Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết một đoạn văn 12 đến 15 câu phân tích khổ 2 bài Đồng chí trong đó có sử dụng phép lặp phép thế câu bị dộng

1 trả lời
Hỏi chi tiết
712
1
1
Ng Trà
06/12/2021 16:42:43
+5đ tặng

Mười câu thơ tiếp theo của bài thơ " Đồng chí" đã cho thấy những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí đồng đội. Đồng chí, đó là sự cảm thông sâu sắc những tâm tư, nỗi lòng thầm kín của nhau:
                   " Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
                   Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
                   Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính" 
Đó là tình tri kỷ hiểu bạn như hiểu mình. Ở đây nhà văn đã sử dụng nghệ thuật liệt kê các hình ảnh: " ruộng nương, gian nhà". Với người nông dân thì đó là cả cơ nghiệp, là ước mơ ngàn đời của họ mà họ luôn gắn bó, giữ gìn. Nếu "ruộng nương" là tài sản vật chất thì "gian nhà" bên cạnh giá trị vật chất còn có giá trị tinh thần to lớn vậy mà những người lính gác lại tất cả để ra đi đánh giặc. Câu thơ “ Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay” hết sức tạo hình và biểu cảm. Những người lính đã để lại cả cơ nghiệp của mình hoang trống mà ra đi, bt người thân ở lại trống trải nhg họ vẫn “mặc kệ” thì đó quả là một sự hy sinh lớn lao, đó cũng là quyết tâm ra đi mà ko rửng rưng vô tình. Như thế từ “mặc kệ” mang ý nghĩa tích cực đáng quý đáng trân trọng. Ta cũng bắt gặp thái độ tích cực đáng quý này của những người lính trong bài thơ “Đất nc” của Nguyễn Đình Thi. Các anh ko chỉ hiểu rõ lòng nhau mà còn hiểu nỗi niềm của người thân ở hậu phương " Giếng nc gốc đa nhớ người ra lính". "Giếng nc gốc đa" là hình ảnh hoán dụ gợi về quê hương, người thân ở hậu phương của người lính cùng với nghệ thuật nhân hoá qua từ "nhớ" đã diễn tả tình cảm nhớ thương của người ở hậu phương dành cho người lính mà thực chất là người lính nhớ nhà. Nỗi nhớ hai chiều ngày càng da diết. Như vậy, nhữg người lính đã sẻ chia vs nhau những tâm tư nỗi niềm thầm kín riêng tư nhất. Họ cìg nhau sống trg kỷ niệm trg nỗi nhớ và vượt lên nỗi nhớ vì mục đích và nhiệm vụ cao đẹp. Ko chỉ sẻ chia nỗi buồn niềm vui hay những câu chuyện tâm tình nơi quê nhà mà những người lính còn sẻ chia những gian lao thiếu thốn của cuộc đời người lính:

                    “Anh vs tôi bt từng cơn ớn lạnh

                    Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi

                    Áo anh rách vai

                    Quần tôi có vài mảnh vá

                    Miệng cười buốt  giá

                   Chân ko giày”

Quan hệ  từ “với” đã thể hiện đc sự gắn bó ko tách rời giữa những người lính. Họ cùng nhau trải qua những giờ đối mặt với bệnh tật và  những thiếu thốn.  Họ nhìn thấu và thương nhau qua từng chi tiết nhỏ của đời sống, cùng trải qua những cơn sốt rét rừng ghê gớm cùng thiếu cùng rách. Nhà thơ đã sử dụng nghệ thuật liệt kê: “áo, quần, giày” ; nghệ thuật đối tạo nên những cặp câu thơ sóng đôi, đối xứng nhau cho thấy sự tương đồng về cảnh ngộ thiếu thốn khó khăn củ những người lính. Đó cũng chính là hoàncảnh chung của bộ đội ta trg những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Những hình ảnh mà Chính Hữu mô tả về những thiếu thốn ko hề bị cường điệu hóa mà nó là những hình ảnh rất chân thực về cuộc sống và chiến đấu của những người lính giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Viết về những người chiến sĩ là viết về hiện thực vốn có mới thực sự làm xúc động người đọc, giúp họ thấm thía hơn sự cơ cực của người lính. Đáng chú ý , người lính bao giờ cũng nhìn bạn nói về bạn trc khi nói về  mình. Chữ “anh” bao giờ cũng xuất hiện trc chữ “tôi”. Cách nói ấy đã thể hiện đc nét đẹp trg tình cảm của những người lính. Chính tình đồng chí đồng  đội đã làm ấm lòng những người lính để họ vượt qua những  gian khó nở nụ cười lạc quan : “Miệng cười buốt giá”. Đồng chí, đó còn là sự gắn bó keo sơn. Họ quên mình để động viên nhau, để truyền cho nhau hơi ấm và tình yêu thương “Thương  nhau tay nắm lấy bàn tay” . Đó là một cử chỉ cảm động, chứa chan tình cảm chân thành. Đó ko phải là cái bắt tay thông thường mà là hai bàn tay tự tìm đến vs nhau, truyền cho nhau hơi âm tình đoàn kết. Đó là một cử chỉ cảm động thể hiện sự sâu nặng trg tình cảm của những người lính.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư