Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về bài ca dao sau

Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về bài ca dao sau :
                  Thương thay thân phận con tằm
         Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ 
                  Thương thay lũ kiến li ti
         Kiếm ăn được được mấy phải đi tìm mồi 
Giúp mik nhoa ! Nếu đúng cho 5* + 1 flo + 20 xu lun ! 
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
401
1
0
Nguyễn Nguyễn
03/12/2021 17:32:32
+5đ tặng

Ca dao không chỉ bày tỏ tình yêu quê hương đất nước, mà còn gửi gắm lời than thân trách phận. Một trong số đó là bài ca dao:

“Thương thay thân phận con tằm
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ
Thương thay lũ kiến li ti
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi
Thương thay hạc lánh đường mây
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi
Thương thay con cuốc giữa trời
Dầu kêu ra máu có người nào nghe”

Bài ca dao bao gồm tám câu lục bát, chia làm bốn cặp. Tác giả dân gian đã mượn hình ảnh quen thuộc là “con kiến”, “con tằm”, “con hạc”, “con cuốc” để chỉ các kiếp người trong xã hội xưa. Mở đầu mỗi cặp lại bắt đầu bằng cụm từ “thương thay”. Từ đó, tác giả dân gian muốn nhấn mạnh nỗi xót xa, thương cảm dành cho những kiếp người trong xã hội xưa, thể hiện sự đồng cảm sâu sắc với những số phận ấy.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Tâm Như
03/12/2021 18:10:09
+4đ tặng
Một trong số những bài ca dao nói về số phận của con người trong xã hội xưa là “thương thay thân phận con tằm”.

Bài ca dao “thương thay thân phận con tằm” được viết theo thể thơ lục bát. Âm hưởng của bài ca dao mềm mại. Câu từ mộc mạc, giản dị đã làm cho bài ca dao trở nên phổ biến trong dân gian Việt Nam:

“Thương thay thân phận con tằm,
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
Thương thay lũ kiến li ti,
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi”

Hình ảnh “con tằm” và “con kiến” trong bốn câu thơ đầu của bài ca dao chính là những hình ảnh ẩn dụ cho những thân phận “bé nhỏ” trong xã hội cũ. Họ là những người có địa vị thấp kém phải lam lũ làm ăn và chịu sự đàn áp của những kẻ có địa vị trong xã hội. Thân phận con tằm đã bé nhỏ, chỉ được ăn lá dâu nhưng lại phải nhả tơ - thứ tơ vàng óng ánh dùng để dệt thành vải, lụa và tạo ra những sản phẩm cao cấp có giá trị. Sau khi nhả tơ xong, con tằm cũng hết giá trị và đồng nghĩa với việc cuộc đời của nó cũng kết thúc. Như vậy hình ảnh con tằm nhả tơ chính là một đại diện cho những người lao động trong xã hội cũ, họ bị bóc lột sức lao động để tạo ra của cải cho địa chủ, khi sức lao động yếu đi họ cũng sẽ bị sa thải hoặc bị đối xử tệ bạc và tàn ác.


 
Hình ảnh con kiến li ti khiến người ta có cảm giác thật bé nhỏ, những chú kiến ấy mải miết ngược xuôi để tìm mồi. Những chú kiến ấy cũng giống như những người nông dân ngày ngày bán mặt cho đất bán lưng cho trời, đi sớm về khuya nhưng cuộc sống vẫn khó khăn vất vả.

“Thương thay hạc lánh đường mây
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi
Thương thay con cuốc giữa trời
Dầu kêu ra máu có người nào nghe”

Hình ảnh “cánh chim, con hạc, con cuốc” là những hình ảnh vô cùng quen thuộc trong ca dao. Có lẽ những người nông dân lao động tìm thấy sự đồng điệu giữa hình ảnh gầy guộc, lầm lũi của con vật với chính bản thân mình. Những chú chim mải miết bay đi tìm ăn, bay đến mỏi cánh mà không biết ngày nào sẽ kết thúc cuộc hành trình ấy, cũng giống như cuộc đời phiêu bạt lận đận của những người dân lao động. Những con người bé nhỏ ấy phải cố gắng kiếm sống ngày qua ngày mà không biết khi nào cuộc sống ấy mới chấm dứt, không biết bao giờ mới hết đói hết khổ.

Ở hai câu thơ cuối, hình ảnh “con cuốc” mới đáng thương làm sao. Con cuốc bé nhỏ giữa bầu trời rộng lớn dẫu có kêu gào đến mức nào cũng không có ai thấu hiểu, không có ai lắng nghe. Con cuốc ấy cũng là hiện thân của người dân lao động thấp cổ bé họng, dù họ có kêu tới mức nào thì cũng không ai hiểu cho nỗi khổ của họ, không ai có thể cứu vớt họ khỏi cuộc sống tăm tối, khổ cực. Họ hoàn toàn không nhận được sự đồng cảm của mọi người, đặc biệt là giai cấp thống trị xã hội lúc bấy giờ vì vậy tiếng kêu than của họ cũng trở nên vô vọng.

Những người lao động xưa khi nhìn thấy những con vật bé nhỏ tội nghiệp thường có sự đồng cảm bởi chính họ cũng nhỏ bé, tội nghiệp như những con vật ấy. Từ “thương thay” được lặp đi lặp lại trong suốt bài ca dao đã nhấn mạnh sự xót xa vô hạn, nỗi thương cảm vô bờ của người dân lao động đối với những con vật bé nhỏ và cũng chính là niềm thương cảm đối với bản thân họ.


 
Xã hội phong kiến giống như địa ngục trần gian của những người nhân dân lao động, cuộc sống lầm than khổ cực khiến họ phải cất tiếng than ai oán qua những bài ca dao. Những bài ca dao ấy vẫn còn lưu truyền cho đến ngày nay và đó sẽ là kho tàng văn hóa dân gian vô giá của dân tộc Việt Nam. Mỗi người dân Việt Nam chúng ta có nhiệm vụ phải gìn giữ, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, biết quý trọng hiện tại và cống hiến hết mình cho Tổ Quốc.
thlinh
nhìn lại đề bài

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×