Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy phân tích về các giai đoạn phát triển của văn học thiếu nhi Việt Nam

Hãy phân tích về các giai đoạn phát triển của văn học thiếu nhi Việt Nam .
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
313
0
1
ghuy
03/12/2021 22:19:03
+5đ tặng
Cuộc đấu tranh đó tạo nên động lực bên trong cho sự phát triển tư duy khoa học của các ngành khoa học khác nhau. Văn học nói chung và văn học thiếu nhi nói riêng cũng không nằm ngoài “con đường” này. Quá trình phát triển của văn học thiếu nhi được xem là “gian nan” hơn so với các loại thể văn học khác, lí do chính nằm ở chỗ đối tượng mà nó hướng tới: thiếu nhi – một đối tượng “đặc biệt”. “Đặc biệt” ở chỗ, đối tượng này tuy còn hạn chế về nhận thức đối với thực tại khách quan nhưng lại được xem là rất “mạnh” trong việc tiếp thu các tri thức về thực tại. Việc xác định xem sự phát triển của dòng văn học này chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa duy tâm hay chủ nghĩa duy vật thiết nghĩ cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Bài viết này hi vọng sẽ góp thêm một góc nhìn mới mẻ về sự phát triển của văn học thiếu nhi trong toàn bộ quá trình phát triển của nền văn học nước nhà. 2. Cơ sở lí luận 2.1. Sự đối lập của chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong triết học và bản chất của chủ nghĩa duy vật mác-xít * ThS, Trường Đại học Sư phạm TPHCM 72 Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Hoàng Trường Giang _____________________________________________________________________________________________________________ Việc giải quyết mặt thứ nhất của vấn đề cơ bản của triết học đã phân chia các nhà triết học theo hai trào lưu là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Chủ nghĩa duy vật cho rằng vật chất có trước ý thức và quyết định ý thức. Trong khi đó, chủ nghĩa duy tâm lại khẳng định ý thức có trước, vật chất có sau, ý thức quyết định vật chất. Trong lịch sử, chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm là hai trường phái chính trong triết học, luôn luôn đấu tranh với nhau. Sự đối lập đó có thể coi là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt lịch sử triết học, tạo thành một động lực nội tại cho sự phát triển của triết học. Tuy nhiên cũng không nên quá cường điệu quá sự đối lập giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm để xem xét các hệ thống triết học trong lịch sử cũng như xem xét các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Trên thực tế, không phải bao giờ và ở đâu sự đối lập giữa duy vật và duy tâm cũng thể hiện rõ ràng và đậm nét. Do đó không thể quy kết một học thuyết khoa học nào đó về chủ nghĩa duy vật hoặc chủ nghĩa duy tâm một cách đơn giản. Sự ra đời của chủ nghĩa duy vật mác-xít là một bước ngoặt trong quá trình phát triển của triết học. Chủ nghĩa duy vật mác-xít là đỉnh cao của thế giới quan duy vật, là chủ nghĩa duy vật triệt để. Đặc điểm quan trọng nhất về mặt bản chất của chủ nghĩa duy vật mác-xít là đã giải quyết đúng đắn vấn đề cơ bản của triết học từ quan điểm thực tiễn. Chủ nghĩa duy vật mác-xít khẳng định rằng, vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức. Đó là nguyên tắc xuất phát của chủ nghĩa duy vật mác-xít. Xa rời nguyên tắc đó sẽ xa rời thế giới quan duy vật, sẽ sa vào chủ nghĩa duy tâm. Mặt khác, khi khẳng định sự phụ thuộc của ý thức vào vật chất, chủ nghĩa duy vật mác-xít đồng thời cũng vạch ra sự tác động trở lại vô cùng quan trọng của ý thức đối với vật chất. Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người một cách năng động, sáng tạo. Ý thức phản ánh thế giới khách quan trong quá trình con người tác động, cải tạo thế giới bằng thực tiễn. Vì vậy, ý thức của con người có tác động tích cực làm biến đổi hiện thực khách quan theo nhu cầu của mình. Quan hệ giữa vật chất và ý thức không phải là quan hệ một chiều mà là quan hệ tác động qua lại. Nếu không nhận thức được điều đó thì sẽ rơi vào quan niệm duy vật tầm thường, phi biện chứng, bảo thủ và trì trệ trong hành động. Sự tác động qua lại giữa vật chất và ý thức, trong đó vật chất là cái quyết định, diễn ra trên cơ sở thực tiễn. Thực tiễn là khâu trung gian nối liền giữa cái vật chất và cái tinh thần. Phạm trù thực tiễn, do vậy, có ý nghĩa thế giới quan quan trọng, góp phần làm cho quan niệm mác-xít về vật chất và ý thức mang tính duy vật triệt để, không chỉ trong tự nhiên mà còn trong đời sống xã hội. 2.2. Quá trình hình thành và phát triển của văn học thiếu nhi Việt Nam “Văn học thiếu nhi là những tác phẩm văn học mà nhân vật trnng tâm là thiếu nhi hoặc được nhìn bằng “đôi mắt trẻ thơ”, với tất cả những tình cảm, xúc cảm mãnh liệt, tinh tế, ngây thơ

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Alienware
03/12/2021 22:21:31
+4đ tặng
Có thể nói, dưới góc nhìn của chủ nghĩa duy vật mác-xít, văn học thiếu nhi Việt Nam bao gồm hai giai đoạn phát triển khác nhau: giai đoạn đầu với những sáng tác truyền miệng, văn học thiếu nhi Việt Nam tất yếu mang đậm tính duy tâm; còn ở giai đoạn sau, giai đoạn văn học viết (chủ yếu là viết bằng chữ quốc ngữ), văn học thiếu nhi ngày càng mang tính duy vật triệt để hơn
1
0
Vũ Nguyệt
03/12/2021 22:21:47
Chia làm ba giai đoạn: 
- Trước 1945
- Từ 1945-1975
- Từ 1975 đến nay
Vũ Nguyệt
https://text.123docz.net/document/3172057-van-hoc-thieu-nhi.htm

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×