Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy kể về một số công trình kiến trúc xung quanh hồ Gươm

hãy kể về một số công trình kiến trúc xung quanh hồ Gươm!
3 trả lời
Hỏi chi tiết
507
2
1
Kim Mai
01/12/2021 14:25:24
+5đ tặng

Mặt Hồ Gươm vẫn lung linh mây trời, càng toả mát hương hoa thơm Thủ đô...". Nhắc đến Hà Nội là nhắc đến hình ảnh Hồ Gươm trong xanh và bóng Tháp Rùa nghiêng nghiêng soi dáng. Hồ Gươm cùng quần thể kiến trúc của nó đã trở thành một biểu tượng đẹp đẽ và thiêng liêng về Hà Nội - trái tim hồng của cả nước.

Hồ Gươm đã tồn tại từ rất lâu. Cách đây khoảng 6 thế kỷ, theo những địa danh hiện nay, hồ gồm hai phần chạy dài từ phố Hàng Đào, qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt tới phố Hàng Chuối, thông với sông Hồng. Nước hồ quanh năm xanh biếc nên hồ Gươm cũng được gọi là hồ Lục Thuỷ.

Vào thế kỷ XV, hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm. Sự kiện ấy gắn liền với truyền thuyết trả gươm thần cho Rùa Vàng của vị vua khai triều nhà Hậu Lê - người anh hùng của khởi nghĩa Lam Sơn chống lại giặc Minh (1417 - 1427), Lê Lợi. Truyền thuyết kể rằng khi Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn, có người dân mò được một lưỡi gươm, sau đó chính ông nhặt được một cái chuôi ở trong rừng. Khi lưỡi gắn vào chuôi gươm thì thân gươm ánh lên hai chữ "Thuận Thiên" - "Thuận theo ý trời". Gươm báu này đã theo Lê Lợi trong suốt thời gian kháng chiến chống giặc Minh. Khi lên ngôi về đóng đô ở Thăng Long, trong một lần nhà vua đi chơi thuyền trên hồ Lục Thuỷ, bỗng một con rùa xuất hiện. Rùa vươn đầu cất tiếng nói: "Xin bệ hạ hãy hoàn lại gươm cho Long Quân". Lê Thái Tổ hiểu ra sự việc bèn rút gươm khỏi vỏ, giơ gươm ra thì gươm bay về phía con rùa. Rùa ngậm gươm lặn xuống đáy hồ, và từ đó hồ Lục Thuỷ có tên gọi mới là hồ Hoàn Kiếm (trả gươm) hay hồ Gươm. Chính truyền thuyết đặc sắc này đã khẳng định tấm lòng yêu chuộng hoà bình, ghét chiến tranh của người dân Thăng Long - Hà Nội nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung. Câu chuyện này đã được nhấn mạnh trong ngày lễ Hà Nội đón nhận danh hiệu "Thành phố Vì hoà bình"

Sau đó, cũng vào thời Lê, hồ còn được dùng làm nơi tập luyện của thuỷ quân nên có lúc được gọi là hồ Thuỷ Quân.

Hồ Hoàn Kiếm là một thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội. Quanh hồ trồng nhiều loại hoa và cây cảnh. Đó là những hàng liễu rủ thướt tha, những nhành lộc vừng nghiêng nghiêng đổ hoa soi bóng dưới lòng hồ. Giữa hồ có tháp Rùa, cạnh hồ có đền Ngọc Sơn có "Đài Nghiên Tháp Bút chưa sờn"... Hình ảnh hồ Gươm lung linh giống như một tấm gương xinh đẹp giữa lòng thành phố đã đi vào lòng nhiều người dân Hà Nội. Người dân Hà Nội sống ở khu vực quanh hồ có thói quen ra đây tập thể dục vào sáng sớm, đặc biệt là vào mùa hè. Họ gọi các khu phố nằm quanh hồ là Bờ Hồ.

Không phải là hồ nước lớn nhất trong Thủ đô, song với nguồn gốc đặc biệt, hồ Hoàn Kiếm đã gắn liền với cuộc sống và tâm tư của nhiều người. Hồ nằm ở trung tâm một quận với những khu phố cổ chật hẹp, đã mở ra một khoảng không đủ rộng cho những sinh hoạt văn hóa bản địa. Hồ có nhiều cảnh đẹp. Và hơn thế, hồ gắn với huyền sử, là biểu tượng khát khao hòa bình (trả gươm cầm bút), đức văn tài võ trị của dân tộc (thanh kiếm thiêng nơi đáy hồ và tháp bút viết lên trời xanh). Do vậy, nhiều văn nghệ sĩ đã lấy hình ảnh Hồ Gươm làm nền tảng cho các tác phẩm của mình. Nhà thơ Trần Đăng Khoa từng viết:

"Hà Nội có Hồ Gươm
Nước xanh như pha mực
Bên hồ ngọn Tháp Bút
Viết thơ lên trời cao"

Và như thế, Hồ Gươm sẽ mãi sống trong tiềm thức mỗi người dân Thủ đô nói riêng và người dân cả nước nói chung như một biểu tượng thiêng liêng về lịch sử và truyền thống văn hóa dân tộc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Nguyễn
01/12/2021 14:25:25
+4đ tặng

Năm 1865, Phương đình Nguyễn Văn Siêu đứng ra vận động xây dựng lại đền Ngọc Sơn có diện mạo gần giống như hiện nay, liên hoàn, tinh tế với các công trình: tháp Bút, đài Nghiên, cầu Thê Húc, lầu Đắc Nguyệt, đình Trấn Ba.

Xây dựng trên đảo Ngọc, thuộc khu vực hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn không những là di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Thủ đô, mà còn là nơi biểu dương thần tượng văn võ song toàn - Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và ngôi sao Văn Xương - Thần chủ văn học của đất kinh kỳ.

Hai chữ đại tự “Phúc” “Lộc” do Nguyễn Văn Siêu viết ở cổng đền, là tâm nguyện của người xưa khắc ghi trên bia đá: “Người làm điều thiện không gì quan trọng bằng ngăn lòng dục của mình, để bảo tồn lẽ phải của tự nhiên. Được như vậy chỉ chẳng cầu phúc, cầu lộc, nhưng phúc lộc vẫn tự nhiên đến với họ”.

Đền Ngọc Sơn thường xuyên được tu bổ, tôn tạo để luôn xứng đáng với Hà Nội - Thủ đô hòa bình, trái tim của cả nước.

 

Đền Ngọc Sơn(Ảnh: TL)

2. Đền Bà Kiệu: Nằm bên bờ thắng cảnh Hồ Gươm, đối diện với đền Ngọc Sơn, nhìn qua tháp Bút, qua cầu Thê Húc.

Đền có tên chữ “Thiên Tiên Điện”, được xây dựng từ thời Lê Trung Hưng để thờ ba vị nữ thần: Liễu Hạnh công chúa - một trong “Tứ bất tử” trong thần điện người Việt, Đệ nhị Ngọc nữ Quỳnh Hoa và Đệ tam Ngọc nữ Quế Nương. Những năm đầu thế kỷ, do quy hoạch mở đường nên đã tách kiến trúc Đền làm hai phần: Nghi môn nằm sát bên bờ hồ Hoàn Kiếm và đền chính tọa lạc song song, cách đường phố Đinh Tiên Hoàng. Đền có quy mô kiến trúc hình chữ Công (I) gồm: nhà đại bái 3 gian rộng, phương đình hai tầng bốn mái và 3 gian hậu cung được quy hoạch tập trung tạo sự bề thế trang nghiêm.

Bộ di vật văn hóa - lịch sử của đền Bà Kiệu rất phong phú, đa dạng gồm bia đá, chuông đồng, hệ thống 27 đạo sắc phong thần thuộc các triều đại Lê, Tây Sơn và Nguyễn. Với hàng cột đá trong kiến trúc và hai cây đa cổ thụ sát bên Đền đã đem lại sự cổ kính và vẻ đẹp độc đáo của kiến trúc Việt Nam.

3. Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục: Là một Quảng trường nằm ở phía Đông Bắc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Quảng trường này là đấu nối các phố Lê Thái Tổ, Hàng Đào, Hàng Gai, Đinh Tiên Hoàng, Cầu Gỗ. Thời Pháp thuộc, Quảng trường này có tên là Palace Négrier (Quảng trường Tướng Négrier).

Về lịch sử Đông Kinh Nghĩa Thục: Từ giữa năm 1906 dân phố Hàng Đào thấy các nhà nho có tên tuổi như Phó bảng Hoàng Tăng Bí, Cử nhân Dương Bá Trạc, Tú tài Lê Đại, Huấn đạo Nguyễn Quyền…thường xuyên lui tới nhà cụ Cử Lương Văn Can ở số nhà 4. Lại có các vị thanh niên Tây học danh tiếng như Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Duy Tốn, Bùi Đình Tá... cũng có mặt.

 

Đền Bà Kiệu (Ảnh: TL)

Đến tháng 3 năm 1907, nhà số 10 phố Hàng Đào treo biển dọc, theo cách hồi đó Đông Kinh Nghĩa Thục và bắt đầu chiêu sinh. Đông Kinh là tên Kinh thành Thăng Long thời Lê sơ, sau đổi ra cả vùng đàng Ngoài, Nghĩa Thục là trường dạy việc nghĩa. Học sinh tới tấp ghi tên nhập học, đủ lứa tuổi, tầng lớp: các ông nhà Nho tới học chữ Pháp, quốc ngữ, các cậu thanh niên học chữ Pháp và cả chữ Hán, có riêng một lớp cho nữ. Ban đầu chỉ có 3 lớp khoảng 100 trò, đến tháng 5 năm 1907 khi có giấy phép chính thức (do Nguyễn Văn Vĩnh đứng ra làm đơn xin mở trường) thì học sinh đã lên tới vài trăm, phải mở 8 lớp. Nhà số 10 không đủ chỗ, phải san sang nhà cụ Cử Can số 4 và thuê thêm căn nhà bên số lẻ gần ngõ Gia Ngư của cụ Cống Sùng giàu có vào hạng nhất Hà Nội thời bấy giờ.

Có thế nói Đông Kinh Nghĩa Thục là nhà trường kiểu mẫu cho tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam trong điều kiện và hoàn cảnh lịch sử lúc đó. Do Lương Văn Can làm Thục trưởng và Nguyễn Quyền làm Giám học, trường có 4 ban: Giáo dục, Tài chính, Tu thư và Cổ động.

Chương trình học tập bao gồm những kiến thức địa lý, sử kí, cách trí, vệ sinh..., vẫn phải nương vào chương trình giảng dạy trong trường học của thực dân. Nhưng điểm khác nhau căn bản là Đông Kinh Nghĩa Thục chú trọng biên soạn những bài giảng theo quan điểm đào tạo những con người hữu dụng cho đất nước chứ không phải để đào tạo những tay sai như trong trường của thực dân. Bên cạnh nội dung giáo dục đó là các buổi diễn thuyết ngoại khóa hô hào chống lề thói phong kiến lạc hậu và trọng thực nghiệp, dùng hàng nội hóa...

Một vấn đề đặc biệt tiến bộ Đông Kinh Nghĩa Thục đã làm là mạnh dạn tuyên truyền những tư tưởng dân chủ tư sản tiến bộ của các nước châu Âu. Để truyền bá những tư tưởng học thuật mới, Đông Kinh Nghĩa Thục  đặc biệt chú trọng phổ biến chữ quốc ngữ thay thế cho chữ Nho khó đọc và dịch các sách ngoại ngữ ra chữ quốc ngữ.

Đông Kinh Nghĩa Thục  nhằm vào một mục tiêu cụ thể là phát triển văn hóa làm lợi khí để đẩy mạnh hoạt động thực nghiệp làm cho nước giàu dân mạnh. Nước có giàu dân có mạnh thì mới mong thoát khỏi ách nô lệ. Đó chính là nội dung và mục đích yêu nước mà Đông Kinh Nghĩa Thục đặt ra.

Cái “hồn ái quốc” mà Đông Kinh Nghĩa Thục muốn kêu gọi và giáo dục cho mọi người đó không thể là điều gì khác ngoài nền tự do của Tổ quốc. Đông Kinh Nghĩa Thục hoạt động hay như vậy nên ảnh hưởng tỏa ra nhiều nơi. Gần trung tâm Hà Nội có Mai Lâm Nghĩa Thục ở Hoàng Mai, Ngọc Xuyên nghĩa thục ở Tứ Liên. Các nhà Nho tiến bộ cũng lấy Chương trình Đông Kinh Nghĩa Thục về dạy ở quê hương mình như Cử nhân Nguyễn Châu Đỉnh làng Vẽ, Trần Đỉnh làng Thượng Cát (đều thuộc huyện Từ Liêm). Các địa phương khác đều có “phong trào” tương tự là Trôi Gối ở Đan Phượng, Nhị Khê ở Thường Tín, đều thuộc Hà Đông, cùng Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên...

 

1
0
Tâm Như
01/12/2021 14:27:12
+3đ tặng

Hà Nội có Hồ Gươm
Nước xanh như pha mực
Bên hồ ngọn Tháp Bút
Viết thơ lên trời cao

Cứ nhắc đến Hà Nội là nhắc đến hình ảnh hồ Hoàn Kiếm trong xanh và bóng Tháp Rùa nghiêng nghiêng soi dáng. Hồ Hoàn Kiếm cùng quần thể kiến trúc của nó đã trở thành một biểu tượng đẹp đẽ và thiêng liêng về Hà Nội – trái tim hồng của cả nước. Hồ Hoàn Kiếm đã tồn tại từ trước nay rất lâu, nếu tính từ khi hồ còn là một đoạn của dòng cũ sông Hồng để lại sau khi sông chuyển dòng thì tới nay hồ đã có đến vài nghìn tuổi. Theo những địa danh hiện nay, hồ Hoàn Kiếm gồm 2 phần chạy dài từ phố Hàng Đào, qua Hai Bà Trưng.

Lý Thường Kiệt tới phố Hàng
Chuối, thông với sông Hồng.

Tuy rằng hồ có từ rất lâu nhưng cái tên Hoàn Kiếm thì mới có từ năm thế kỷ nay. Trước đây, nước hồ quanh năm xanh biếc nên nó được gọi là Lục Thủy.Vào thế kỷ XV, hồ được mới được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm. Sự kiện ấy gắn liền với truyền thuyết trả gươm thần cho Rùa Vàng của vua Lê Lợi. Truyền thuyết kể rằng khi Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn, có người mò được một lưỡi gươm sắc bén, sau đó chính ông nhặt được chuôi gươm trong rừng. Khi Lê Lợi lấy lưỡi gắn vào chuôi gươm thì thân gươm ánh lên hai chữ "Thuận Thiên" ( nghĩa là: thuận theo ý trời ). Gươm báu này đã theo Lê Lợi trong suốt thời gian kháng chiến chống giặc Minh. Sau khi chiến thắng giặc Minh, Lê Lợi lên ngôi vua và về Thăng Long. Trong một lần nhà vua đi chơi thuyền trên hồ Lục Thủy, bỗng một con rùa xuất hiện, nhà vua rút gươm ra trỏ thì rùa liền đớp ngay thanh gươm rồi lặn xuống nước, vậy là vua đã trả gươm cho trời. Và từ đó hồ Lục Thủy có tên gọi mới là hồ Hoàn Kiếm, thường được gọi nôm na là Hồ Gươm. Sau đó, cũng vào thời nhà Lê, hồ còn được dùng làm nơi luyện tập của thủy quân nên có lúc được gọi là hồ Thủy Quân.

Hiện nay, Hồ Hoàn Kiếm có diện tích khoảng 12 Ha, chiều dài Nam-Bắc là 700m, chiều rộng Đông-Tây là 200m. Bao quanh hồ là các phố Lê Thái Tổ ở phía Tây, phố Đinh Tiên Hoàng phía Đông, phố Hàng Khay phía Nam. Ở giữa hồ có một gò đất gọi là gò Rùa. Gò hình gần tròn, có đường kính chiều đông-tây 18m, chiều bắc - nam 24m, diện tích khoảng 350m2. Tháp Rùa được xây trên gò rùa nơi xưa vua Lê Thánh Tông đã dựng Điếu Đài để nhà vua ra câu cá. Tháp hình chữ nhật, gồm 3 tầng. Tầng một: chiều dài 6,28 mét (của 2 mặt hướng Đông và Tây), mỗi mặt có 3 cửa, chiều rộng 4,54 mét, mỗi mặt có 2 cửa. Các cửa đều được xây cuốn, đỉnh thuôn nhọn. Tầng hai: chiều dài 4,8 mét, rộng 3,64 mét và có kiến trúc giống như tầng một. Tầng ba: chiều dài 2,97 mét, rộng 1,9 mét. Tầng này chỉ mở một cửa hình tròn ở mặt phía Đông, đường kính 0,68 mét, phía trên cửa có 3 chữ Quy Sơn tháp (tháp Núi Rùa). Tầng đỉnh có nét giống một vọng lâu, vuông vức, mỗi bề 2 mét. Đảo Ngọc Sơn: nằm ở phía Bắc hồ, xưa có tên là Tượng Nhĩ (tai voi).Vua Lý Thái Tổ đặt tên là Ngọc Tượng khi dời đô ra Thăng Long và đến đời Trần thì được đổi tên là Ngọc Sơn. Đền Ngọc Sơn thờ Văn Xương và Trần Hưng Đạo. Năm Tự Đức thứ 18 (1865), nhà nho Nguyễn Văn Siêu đứng ra tu sửa lại đền Ngọc Sơn. Đền mới sửa đắp thêm đất và xây kè đá xung quanh, xây đình Trấn Ba, bắc một cầu từ bờ Đông đi vào gọi là cầu Thê Húc. Tên của cầu có nghĩa là "nơi đậu ánh sáng Mặt Trời buổi sáng sớm".

Hình ảnh hồ Gươm lung linh giống như một tấm gương xinh đẹp giữa lòng thành phố Hà Nội đã đi vào lòng bất cứ ai đặt chân đến đây. Người dân Hà Nội sống ở khu vực quanh hồ có thói quen ra đây tập thể dục vào buổi sáng sớm, đặc biệt là vào mùa hè. Mọi người thường gọi các khu phố quanh hồ là Bờ Hồ. Tuy rằng hồ không phải là hồ nước lớn nhất trong Thủ Đô Hà Nội, song với nguồn góc đặc biệt, lại nằm trong trung tâm thành phố, giữa những dãy phố cổ, hồ Hoàn

Kiếm từ lâu đã gắn liền với cuộc sống con người nơi đây. Hồ Hoàn Kiếm – Hồ Gươm sẽ sống mãi trong tiềm thức của mỗi người dân Hà Nội nói riêng và người dân cả nước nói chung như một biểu tượng thiêng liêng về lịch sử và truyền thống văn hóa dân tộc.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo