Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
1. Đặc trưng của VHTN:
- Về nội dung:
a)Là những sáng tác phù hợp với tâm lí lứa tuổi khác nhau của trẻ em, được “nhìn đôi mắt trẻ thơ” và xuất phát từ cảm xúc hồn nhiên, trong trẻo, tự nhiên “như trẻ thơ”. Mỗi lần sáng tác cho các em là một lần người viết được “sống lại” tuổi thơ của mình và hòa đồng tâm hồn với trẻ thơ. Thế giới xung quanh trẻ luôn vui tươi, trong trẻo. Niềm vui như là một lẽ sống tự nhiên của các em - từ cách nhìn, cách nghe, cách cảm, cách nghĩ, trí tưởng tượng…
Một tác phẩm viết về con người hay đồ vật chỉ được coi là một tác phẩm VHTN khi tác giả biết “trẻ con hóa” những con vật, đồ vật ấy để nói lên những suy nghĩ của chính các em; cảm thông, chia sẻ, cảm hóa các em bằng những bài học nhân ái, nhẹ nhàng mà sâu sắc: “Ngỗng không chịu học/ Khoe biết chữ rồi/ Vịt đưa sách ngược/ Ngỗng cứ tưởng xuôi/ Cứ giả đọc nhẩm/ Làm vịt phì cười/ Vịt khuyên một hồi/ Ngỗng ơi! Học! Học!”…(Ngỗng và Vịt - Phạm Hổ).
b)Có vai trò quan trọng trong việc giáo dục toàn diện nhân cách trẻ em cả về đạo đức, trí tuệ và tình cảm thẩm mĩ.Ở lứa tuổi mầm non, với tâm hồn thơ ngây, trong trắng, chưa có nhiều những trải nghiệm cá nhân, nhận thức về thế giới xung quanh ở mức cảm tính…, nên việc tiếp xúc với cái đẹp lấp lánh của ngôn từ và trí tưởng tượng phong phú trong tác phẩm VHTN sẽ là cơ sở để các em rung động và cảm nhận được vẻ đẹp về một thế giới bao la đầy âm thanh, màu sắc và sự huyền bí. Trong truyện cổ tích, trẻ được gặp ông Bụt, bà Tiên tốt bụng với những phép biến hóa thần thông, những nàng công chúa xinh đẹp, những chàng hoàng tử thông minh, can đảm… Còn trong truyện thần thoại, các em lại được bắt gặp lối nhân hóa và sự tưởng tượng nghệ thuật, ở đó các con vật, cỏ cây, hoa lá hiện lên một cách sinh động thể hiện tình cảm gắn bó sâu sắc giữa con người với thiên nhiên. Trẻ thơ vốn đã sẵn trong đầu trí tưởng tượng phong phú nên khi gặp những yếu tố kì ảo, đẹp đẽ trong các tác phẩm văn học thì trí tưởng tượng ở trẻ càng được thăng hoa, giúp các em phát triển trí tuệ và thưởng thức cái đẹp, tâm hồn nhạy cảm, tinh tế hơn…
c) Phù hợp với thị hiếu, tâm lí các em và hướng dẫn tới cái đẹp chân - thiện – mĩ. Trẻ em ở lứa tuổi mầm non là những “bạn đọc đặc biệt” (chưa biết đọc, biết viết, được tiếp xúc với văn học thiếu nhi chủ yếu là qua lời đọc, lời kể của ông bà, cha mẹ, thầy cô,…), cho nên VHTN viết cho các em phải đặc biệt quan tâm đến đặc điểm tâm lí lứa tuổi và những sở thích của trẻ nhỏ. Các em vốn rất yêu cái cái đẹp, cái tốt, cái thực; vì vậy các nhà văn cần nắm được những đặc điểm tâm lí của trẻ để thỏa mãn những nhu cầu ấy một cách tự nhiên. Những hình tượng nghệ thuật, giàu giá trị nhân văn kết hợp vần điệu, nhạc điệu do các nhà văn dày công sáng tạo trong tác phẩm sẽ gây được những ấn tượng sâu sắc trong tâm hồn trẻ thơ, tác động nhẹ nhàng đến nhận thức, tư tưởng tình cảm ở trẻ.
d) VHTN có vai trò quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.VHTN như một nguời bạn đồng hành cùng trẻ thơ, cung cấp cho trẻ thơ một vốn từ ngữ khổng lồ, đặc biệt là những từ ngữ nghệ thuật. Khi trẻ thường xuyên tiếp xúc với các tác phẩm VHTN, vốn từ ngữ của các em phong phú và sống động hơn. Các em tự hình thành cho mình khả năng diễn đạt một vấn đề một cách mạch lạc, giàu hình ảnh và biểu cảm bởi đã được học cách diễn đạt sinh động ấy trong tác phẩm. Đối với trẻ mầm non, sự phát triển ngôn ngữ ấy qua hoạt động bắt chước lời nói, việc làm của các nhân vật hoặc những cách diễn đạt trong tác phẩm. Chính quá trình trẻ được nghe, được kể diễn cảm truyện, thơ và được trực tiếp tham gia vào hoạt động đọc, kể lại truyện thơ sẽ giúp trẻ tích lũy và phát triển thêm nhiều từ mới. Điều này giúp giáo viên có thể dễ dàng hơn trong việc rèn luyện khả năng biểu cảm trong ngôn ngữ nói, ngôn ngữ miêu tả, ngôn ngữ đối thoại với trẻ.
e) Những tác phẩm thơ, truyện của trẻ tự viết cho mình hay của người lớn viết cho các em phải rất hồn nhiên, vui tươi, ngộ nghĩnh và trong sáng. Những tác phẩm thơ, truyện do chính các em sáng tác bao giờ cũng thể hiện những xúc cảm chân thành, hồn nhiên, trong trẻo,…như chính bản tính của trẻ thơ. Qua cái nhìn “trong veo” ấy, cuộc sống xung quanh các em trở nên hấp dẫn, đẹp đẽ và đầy sức sống. Ví dụ: Đọc bài thơ “Giỡn sóng” của bé Cẩm Thơ, chúng ta thấy hiện lên một thế giới diệu kì với biết bao điều lí thú dưới con mắt của trẻ thơ: “Năm năm em lại về giỡn sóng/ Ôi cái sóng biển Đông! Phù sa về nhuộm hồng/ Triều lên cùng với sóng/ Triều reo như trẻ nhỏ/ Em òa vào lòng sóng mênh mông”…
Người lớn muốn viết cho trẻ em phải học được sự hồn nhiên, ngây thơ ấy, phải thực sự hòa nhập với cuộc sống trẻ thơ, sống hết mình với tuổi thơ mới có thể tạo ra được sự cộng hưởng với trẻ thơ và mang lại cho tác phẩm sự thành công. Ví dụ: Bài thơ “Chú thỏ đa nghi” (Phạm Hổ) : “Thỏ đây! Ai đấy? Mèo à? Mèo thế nào? Mình không trông thấy cậu/ Nhỡ đứa khác thì sao?”… không chỉ thể hiện sự hồn nhiên ngây thơ mà còn đa nghi, ngốc nghếch của chú thỏ. Thỏ dùng máy nói mà cứ đòi phải nhìn thấy người ở đầu dây bên kia chú mới tin đó chính là bạn mình.
- Về nghệ thuật:
a) Giàu chất thơ, chất truyện. Sở dĩ các tác phẩm truyện viết cho trẻ em lôi cuốn, hấp dẫn, có sức cảm hóa lạ lùng, mạnh mẽ được các em là vì luôn lấp lánh chất thơ. Chất thơ giúp trẻ em sau khi được nghe ông bà, cha mẹ kể chuyện, gấp sách lại vẫn thấy bao nhiêu điều kì diệu, “bám chặt” lấy tâm hồn, tình cảm và chắp cánh cho những ước mơ, khát vọng của tuổi thơ (truyện “Dế mèn phiêu lưu kí” của Tô Hoài là một ví dụ cụ thể).
Chất truyện trong thơ cũng là một trong những yếu tố tạo nên hình tượng cảm xúc trong thơ. Mỗi bài thơ viết cho trẻ thơ gần như là một trong yếu tố tạo nên hình tượng cảm xúc trong thơ. Mỗi bài thơ viết cho trẻ gần như một mẩu truyện hoặc chứa đầy yếu tố truyện. Điều đó khiến cho các em dễ hiểu, dễ cảm nhận và thuộc lòng những vần thơ. Trong bài “Chú bò tìm bạn” (Phạm Hổ), các vần thơ, vần thơ được tác giả viết ra bằng những từ ngữ hết sức đời thường để kể cho các em nghe một câu chuyện về tình bạn đầy xúc động và tinh tế: “Mặt trời rúc bụi tre/ Buổi chiều về nghe mát/ Bò ra sông uống nước/ Thấy bóng mình ngỡ ai/ Bò chào: “Kìa anh bạn/ Lại gặp anh ở đây”/ Nước đang nằm nhìn mây/ Nghe bò cười toét miệng…”
b)Hài hước, dí dỏm. Mỗi một tác phẩm viết cho các em đều chứa đựng những tiếng cười hóm hỉnh và tinh nghịch, hồn nhiên và trong sáng. Có thể nói trong kí ức về một làng quê bình dị, ở đó chứa đựng biết bao điều lí thú nảy sinh từ những kỷ niệm ấu thơ của mình và bật lên những tiếng cười thật sảng khoái.
Khác với những tác phẩm của trẻ tự viết cho mình, thơ hay truyện của người lớn viết cho các em phải tiến tới sự kết hợp hài hòa giữa chất thơ và chất trẻ thơ, phải hồn nhiên, vui tươi, ngộ nghĩnh. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy đặc trưng ấy trong bài thơ “Ngủ rồi” (Phạm Hổ):“Gà mẹ hỏi gà con/ Đã ngủ chưa đấy hả?/ Cả đàn gà nhao nhao/ Ngủ cả rồi đấy ạ!”…
c) Ngắn gọn, trong sáng, dễ hiểu. Nếu như thơ, văn viết cho người lớn thường hướng tới cái gì đó cao xa, trừu tượng thì thơ, văn viết cho trẻ em phải ngắn gọn, súc tích, trong sáng, dễ hiểu. Sự ngắn gọn không chỉ thể hiện ở dung lượng tác phẩm mà còn thể hiện trong cả câu văn, câu thơ. Trong văn xuôi thường sử dụng những câu đơn, ngắn, vừa sức với khả năng tiếp nhận của trẻ nhỏ; còn trong thơ, các nhà văn thường sử dụng thể thơ 3 chữ, 4 chữ, 5 chữ, rất gần với đồng dao, vui nhộn, vừa dễ đọc, dễ thuộc, dễ nhớ.
d) Giàu hình ảnh, vần điệu, nhạc điệu. Những hình ảnh đẹp, rực rỡ cùng với vần điệu, nhạc điệu vui tươi sẽ làm cho tác phẩm thêm sinh động và có sức lôi cuốn, hấp dẫn các em. Đây là một trong những yếu tố không thể thiếu trong thơ viết cho các em.
Giai đoạn: l1+l2+l3 (tiểu học)
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |