Về 3 câu thơ khép lại bài thơ, khắc sâu vào tâm trí người đọc còn là hình ảnh những anh bộ đội với tinh thần lạc quan, tâm hồn lãng mạn:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
Nổi lên trên cảnh rừng đêm hoang vắng, lạnh lẽo là hình ảnh người lính “đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”. Đêm nay cũng như bao đêm khác, các anh phục kích chờ giặc trong một hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt- rừng mùa đông ở Việt Bắc sương muối phủ đầy trời. Đó là hình ảnh cụ thể của tình đồng chí sát cánh bên nhau trong chiến đấu. Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ, giúp họ vượt lên tất cả. Từ "chờ" gợi lên một tư thế hoàn toàn chủ động, làm chủ hoàn cảnh. Hình ảnh “đầu súng trăng treo” là hình ảnh độc đáo, bất ngờ, là điểm nhấn của 3 phần, điểm sáng của toàn bài thơ. Cảnh vừa thực vừa mộng. Đêm khuya, trăng tà, cả cánh rừng ngập chìm trong sương muối. Trăng lơ lửng trên không, chiếu ánh sáng qua lớp sương mờ trắng, đục. Trong khi đó, người chiến sĩ khoác súng trên vai, đầu súng hướng lên trời cao như chạm vào vầng trăng và trăng như treo trên đầu súng. Đó còn là một liên tưởng thật thú vị. Súng và trăng là gần và xa, thực và mơ, chất chiến đấu và chất trữ tình, là biểu tượng sóng đôi của dân tộc Việt Nam dũng cảm và hài hoa. Đồng thời nó cũng thể hiện rõ nét tư thế chủ động, tin tưởng, và tâm hồn yêu đời của một anh bộ đội cụ Hồ. Như vậy, khổ thơ đã khắc họa một cách sinh động biểu tượng đẹp về tình đồng chí trong gian khổ, khó khăn của chiến đấu.
- câu ghép: Đêm khuya, trăng tà, cả cánh rừng ngập chìm trong sương muối.
- phép thế: các anh-họ
- khởi ngữ: Về 3 câu thơ khép lại bài thơ