LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lời bài hát trên gợi em liên tưởng đến bài thơ nào trong chương trình Ngữ văn lớp 9, Nêu tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ

Đề 2: Trong lời bài hát “Xe ta đi trong đêm Trường Sơn” có đoạn:

“Những đêm Trường Sơn

Đường tiền tuyến uốn quanh co

Mây trời đẹp quá,

Vỡ kính rồi, trăng tràn cả vào xe”...

(Nhạc và lời: Tân Huyền)

1: Lời bài hát trên gợi em liên tưởng đến bài thơ nào trong chương trình Ngữ văn lớp 9? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ.

2: Tác giả đã đưa vào trong bài thơ em vừa gợi nhớ một hình ảnh rất độc đáo. Theo em, đó là hình ảnh nào? Việc sáng tạo hình ảnh đó của tác giả nhằm mục đích gì?

3: Dựa vào khổ thơ cuối của bài thơ, hãy viết một đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch (khoảng 12 câu) làm rõ bức chân dung tuyệt vời về người chiến sĩ lái xe Trường Sơn. Trong đoạn có sử dụng một phép nối và một câu phủ định (gạch chân, chú thích rõ).

4: Kể tên một tác phẩm thơ đã học cùng viết về đề tài người lính, ghi rõ tên tác giả

1 trả lời
Hỏi chi tiết
1.154
0
0
Thầy Hưng Dạy Toán
02/12/2021 20:09:38
+5đ tặng

. Đoạn thơ trên khiến em nhớ đến " Bài thơ về tiểu đội xe không kính " của tác giả Phạm Tiến Duật.

- Ý nghĩa nhan đề : Nhan đề làm nổi bật hình ảnh trung tâm xuyên suốt cả bài  thơ là những chiếc xe không kín , một phát hiện thú vị thể hiện sự am hiểu, gắn bó với đời sống chiến tranh của tác giả. Hai từ  "Bài thơ" cho thấy cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả: không chỉ viết về hiện tượng chiến tranh khốc liệt mà còn toát lên vẻ đẹp tâm hồn của người lính lái xe Trường Sơn dũng cảm, trẻ trung, ngang tàn, tinh nghịch  .

2. Đó là hình ảnh những chiếc xe không kính . Việc sáng tạo hình ảnh đó , tác giả đã cho người đọc thấy được sự trần trụi và chân thực của cuộc kháng chiến chống Mĩ đầy gian khổ của dân tộc ta.

3.

Chiến tranh qua đi nhưng dư âm của nó về bao mất mát, đau thương dường như vẫn còn hằn sâu trong trái tim mỗi người dân Việt Nam ta. Đứng ở thời điểm hôm nay, ngoảnh đầu nhìn lại quá khứ, ta thật bồi hồi  và xúc động Khi nghĩ đến những người anh hùng đã không ngại hy sinh thân mình để bảo vệ Tổ quốc. Đó là những lính lái xe Trường Sơn anh dũng, kiên cường thời chống Mĩ trong " Bài thơ về tiểu đội xe không kính ". Đấy là những con người có lí tưởng lớn lao đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích cá nhân. Tham gia kháng chiến, người lính phải đối mặt với biết bao hiểm nguy luôn rình rập : nào là bom Mĩ dội xuống như trút nước, nào là cái nắng gió của Trường Sơn. Tất cả những cái gian khó ấy đã được Phạm Tiến Duật khắc họa rõ nét qua một hình ảnh hết sức trần trụi. Và cái trần trụi ấy là những chiếc xe không kính. Xe không kính là hậu quả của chiến tranh để lại, là sự hủy hoại đến tàn khốc phương tiện đi lại bằng bom mìn của kẻ thù. Ngồi và lái trên chiếc xe ấy, người lính phải đối mặt với rất nhiều hiểm nguy, có thể mất mạng bất cứ lúc nào. Nhưng vượt lên trên tất cả, các anh vẫn mang trong mình niềm lạc quan và tin tưởng vào chiến thắng của tương lai. Với trái tim tràn đầy tình yêu tổ quốc và quyết tâm băng qua bão đạn để chiến đấu vì miền Nam ruột thịt , người lính đã không ngần ngại khó khăn và cứ thế tiến về phía trước. Chính tình yêu tổ quốc đã thúc đẩy các anh quyết tâm vượt qua gian nguy và hi vọng vào tương lai tươi sáng của dân tộc. Đó quả là phẩm chất đáng tự hào về các anh lính thời chống Mỹ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư