Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 9
01/04/2018 18:57:44

Phân tích khổ đầu bài thơ Nói với con để thấy được cội nguộn sinh dưỡng thiêng liêng của mỗi người

4 trả lời
Hỏi chi tiết
12.012
39
2
Deano
01/04/2018 19:31:23
Xưa nay tình mẫu tử là đề tài phong phú cho thơ ca. Nhưng những bài thơ về tình cha con thì có lẽ khá ít. Bài thơ "Nói với con" cuả Y Phương là 1 trong những tác phẩm hiếm hoi đó. Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình êm ấm, tình quê hương tha thiết, ngọt ngào và ngợi ca truyền thống nghĩa tình, sức sống mạnh mẽ của người dân tộc miền núi.
Cảm nhận đầu tiêntrong lời cha nói là hình ảnh con lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc, che chở của người đồng mình, của quê hương. Bài thơ mở ra với khung cảnh gia đình ấm cúng, đầy ấp giọng nói tiếng cười:
Chân phải....
....tiếng cười.
Khung cảnh ấy đẹp như 1 bức tranh: hình ảnh em bé ngây thơ lẫm chẫm tập đi, bi bô tập nói trong vòng tay, trong tình yêu thương, chăm sóc, nâng niu của cha mẹ; hình ảnh cha mẹ giang rộng vòng tay, chăm chút từng bước đi, từng bước đi, từng nụ cười, tiếng nói của con. Gia đình chính là cái nôi êm ái, tổ ấm để con sống, lớn khôn và trường thành trong niềm yêu thương con cái. Đó là không khí thường thấy trong các gia đình hạnh phúc. Nhưng cách diễn đạt ở đay có nét độc đáo riêng cảu người miền núi: nói bằng hình ảnh cụ thể. Điệp ngữ "bước tới", trong tình cảm người cha, ko khỏi niềm sung sướng, tự hào.
Không chỉ có gia đình, con còn lớn lên, trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong quê hường sâu nặng nghĩa tình:
Người đồng mình yêu lắm con ơi
...........tấm lòng
Một cách nói rất riêng, rất ngộ : "người đồng mình", là người miền mình, người vùng mình, là những người cùng sống trên 1 miền đất, cùng quê hương, cùng 1 dân tộc. Đó là cách nói mộc mạc, mang túnh địa phương của dân tộc Tày nhưng giàu sức biểu cảm, Tác giả vận dụng lối diễn đạt của người dân tộc miền núi để xây dựng hình ảnh thơ. Những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc đều được diễn tả trực tiếp bằng hình ảnh. Đan lờ để bắt cá, dưói bàn tay của người Tày, những nan trúc, nan tre đã trở thành "nan hoa". Vách nhà ko chỉ ken bằng gỗ mà còn đc ken bằng "câu hát". Rừng đâu chỉ cho nhìu gỗ quý, lâm sản mà còn cho hoa. Ba đông từ "đan", "cài", "ken" còn thể hiện sự đoàn kết, gắn bó cảu quê hương. Lao động đã đem đến cho con bao điều tốt đẹp, "người đồng mình" và quê hương ấp ủ, nuôi sống con trong tình thương yuê, trong tình đoàn kết buôn làng. Và con đường đâu chỉ để đi mà nó còn cho "những tấm lòng" nhân hậu, bao dung, nghĩa tình. Con đường đó là hình bóng thân thuôc của quê hương, còn in dấu những bước chân đi xuôi ngược, làm ăn sinh sống của buôn làng, nên nó mang 1 ý nghĩa thật to lớn trong quá trình khôn lớn của con. Sung sứong nhìn con khôn lớn, nha thơ suy ngẫm về tình làng bản quê nhà, về cội nguồn hạnh phúc:
Cha mẹ ...
....trên đời
Không chỉ gọi cho con về nguồn sinh dưỡng, cha còn nói với con về những đức tính cao đẹp của "người đồng mình" và ước mơ của cha về con. Đó là lòng yêu lao động, hăng say lao động với cả tấm lòng. Đó là sức sống bền bỉ mạnh mẽ vượt wa mọi khó khăn, gian khổ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
7
14
Nguyễn Mai
01/04/2018 19:32:25
Đứa con sinh ra suốt một thời ấu thơ của nó.Bước đi chập chưỡng đầu tiên của một con người thật trang trọng và cảm động.Vì nó có thể yên tâm ,tin cậy trong vòng tay của cha,của mẹ..Con lớn lên từng ngày trong tình thương yêu của cha và mẹ.Bằng những hình ảnh thật cụ thể,Y Phương đã tạo được không khí gia đình đầm ấm,quấn quýt.Đứa trẻ sinh ra trong gia đình hạnh phúc và lớn lên bằng sự đùm bọc,dìu dắt:”Chân trái bước tới cha-Chân phải bước tới mẹ”.Tấm lòng của mẹ,của cha là cái đích để con hướng tới.Sự lớn lên của đứa trẻ rất đỗi hồn nhiên.Hình ảnh cụ thể mà giàu chất thơ: ”Một bước chạm tiếng nói-Hai bước tới tiếng cười”.Hai thao tác tư duy không cùng hệ thống,vừa ngọ nghĩnh vừa sáng tạo biết bao!Không biết đó là sáng tạo của nhà thơ hay của dân tộc Tày ở Cao Bằng,một cách nói mộc mạc vốn dĩ đã có hồn thơ.Câu thơ có được cái ấm áp,rối rít,ngọt ngào,một thứ âm vang của những người làm mẹ,làm cha ai mà không bồi hồi,xao xuyến.Tuy vậy,dù tấm lòng của cha mẹ có độ bao dung sâu lớn đến đâu,đứa con rất cần nhưng chưa đủ.Ở đây có bầu sữa tinh thần thứ hai là quê hương.Như vậy,khổ thơ đầu của bài thơ là bức tranh gia đình đầm ấm,hạnh phúc trong sự chăm chút đứa con,đồng thời người cha nói với con lời đầu tiên,nhắc nhở con về tình cảm gia đình rột thịt,về cội nguồn của mỗi người
10
6
Quỳnh Anh Đỗ
01/04/2018 19:40:11

“Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười”.

Thông qua những ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, cách nói tự nhiên của người dân núi, bốn dòng thơ đã góp phần khơi gợi khung cảnh cảnh trong một ngôi nhà sàn đơn sơ, đầm ấm, một đứa trẻ thơ đang chập chửng với những bước đi chưa vững chải, bi bô những tiếng nói thơ ngây đầu đời gữa vòng tay yêu thương, nâng đón của người mẹ, người cha.

Cứ thế, khi bàn chân phải của đứa con chẳng may hụt hẫng, ngã nghiêng thì đã có người cha sẵn sang nâng đỡ, còn khi trẻ vấp váp về bên trái thì vòng tay yêu thương của mẹ lại dang ra, ôm ấp, xuýt xoa… Mỗi bước đi vững chải của con, từng tiếng nói được con phát ra rành rọt…là những tiếng cười mừng vui của mẹ, của cha vang lên. Và, bằng từng ngôn từ bình dị ấy, khổ thơ như mốn khẳng định rằng: người con được lớn lên, được trưởng thành là nhờ vòng tay yêu thuwong của cha mẹ trong không khí của một gia đình hạnh phúc.

6
14
Duyên Bàng
01/04/2018 20:04:22
chân phải bước tới cha
chân trái bước tới mẹ
một bước chạm tiếng nói
hai bước tới tiếng cười
cội nguồn sinh dưỡng cuả mỗi con người là gia đình và quê hương. " chân phải bước tới cha, chân trái bước tới mẹ" .
nôi êm để từ đó con lớn lên trưởng thành với những nét đẹp trong tình cảm tâm hồn phải chăng đó là điều đầu tiên mà người cha muốn nói với con cuả mk. tình cảm gia đình thắm thiết hp quê hương thơ mộng nghĩa tình và cuộc sốngtrên quê hương giúp con người trưởng thành. khi con sinh ra bố mẹ chứng kiến từng bước đy đầu đời cuả con . bằng những hình anh cụ thể Y Phương đã tạo nên một mái ấmgia đình hp đấm ấm quấn quýt , con người được nuôi dưỡng chở che trong vòng tay cuả cha mẹ .con lớn lên từng ngày trong tình yêu thương sự nâng đón mong chờ cuả cha mẹ từng bướcđy , từng tiếng nói , từng tiếng cười cuả con cha mẹ chăm chút vui buồn đón nhận.
kb: lời thơ rất đặc biệt ,bằng những hình ảnh cụ thể diễn tả ý trừu tượng cuả người miền núi khiến cho tình cám cha con thêm chân thành và thấm thía.
 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo