc xuất hiện chữ quốc ngữ, với tinh thần dân tộc cao, chúng ta đã tẩy chay thứ chữ gắn với các cha cố truyền giáo. Nhưng thấy được lợi ích của thứ chữ giản tiện này, những nhà yêu nước, các chí sĩ, Hội truyền bá chữ quốc ngữ đã vận động toàn dân học chữ quốc ngữ. Và thế là chúng ta có một thứ chữ hệ la tinh đơn giản dễ học dễ đọc vô cùng tiện lợi. Và điều quan trọng là chúng ta thoát khỏi ảnh hưởng trực tiếp của thứ chữ vuông. Tất nhiên, cái giá phải trả của chúng ta là kho tàng văn chương chữ Hán, chữ Nôm của cha ông “bị đứt đoạn” đối với thế hệ trẻ. Nhưng cái lợi ích to lớn của chữ quốc ngữ thì không thể kể xiết. Thế nhưng vẫn có những ý kiến trái chiều nuối tiếc chữ Hán (về điều này, nhà thơ Nguyễn Hoàng Sơn đã viết một bài sâu sắc thảo luận với PGS Cao Xuân Hạo: “Dùng chữ quốc ngữ là “một tai họa” ư?” - Văn đàn, thời sự và bình luận, NXB Văn học, 2003, tr.26).
Biết bao bài học lớn về giữ bản sắc văn hóa của dân tộc mà cha ông chúng ta đã để lại trước khi chúng ta tham gia hội nhập. Ngay như chuyện ma chay của chúng ta cũng có nhiều điều thay đổi. Những tục lệ ăn uống, cúng bái đã giảm bớt nhiều, cùng với việc tổ chức lễ tang ở nhà tang lễ, đưa thi hài đến thiêu ở Đài hóa thân hoàn vũ… là những cái mới, văn minh mà chúng ta chấp nhận, hòa nhập với thế giới. Tuy nhiên, các kiểu địa táng, hỏa táng, các nghi lễ truyền thống của vùng, miền và của các dân tộc vẫn được tôn trọng.
Trong thời kỳ hội nhập khu vực và toàn cầu về kinh tế, văn hóa và tất cả mọi lĩnh vực, chúng ta cần xác định những gì là bản sắc, là nét riêng của mình để giữ gìn, phát huy để cùng với các quốc gia, dân tộc khác trên thế giới làm giàu kho tàng văn hóa nhân loại. Từ những bài học của tiền nhân, chúng ta thấy rõ cái gì là tinh hoa của nhân loại, cần du nhập, chúng ta sẵn sàng nhập vào để làm phong phú thêm đời sống vật chất và tinh thần của mình. Những cái gì là của riêng ta, nhưng nếu rườm rà, không phù hợp với sự phát triển thì chúng ta cũng cần mạnh dạn xóa bỏ (như chuyện búi tó củ hành, chuyện nhuộm răng đen, chuyện mặc yếm, vấn khăn mỏ quạ…).
Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa thời hội nhập là công việc của mọi nhà, của mọi người và toàn xã hội.
LÍ TƯỞNG SỐNG THANH NIÊN
Bước vào thế kỷ XXI, đất nước ta đang trên đà hội nhập với sự phát triển của thế giới với rất nhiều cơ hội và thử thách được mở ra.Và thanh niên chúng ta-những người chủ tương lai của đất nước-phải góp một phần sức cho quê hương của mình. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải suy nghĩ và xem lại cách sống của mình, và một câu hỏi lớn được đặt ra : Lý tưởng sống của thanh niên ngày nay là gì?
Trước hết chúng ta phải hiểu được “lý tưởng sống” là gì? Lý tưởng sống là mục đích tốt đẹp mà mỗi con người muốn hướng tới,là lí do,mục đích mà mỗi con người mong mỏi đạt được.Người có lý tưởng sống cao đẹp là người luôn suy nghĩ và hành động để hoàn thiện mình hơn,giúp ích cho mình,gia đình xã hội và đất nước. Sinh ra ở đời, ai trong chúng ta cũng khao khát được sống hạnh phúc, với lòng khao khát đó thúc giục chúng ta đi kiếm tìm hạnh phúc. Hơn thế nữa, tự đáy lòng của con người luôn ước ao có được một cuộc sống bình an, vui tươi, không lo âu buồn phiền, không đau khổ oán than, muốn an hưởng sự may lành hơn là bất hạnh, giàu sang hơn là nghèo nàn. Để đạt được khát vọng đó, người ta luôn tìm cho mình một lẽ sống cho cuộc đời, hay nói đúng hơn là một lý tưởng. Lý tưởng này sẽ hướng dẫn đời họ vượt qua mọi chông gai và can đảm chấp nhận mọi nghịch cảnh. Vì có một lý tưởng để theo đuổi, có một lẽ sống cho cuộc đời, là niềm hạnh phúc lớn lao nhất của con người.
Bạn có bao giờ tự hỏi bạn tồn tài trên cuộc đời vì lý do gì không? Một câu hỏi lẽ ra rất dễ nhưng nó làm cho bạn phải bắt đầu ngồi lại suy nghĩ về bản thân mình.Có thể bạn cũng đã có được một mục đích sống cho riêng mình,nhưng bạn vẫn nên xem lại mục đích đó có thật sự cao đẹp hay không bạn ạ.Chúng ta sống trong cộng đồng là sống vì mọi người,vì quê hương,vì đất nước.
Nhiều người từng nghe câu nói trong bài hát khá nổi tiếng của Trịnh Công Sơn: "Sống ở đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...."
Phải mất một thời gian dài tôi và các bạn mới có thể mới ra rằng ý nghĩa của câu này là "hãy mở rộng tấm lòng của bạn với cuộc sống này, với mọi người xung quanh bạn và đừng mong đợi bạn sẽ nhận lại được gì... Hãy san sẻ tấm lòng để cuộc sống này đẹp hơn và đừng nghĩ rằng những cái gì mình đã cho đi là lớn lao mà nó chỉ là những cái gì nhỏ nhoi nhất nhẹ nhàng... chỉ để gió cuốn đi...". Đó cũng là một phần của lý tưởng sống đẹp.
Lý tưởng của ta không cần lớn lao dù chỉ là một chiếc lá, nhưng chúng ta cũng cần có cho mình một lý tưởng bình dị như để vươn lên. hải sống có lý tưởng! Bạn có thể ra đi từ nhiều phía, theo những con đường khác nhau, nhưng cuối cùng mỗi người phải lựa chọn cho mình mục đích của cuộc sống. Ta sống cho ta, cho những người thân, bạn bè và cho mọi người. Vì vậy, chỉ có hạnh phúc khi "mình vì mọi người và mọi người phấn đấu vì hạnh phúc của từng người". Rõ ràng lý tưởng là mục đích sống, là ý nghĩa của mỗi cuộc đời. Lý tưởng quyết định sự thành công trong cuộc sống. Lý tưởng dẫn dắt sự nghiệp, tăng thêm sức mạnh cho mọi người để đạt đến thành công trong sự nghiệp. Lý tưởng cho ta sức mạnh vượt qua khó khăn và thử thách trong cuộc sống.
Nhà văn Pháp Đi-dơ-rô từng nói: “Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được gì vĩ đại nếu mục đích tầm thường”. Câu nói đó, lời khẳng định đó thật rõ ràng. Nó khuyên chúng ta sống thì phải có mục đích, lý tưởng phải cao đẹp thì sống mới có ý nghĩa, mới làm được những điều vĩ đại.
Trong thời kì công nghiệp hóa-hiện đại hóa, kinh tế thế giới hội nhập, khoa học kĩ thuật hiện đại, con người đặt ra vấn đề về lẽ sống của cuộc đời và sống như thế nào cho xứng đáng ? chúng ta nên hiểu sống có mục đích và lý tưởng cao đẹp là như thế nào ? Đó là phải sống để xây dựng đất nước, sống vì xã hội vì sự tiến bộ của nhân loại. Vậy thì tại sao ta phải sống có lí tưởng cao đẹp ? Vì nếu “sống không mục đích không làm được gì cả” và nếu “ mục đích tầm thường thì không làm được điều gì vĩ đại”.Thế chúng ta phải làm gì để trở thành người có mục đích cao cả và có ích cho xã hội? Trước hết, ta cần phải xác định lý tưởng sống đúng đắn-dự tính về tương lai sẽ cống hiến cho xã hội về những mặt nào. Tiếp theo ta cần phải lên kế hoạch học tập, rèn luyện kĩ năng, sức khoẻ, tư tưởng nhằm thực hiện mục đích đó. Sau đó, ta phải tích cực tham gia các hoạt động xã hội, chính trị; điều này sẽ giúp cho bản thân hòa nhập cộng đồng.Ta cần phải phát huy những thế mạnh của bản thân, khắc phục các điểm yếu và vân dụng những điều đã học vào thực tế.
Ngày xưa, anh hùng Lý Tự trọng đã từng nói:”Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đ ường nào khác!” rong thời kỳ chiến tranh bao lớp thanh niên xông pha lên đường với một mục tiêu - lý tưởng tất cả vì tiền tuyến, vì độc lập tư do của đất nước. Tư tưởng đó đã đi vào lời ca tiếng hát của bao nhiêu thế hệ người Việt Nam. "Anh lên xe trời đổ cơn mưa, Cái gạt nước xua tan nỗi nhớ; Em xuống núi nắng vàng rực rỡ; Cái nhành hoa gạt mối riêng tư" hay "Khi tạm biệt mua xuân; Anh lính về biên giới; Cô gái vào ca ba". Bên cạnh một tình yêu nồng cháy của tuổi trẻ nhưng ho phải tạm gác lại để dành tất cả cho một mục tiêu cao cả. Trong thời kỳ ngày nay có lẽ chúng ta khó có thể tìm kiếm được một ca khúc nói vê tình yêu đep như vậy. Biết bao thế hệ thanh niên đ ã ngã xuống vì mộtlý tưởng duy nhất là giành lại độc lập t ự do cho đất nước. Đến hôm nay khi đất nước hoà bình và đang trên đà phát tri ển,thì lý t ưởng sống cao đẹp của thanh niên,thế hệ trẻ lại càng rộng hơn,bao la hơn,”Vì một Việt Nam Phát triển
Thế hệ trẻ là những người chủ tương lai của đất nước, là chủ thể của thế giới, động lực giúp cho xã hội phát triển. Chính vì vậy mà các bạn thanh thiếu niên càng gần phải sống có mục đích cao đẹp. Hãy nhớ rằng: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không đó là nhờ vào công học tập của các em” lời nhắn như thiêng liêng ấy phải được thực hiện! Bác luôn mong lớp lớp thanh niên sau này sẽ không chùn bước trước những khó khăn trước mắt,luôn vững chí bền tâm vượt qua thử thách để hướng tới tương lai tốt đẹp hơn.
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lắp biển
Quyết chí ắt làm nên”
(Hồ Chí Minh)
Chúng ta chắc còn nhớ hai chiến thắng vẻ vang liên tiếp của đội tuyển robocon Việt Nam,hay những tấm huy chương vàng,huy ch ương bạc t ừ nh ững môn Olympic Toán ,Lý,Hoá,Sinh,trong những giải thể thao hàng đầu của châu lục và thế giới Đó là một tấm gương gần gũi, rõ ràng mà thanh thiếu niên cần noi theo. Tôi xin được nhắn nhủ các bạn thanh thiếu niên, học sinh: “Hãy học tập để nắm lấy tri thức vì tri thức là sức mạnh. Có tri thức, các bạn như đứng trên vai những người đi trước để cao hơn người khác. Hãy phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Chấp nhận và vượt qua thử thách, bởi không có người thất bại, chỉ có người không biết cố gắng mà thôi”. Và chắc hẳn ai trong chúng ta đều biết những Enstein, Môza, Đác-uyn,… Tất cả họ đều là những người sống có lý tưởng cao đẹp, tất cả đều làm nên điều vĩ đại và được lưu danh muôn thuở. Như mục đích “ra đi tìm đường cứu nước, hi sinh cuộc đời vì cách mạng, vì dân tộc “ của Bác. Đó là một minh chứng rất cao đẹp!
Nhưng hiện nay,một bộ phận lớn thanh niên lại không suy nghĩ được như thế. Họ sống hờ hững với những gì diễn ra xung quanh, sống theo quan niệm: “Được đến đâu thì hay đến đó”, “Nước đến chân mới nhảy”. Tuổi trẻ ngày nay có nhiều thời gian để dành cho tình yêu nên có lẽ họ không thể nhận ra những hạnh phúc mà họ đang có mà chỉ toàn nhìn thấy sự khổ đau trong tình yêu, phải chăng tuổi trẻ ngày nay khi đã được đáp ứng quá đầy đủ về vật chất lẫn tinh thần thì dần trở nên ích kỷ hơn. Chỉ biết nghĩ cho riêng mình.Và mục tiêu của phần lớn các bạn trẻ ngày nay là phải thật thành công trong cuộc sống, khẳng định được vị trí của mình trong xã hội; kiếm thật nhiều tiền để có thể thỏa mãn nhu cầu của cuộc sống của riêng mình.Trong khi rất nhiều người đang cố gắng đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình mong muốn một xã hội tốt đẹp hơn thì lại không ít người lại tỏ ra rất hờ hững với những gì đang diễn ra cho đất nước mình. Thật đáng buồn cho một tương lai đất nước!
Các bạn luôn mong muốn mình sẽ là người tài giỏi nhưng lại không có được một lý t ưởng cho riêng mình,thì cuộc đời bạn s ẽ trôi về đâu ? Hãy tưởng tượng mà xem: một thanh niên sống không mục đích, không có định hướng, học tập chỉ do ba me gượng ép ; chàng ta chẳng hề ham thích những lựa chọn ấy và cũng chẳng hề thich học những môn học ấy; rồi cậu rớt đại học, thất nghiệp (chẳng ai nhận những người không có học vấn cả, dù cậu đã qua các năm trung học rồi nhưng với tinh thần thiếu ý chí thì xét lại cậu cũng chẳng đủ sức cho công việc)…không có tiền câu đâm ra vòi vĩnh bố mẹ(tuy nhiên vẫn có một số người tốt, không phạm phải những sai lầm này)…tiêu xài tiền, rồi đủ các thói hư, tật xấu. Cuối cùng chàng thanh niên ấy đã kết thúc cuộc đời trong nhà tù hoặc trên giường bệnh sau bao năm ăn chơi, nghiện ngập. Đó là ví dụ về một con người không có lý tưởng sống. Còn những người sống có mục đích nhưng lại là mục đích tầm thường như ăn no mặc ấm, hạnh phúc gia đình, kiếm được nhiều tiền, cưới vợ đẹp,…Những người này vì lợi ích của bản thân, họ dễ dàng làm bạn với cái ác và sẽ phạm tội. Chúng ta thường đọc thấy trên báo công an hay thấy trên Tivi những tin liên quan đến ông này bà nọ có chức vụ, lạm dụng quyền hạn để trục lợi; hay những nhóm tội phạm, nhất là các nhóm thanh thiếu niên trẻ cướp giât, phạm tội… để kiếm tiền ăn chơi hay những thanh niên, học sinh (kể cả người lớn) ghiền chơi games đến mê mệt! Tất cả, những người sống không có mục đích và những người có mục đích tầm thường đều có kết quả không tốt.
Tóm lại,thanh niên chúng ta cần phải biết và tạo cho mình một lý tưởng sống cao đẹp,vì mọi người,vì quê hương đất nước. Bản thân mỗi chúng ta hãy tự nhìn lại cách sống của mình để hướng đến tương lai t ươi sáng. Cuối cùng xin kết thúc bằng lời của chiến sĩ cách mạng, một người cộng sản trẻ tuổi, một nhà văn, một anh hùng thời vệ quốc Xô Viết vĩ đại, Paven Copsagine trong tác phẩm Thép đã tôi thế đấy (tác giả Nikolai Ostrovsky): "Cái quí nhất của con người là cuộc sống. Đời người chỉ sống có một lần, phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và đớn hèn của mình, để đến khi nhắm mắt xuôi tay, mà có thể nói rằng: Tất cả đời mình ta đã cống hiến cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người. Và ta phải sống gấp lên mới được. Vì bệnh tật vô lý hay một sự bi đát tình cờ nào đó có thể bỗng nhiên cắt đứt cuộc đời này".