Ông nằm trong danh sách 14 vị anh hùng dân tộc Việt Nam. Không chỉ là một vị tướng tài giỏi, ông còn là một nhà văn hóa lớn, có đóng góp to lớn vào nền văn học Việt Nam. Ông là Nguyễn Trãi (1380-1442), hiệu là Ức Trai, là một nhà chính trị nhà thơ dưới thời nhà Hồ và Lê sơ Việt Nam. Thi đỗ Thái học sinh, làm quan dưới triều nhà Hồ, nhưng sau đó nhà Minh xâm lược ông tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, ông đóng một vai trò quan trọng trong cuộc khởi nghĩa này. Các tác phẩm thơ ca văn học của ông kể ra không xuể, tiêu biểu là có tác phẩm Côn Sơn Ca trích trong tập “Ức trai thi tập” của tác giả Nguyễn Trãi. Bài thơ được học giả Đào Duy Anh xếp vào bài thơ số 87 của tập “Ức trai thi tập”. Nguyên tác bằng chữ Hán, viết theo thể ca, gồm có 36 câu, câu ngắn nhất gồm bốn chữ, câu dài nhất là mười chữ, phần lớn là ngũ ngôn và thất ngôn. Dịch giả đã chuyển thành thơ lục bát, thể hiện tâm hồn của nhà thơ lúc ở ẩn tại động Thanh Hư thuộc Côn Sơn Ca. Côn Sơn không chỉ là mảnh đất quê mà còn là mảnh đất nuôi dưỡng tâm hồn nhà thơ của nhà thơ. Nguyễn Trãi đã viết rất nhiều về Côn Sơn và Côn Sơn là nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn của hồn thơ ông.
Bài thơ Côn Sơn ca (bài ca Côn Sơn) là bài ca thiên nhiên và là bài ca mà thể hiện rõ tâm trạng của nhà thơ lức bấy giờ. Trong bài ca, nhà thơ nói về cảnh vật Côn Sơn khá nhiều như: dòng suối, phiến đá, rừng tùng, rừng trúc. Đáng lưu ý hơn cả chính là cảnh vật Côn Sơn được gợi lên bằng ngòi bút “đặc tả”: suối chảy róc rách, rì rầm như tiếng đàn lúc khoan, lúc nhặt; phiến đá Thạch Bàn qua mưa, rêu phô xanh biếc như phủ chiếu tiêu; cây tùng xòe tán lá như chiếc lọng xanh; rừng trúc bạt ngàn màu xanh tươi mát. Cảnh Côn Sơn hiện lên mang những đặc điểm riêng không lẫn với bất cứ bức tranh sơn thủy hữu tình nào chỉ bằng nét vẽ đặc tả này.