LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 15 câu, phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật lão Hạc trước khi bán cậu Vàng trong truyện ngắn cùng tên. Đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm đã học

Viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 15 câu , phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật lão Hạc trước khi bán cậu Vàng trong truyện ngắn cùng tên . Đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm đã học . Cho biết công dụng của hai dấu câu đó  
Giúp Mình Nhanh Đc Ko Ạ 
 
3 trả lời
Hỏi chi tiết
363
3
0
Nguyễn Nguyễn
06/12/2021 08:24:12
+5đ tặng

Truyện Lão Hạc được miêu tả và kể lại bằng những tâm sự của nhân vật chính và xung quanh nhân vật chính. Đó là tâm sự của Lão Hạc về con chó, về người con trai của lão, về kiếp người, về cái chết, về mảnh vườn. Đó là tâm sự của ông giáo, của vợ ông giáo, của Binh Tư về thân phận lão Hạc. Có đoạn Nam Cao tả ngoại hình nhân vật bằng những từ tượng hình rất ấn tượng, đó cũng là một gương mặt mang nỗi đau của cõi lòng quặn thắt: (cười như mếu, mắt ầng ậng nước, mặt đột nhiên co rúm lại, những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra…). Đây là một tâm sự đau nhất của một tâm hồn trong trẻo, chân thật: "Thì ra tôi già bằng này tuổi rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó”.

Sự xuất hiện của các nhân vật khác trong truyện đều không được miêu tả ngoại hình, mỗi người chỉ hiện diện bằng một tâm sự về lão Hạc và bằng một tâm sự của nhà văn về thân phận họ. Có tâm sự hoài nghi, miệt thị của Binh Tư “làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão hạc bởi vì lão lương thiện quá”. Có tâm sự của người con trai lão Hạc, rất thương cha nhưng phải bỏ làng ra đi và mang trong lòng một niềm u uất.

Nhân vật ông giáo trong truyện là một mạch tâm sự có biến động, từ “dửng dưng” đến “ái ngại” “muốn ôm choàng lấy lão mà oà lên khóc” đến kính trọng.

Bàng hoàng: “Hỡi ôi lão Hạc… con người đáng kính ấy”. Sau cùng là thái độ vững tin thầm lặng, bền bỉ, sáng ngời vào nhân cách của lão Hạc. Lão Hạc kết thúc đời mình trong khung cảnh “nhốn nháo”, “chẳng ai hiểu” của dư luận, nhưng câu chuyện lại truyền đi một thông điệp cuối cùng, thông thiết, son sắt như một lời thề: “Lão Hạc ơi! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt… Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn”.

Cốt truyện lão Hạc thể hiện trực tiếp tấm lòng của nhà văn về con người, một quan niệm nghệ thuật được thể hiện thành một mạch tâm sự rung động của các mạch tâm sự, để hiện ra một tâm thế của người nông dân.

Lão Hạc là chân dung của một tâm hồn lão nông Việt Nam “đáng kính”, nói theo ngôn ngữ của nhân vật ông giáo trong truyện. Phần đáng kính ấy là cõi lòng của lão, một khối tâm sự nhức nhối bởi sự vò xé, xô đẩy không nguôi giữa một bên là cảnh đời túng quẩn, với một bên là cõi lòng lão Hạc đôn hậu, trong sáng.

Cảm hứng nổi bật của Nam Cao trong truyện ngắn lão Hạc là khẳng định mãnh liệt về tình thương, niềm tin đối với con người. Lão Hạc tin vào đứa con của mình, lão tin vào con trai lão sẽ trở về.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Nguyen Dat
06/12/2021 08:55:00
+4đ tặng

Vợ lão Hạc chết sớm. Con lão lại phẫn chí mà bỏ đi đồn điền cao su. Lão chỉ còn có cậu Vàng. Lão quý con chó như một người đàn bà hiếm hoi quý đứa con cầu tự. Nhưng rồi hoàn cảnh buộc lão phải bán cậu Vàng. Con chó mất đi, người nông dân khổ sở bất hạnh tột cùng kia đã đau đớn và day dứt chẳng khác nào mất đi một phần cơ thể của chính mình.

Câu chuyện xảy ra sau khi lão ốm một trận kéo dài hai tháng mười tám ngày. Trận ốm làm lão yếu đi ghê lắm! Lão không thể đi làm thuê được. Rồi lại bão, hoa màu trong vườn bị phá sạch sành sanh. Gạo thì mỗi ngày một kém. Lão đành phải dứt ruột bán cậu Vàng.

Câu chuyện tưởng như cũng chẳng có gì ghê gớm lắm. Bán một con chó đâu phải chuyện động trời động biển gì. Với người khác, câu chuyện ắt sẽ rất bình thường nhưng với lão Hạc thì không. Bởi con chó đối với lão không chỉ là một gia tài mà nó còn là một kỉ niệm, là tình thương của cha con lão. Mà với lão lúc ấy chắc chẳng có gì quan trọng hơn đứa con trai. Cậu Vàng là một kỉ vật. Chính bởi thế nên khi bán chó xong, Lão Hạc day dứt lắm. Lão muốn tìm ai để chia sẻ. Lão vội nghĩ ra và sang ngay nhà ông giáo. Gặp ông giáo “Lão cố làm ra vui vẻ. Nhưng lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậc nước”. Ngày con lão bỏ đi chưa chắc gì lão khóc vậy mà bây giờ lão đang “ép” những giọt nước mắt khó khăn của một ông lão đã đến tuổi gần đất xa trời. Có như vậy ta mới thấy lão là người tình nghĩa. Và quan trọng hơn sau những giọt nước mắt kia ta tủi thân cho lão, một con người “chẳng bao giờ có quyền giữ cho mình một cái gì”.

Câu chuyện tưởng như cũng chẳng có gì ghê gớm lắm. Bán một con chó đâu phải chuyện động trời động biển gì. Với người khác, câu chuyện ắt sẽ rất bình thường nhưng với lão Hạc thì không. Bởi con chó đối với lão không chỉ là một gia tài mà nó còn là một kỉ niệm, là tình thương của cha con lão. Mà với lão lúc ấy chắc chẳng có gì quan trọng hơn đứa con trai. Cậu Vàng là một kỉ vật. Chính bởi thế nên khi bán chó xong, Lão Hạc day dứt lắm. Lão muốn tìm ai để chia sẻ. Lão vội nghĩ ra và sang ngay nhà ông giáo. Gặp ông giáo “Lão cố làm ra vui vẻ. Nhưng lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậc nước”. Ngày con lão bỏ đi chưa chắc gì lão khóc vậy mà bây giờ lão đang “ép” những giọt nước mắt khó khăn của một ông lão đã đến tuổi gần đất xa trời. Có như vậy ta mới thấy lão là người tình nghĩa. Và quan trọng hơn sau những giọt nước mắt kia ta tủi thân cho lão, một con người “chẳng bao giờ có quyền giữ cho mình một cái gì”.

Và rồi sau cái vẻ mặt khổ sở kia, lão nức nở như con nít. Lão ngồi đó mà tưởng tượng ra đầy đủ và trọn vẹn cái cảnh thằng Mục và thằng Xiên bắt chó. Lúc ấy cậu Vàng nhìn lão như kêu xin rồi như oán giận. Lão kể cho ông giáo nghe tỉ mỉ và sống động như cậu Vàng là một con người thực vậy. Câu trách của cậu Vàng mà lão nghĩ ra nghe mới chua xót làm sao: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế nào mà lão đối xử với tôi như thế này à?”. Với lão Hạc, lừa bán một con chó có khác chi đã đánh mất cả một đời lương thiện: “Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó”. Có thể nói đoạn kể chuyện của lão Hạc đã chứng tỏ sự gắn bó sâu nặng của lão với kỉ vật đứa con trai. Đồng thời cũng thể hiện cái bản chất lương thiện của một lão nông dân khốn khổ.

Rồi nỗi niềm day dứt của lão cũng nguôi đi khi nghe những lời an ủi chân thành của người hàng xóm. Nhưng chính lúc này sự day dứt của lão lại kết thành một chân lí chua chát và xót đau hơn: “Kiếp con chó là kiếp khổ như tôi chẳng hạn!”. Ôi! Cái suy nghĩ của lão sao mà đớn đau đến vậy. Quả thực cái kiếp người của lão có hơn gì cái kiếp của cậu Vàng đâu. Chẳng biết Nam Cao vô tình hay hữu ý mà câu nói của lão Hạc ở đây lại vận đúng vào cái chết của lão sau này đến vậy.

Có thể nói, việc bán chó chỉ là một cái cớ hữu hình để nhà văn cho nhân vật của mình bày tỏ suy nghĩ về kiếp người và về cuộc sống. Tất nhiên chỉ cần bám sát tâm trạng của lão Hạc khi bán cho người ta có thể đánh giá trọn vẹn về cái bản chất tốt đẹp của nhân vật này. Một con người đến làm ác với con vật còn không sao làm nổi thì không có lý gì lại sống xấu xa, ác độc với mọi người.

1
0
Tâm Như
06/12/2021 09:55:51
+3đ tặng

Nam Cao là một nhà văn xuất sắc chuyên viết truyện ngắn trong nền văn học Việt Nam. Các tác phẩm của ông chủ yếu nói lên hoàn cảnh, số phận nghèo khó, khổ cực của người nông dân thời xưa. Một trong số đó là truyện ngắn “ Lão Hạc”, tác phẩm gắn liền với tên tuổi của ông. Câu chuyện đã khắc họa thành công nhân vật lão Hạc, đại diện cho tầng lớp nông dân bần hàn nhất thời bấy giờ, với những nét đẹp và tình thương yêu con người, động vật sâu sắc. Điều này được nhà văn thể hiện rõ nhất qua đoạn trích lão Hạc phải bán đi con chó của mình để duy trì sự sống.

Lão Hạc là một ông lão nghèo khổ, sống cô độc một mình, vợ chết, con tha hương lên đồn điền cao su rồi cũng bặt vô âm tín. Ông chỉ quanh quẩn ở nhà, làm những việc lặt vặt, có một con chó mà ông yêu mến đặt tên cho là cậu Vàng. Kể từ khi người con trai đi, lão vô cùng buồn bã, chỉ có con chó ở bên bầu bạn, tâm sự. Ông rất yêu quý nó, coi nó như con mình vậy. Mỗi khi ngồi một mình, lão Hạc lại trò chuyện với Vàng, ông mắng yêu nó, rồi lại vỗ về dỗ dành nó như một đứa con nít “ à không! à không! Không giết cậu Vàng đâu nhỉ!… Cậu Vàng của ông
ngoan lắm! Ông không cho giết… Ông để cậu Vàng ông nuôi…” Đối với lão, Vàng không chỉ là một người bạn, mà đó còn là niềm hy vọng, hy vọng một ngày nào đó đứa con trai sẽ trở về với ông. Trong đầu ông chưa có khi nào có ý định là sẽ bán nó với bất cứ giá nào, dù rằng mình có nghèo khổ như thế nào đi chăng nữa.

Ấy vậy mà đời chẳng theo ý ta muốn. Lão Hạc bị ốm, một trận ốm nặng đúng hai tháng mười tám ngày, bao nhiêu tiền của ông tích góp cũng dần tan biến. Khi khỏe lại, ông cũng chả có công việc gì làm, làm vải phải bỏ, gió bão ập tới, hoa màu bị phá sạch. Thế mà ngày nào lão cùng con chó cũng ăn hết ba hào gạo gạo. Ông sợ rằng nếu cho Vàng ăn ít đi, nó trở nên gầy rộc bán sẽ chẳng được giá, phí hoài công nuôi suốt từ trước đến nay. Nhưng rồi, khi mọi thứ quá khó khăn, vượt khỏi tầm kiểm soát, cuộc sống nghèo khổ cộng thêm lời khuyên của ông giáo mà lão Hạc đã quyết định bán cậu Vàng đi trong sự đau khổ và uất ức.

Sáng hôm đó, lão chạy qua nhà ông giáo báo tin rằng đã bán đi cậu Vàng. Lão cố tỏ ra vui vẻ vì đã bán được chó và có chút tiền, nhưng thực sự lão đang rất đau khổ. Khi được ông giáo hỏi thêm, từ vui vẻ thì mặt lão Hạc bỗng co rúm lại và bắt đầu khóc. Lão trách bản thân mình quá tệ bạc, đã quá nhẫn tâm và độc ác. Trong tâm trí lão lúc ấy chỉ có sự day dứt và dằn vặt khi đã đi lừa một con chó. Lão bán chó đi tức là lão đã bán đi người bạn duy nhất của mình, con người vốn đã cô độc ấy nay lại càng cô độc hơn. Số tiền mà lão tích góp được cộng thêm tiền bán chó, lão đem gửi cả cho ông giáo nhờ ông trông coi hộ mảnh vườn và lo thêm tang lễ của lão sau này. Kể từ ấy, lão sống trong sự đau khổ và đói kém, có gì ăn lấy. Thế rồi, đến cuối cùng, khi thức ăn đã cạn kiệt, lão đã chọn cái chết để giải thoát tất cả. Ông muốn thoát khỏi cái thực trạng khổ cực, day dứt này để hóa kiếp sang một cuộc sống mới với những hy vọng tốt hơn.

Bằng giọng văn tinh tế, từ ngữ giản dị nhưng chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu xa, Nam Cao đã khắc họa thành công nhân vật lão Hạc với những đức tính cao đẹp, tuy nghèo khổ nhưng vẫn quyết không làm chuyện xấu hại người. Qua đây, tác giả cũng đã thể hiện được một xã hội bất công và đầy những uất ức thời bấy giờ.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư