Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài: Viết bài tập làm văn số 1 - Văn tự sự và miêu tả

3 trả lời
Hỏi chi tiết
435
0
0
Trần Đan Phương
05/04/2018 16:33:32

Soạn bài: Viết bài tập làm văn số 1 - Văn tự sự và miêu tả

Đề 1 :

Mở bài : Tình huống em kể chuyện (trong bữa cơm, khi cả nhà quây quần,…)Giới thiệu về câu chuyện em định kể (chủ đề và đối tượng) : chuyện em giúp đỡ một người trên đường, cô giáo kể chuyện cười trên lớp, em gặp lại một người bạn cũ…

Thân bài :

   - Hoàn cảnh xảy ra câu chuyện em định kể : thời gian, địa điểm.

   - Diễn biến câu chuyện : Bắt đầu từ đâu ? Xảy ra như thế nào ? Kết thúc ?

   - Sau khi câu chuyện kết thúc em có rút ra ý nghĩa hay bài học gì ?

   - Thái độ của bố mẹ sau nghi nghe câu chuyện. Bố mẹ nhận xét thế nào hay đưa lời khuyên gì ?

Kết bài : Suy nghĩ, cảm xúc của em về câu chuyện đó và sau khi kể.

Đề 2 :

   Chú ý cách lựa chọn ngôi kể :

   - Ngôi thứ nhất : đóng vai nhân vật người chú (trong Lượm) hay nhân vật anh lính (trong Đêm nay Bác không ngủ), cách kể theo ngôi thứ nhất sẽ tạo ra sự gần gũi, chân thực, biểu lộ rõ cảm xúc người kể.

   - Ngôi thứ ba : người kể như đứng ngoài quan sát được hết sự việc. Có tính khách quan, có thể kể tự do, linh hoạt từ điểm nhìn nhân vật này sang nhân vật khác.

Mở bài : Lựa chọn câu chuyện em định kể.

Thân bài :

   * Kể chi tiết :

   - Lượm :

       + Chuyện người chú gặp Lượm.

       + Vẻ ngoài và tính cách của Lượm.

       + Hình ảnh chuyển thư và sự hi sinh của Lượm.

   - Đêm nay Bác không ngủ :

       + Hoàn cảnh buổi đêm : mưa, lạnh, chiến sĩ và Bác.

       + Lần đầu tiên thức dậy của anh đội viên thấy Bác vẫn chưa ngủ : cuộc trò chuyện và những suy nghĩ ban đầu.

       + Lần thứ hai thức dậy, Bác vẫn chưa ngủ.

       + Lần thứ ba : Bác vẫn chưa ngủ, anh đội viên sửng sốt, lo lắng. Lúc này anh mới hiểu rõ tấm lòng rộng lớn của Bác, và anh quyết định thức luôn cùng Bác.

   * Suy nghĩ của người kể về nhân vật mình vừa kể.

Kết bài : Tưởng tượng về kết thúc câu chuyện.

Đề 3 :

Mở bài : Giới thiệu cảnh mà em định miêu tả.

Thân bài :

   - Hoàn cảnh, thời gian em được chiêm ngưỡng cảnh đẹp đó.

   - Ấn tượng đầu tiên khi thấy cảnh đó.

   - Nét đẹp đặc sắc của phong cảnh đó : có thể lựa chọn miêu tả từ xa đến gần, từ sáng sớm đến chiều tối, …

   - Cảm xúc của em khi đứng trước cảnh đẹp đó.

Kết bài : Nét đẹp đó lưu dấu ấn trong tâm hồn em như thế nào ? Em có mong ước được trở lại với cảnh đẹp đó.

Đề 4 :

Mở bài : Người mà em định tả là ai : ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em, …

Thân bài :

   - Chân dung (vì đề bài là miêu tả chân dung nên cần chú trọng nhiều hơn vào bề ngoài - nhấn mạnh vào các chi tiết nổi bật nhất).

   - Tính cách

   - Đối xử với em và mọi người ra sao? Điều em yêu quý ở người đó.

Kết bài : Tình cảm của em và mong ước sau này.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Nguyễn Thị Thương
05/04/2018 17:08:08

Soạn bài: Viết bài tập làm văn số 1 - Văn tự sự và miêu tả (làm ở nhà)

I. Đề bài tham khảo

Đề 1: Kể cho bố mẹ nghe một chuyện lí thú (hoặc cảm động, hoặc buồn cười,…) mà em gặp ở trường.

Đề 2: Kể lại nội dung câu chuyện được ghi trong một bài thơ có tính chất tự sự (như Lượm hoặc Đêm nay Bác không ngủ) theo những ngôi kể khác nhau (ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất).

Đề 3: Miêu tả một cảnh đẹp mà em đã gặp trong mấy tháng nghỉ hè (có thể là phong cảnh nơi em nghỉ mát, hoặc cánh đồng hay rừng núi quê em).

Đề 4: Miêu tả chân dung một người thân.

II. Gợi ý dàn bài

Đề 1:

1. Mở bài: Giới thiệu về câu chuyện mà em dự dịnh kể (đó là câu chuyện gì? Về ai hoặc về cái gì?).

2. Thân bài:

a. Kể lại hoàn cảnh xảy ra câu chuyện (thời gian, địa điểm, ...)

b. Kể lại các chi tiết về câu chuyện (mở đầu, diễn biến, kết thúc)

c. Câu chuyện hôm đó đã khiến chúng em … (cảm động hay buồn cười).

3. Kết bài: Suy nghĩ của em qua câu chuyện đó.

Đề 2:

1. Mở bài: Giới thiệu về câu chuyện mà em chọn kể (Lượm hoặc Đêm nay Bác không ngủ) và xác định ngôi kể (ngôi thứ nhất hay ngôi thứ ba).

2. Thân bài:

a. Kể lần lượt các chi tiết, các sự kiện diễn ra trong câu chuyện:

Ví dụ: Với chuyện Lượm, ta lần lượt kể:

- Chi tiết người chú gặp Lượm.

- Ấn tượng của người chú về hình dáng và tính cách Lượm.

- Chi tiết Lượm đi chuyển thư.

- Lượm hi sinh,…

b. Suy nghĩ của người kể và con người Lượm hoặc về Hồ Chí Minh.

3. Kết bài: Tưởng tượng về kết thúc của câu chuyện (VD: Sau ngày giải phóng, người chú về thăm mộ Lượm.)

Đề 3:

1. Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp mà em định miêu tả (có thể là phong cảnh nơi em nghỉ mát, hoặc cánh đồng hay rừng núi quê em), cảnh đẹp đó ở đâu?

2. Thân bài:

a. Giới thiệu hoàn cảnh, thời gian:

- Có thể là đi nghỉ mát trong dịp hè cùng gia đình.

- Có thể em về quê ngoại (quê nội) trong những ngày hè nóng bức.

- ...

b. Cảnh đẹp đó có không gian đẹp như thế nào. Tả những chi tiết đặc biệt khiến em ấn tượng nhất và những chi tiết khác.

c. Cảm nhận của em về cảnh đẹp ấy (xúc động trước vẻ đẹp kì vĩ, cảm thấy thư thái, ...)

3. Kết bài:

- Suy nghĩ của em về nơi em đã đến (ấn tượng như thế nào?)

- Em có hy vọng sẽ quay trở lại một lần gần nhất hay không?

Đề 4:

1. Mở bài:Giới thiệu người thân mà em định miêu tả: Bố, mẹ, ông, bà, anh, chị,…

2. Thân bài:

a. Lần lượt miêu tả các đặc điểm của người thân đó (khuôn mặt, mái tóc, ánh mắt, nước da, hình dáng, cách ăn mặc, nói năng, giao tiếp, cử chỉ nhất là đối với em).

b. Điều mà em thích nhất ở người thân của em là gì? (một nét nào đó về hình thức, hoặc một phẩm chất, một nét tính cách,…).

3. Kết bài:Tình cảm của em với người thân mà em vừa kể (có thể nêu những mong ước tốt đẹp của bản thân về người thân đó).

0
0
CenaZero♡
07/04/2018 11:13:39

Soạn bài: Viết bài tập làm văn số 1 - Văn tự sự và miêu tả (làm ở nhà)

I. Đề bài tham khảo

Đề 1: Kể cho bố mẹ nghe một chuyện lí thú (hoặc cảm động, hoặc buồn cười,…) mà em gặp ở trường.

Đề 2: Kể lại nội dung câu chuyện được ghi trong một bài thơ có tính chất tự sự (như Lượm hoặc Đêm nay Bác không ngủ) theo những ngôi kể khác nhau (ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất).

Đề 3: Miêu tả một cảnh đẹp mà em đã gặp trong mấy tháng nghỉ hè (có thể là phong cảnh nơi em nghỉ mát, hoặc cánh đồng hay rừng núi quê em).

Đề 4: Miêu tả chân dung một người thân.

II. Gợi ý dàn bài

Đề 1:

1. Mở bài: Giới thiệu về câu chuyện mà em dự dịnh kể (đó là câu chuyện gì? Về ai hoặc về cái gì?).

2. Thân bài:

a. Kể lại hoàn cảnh xảy ra câu chuyện (thời gian, địa điểm, ...)

b. Kể lại các chi tiết về câu chuyện (mở đầu, diễn biến, kết thúc)

c. Câu chuyện hôm đó đã khiến chúng em … (cảm động hay buồn cười).

3. Kết bài: Suy nghĩ của em qua câu chuyện đó.

Đề 2:

1. Mở bài: Giới thiệu về câu chuyện mà em chọn kể (Lượm hoặc Đêm nay Bác không ngủ) và xác định ngôi kể (ngôi thứ nhất hay ngôi thứ ba).

2. Thân bài:

a. Kể lần lượt các chi tiết, các sự kiện diễn ra trong câu chuyện:

Ví dụ: Với chuyện Lượm, ta lần lượt kể:

- Chi tiết người chú gặp Lượm.

- Ấn tượng của người chú về hình dáng và tính cách Lượm.

- Chi tiết Lượm đi chuyển thư.

- Lượm hi sinh,…

b. Suy nghĩ của người kể và con người Lượm hoặc về Hồ Chí Minh.

3. Kết bài: Tưởng tượng về kết thúc của câu chuyện (VD: Sau ngày giải phóng, người chú về thăm mộ Lượm.)

Đề 3:

1. Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp mà em định miêu tả (có thể là phong cảnh nơi em nghỉ mát, hoặc cánh đồng hay rừng núi quê em), cảnh đẹp đó ở đâu?

2. Thân bài:

a. Giới thiệu hoàn cảnh, thời gian:

- Có thể là đi nghỉ mát trong dịp hè cùng gia đình.

- Có thể em về quê ngoại (quê nội) trong những ngày hè nóng bức.

- ...

b. Cảnh đẹp đó có không gian đẹp như thế nào. Tả những chi tiết đặc biệt khiến em ấn tượng nhất và những chi tiết khác.

c. Cảm nhận của em về cảnh đẹp ấy (xúc động trước vẻ đẹp kì vĩ, cảm thấy thư thái, ...)

3. Kết bài:

- Suy nghĩ của em về nơi em đã đến (ấn tượng như thế nào?)

- Em có hy vọng sẽ quay trở lại một lần gần nhất hay không?

Đề 4:

1. Mở bài:Giới thiệu người thân mà em định miêu tả: Bố, mẹ, ông, bà, anh, chị,…

2. Thân bài:

a. Lần lượt miêu tả các đặc điểm của người thân đó (khuôn mặt, mái tóc, ánh mắt, nước da, hình dáng, cách ăn mặc, nói năng, giao tiếp, cử chỉ nhất là đối với em).

b. Điều mà em thích nhất ở người thân của em là gì? (một nét nào đó về hình thức, hoặc một phẩm chất, một nét tính cách,…).

3. Kết bài:Tình cảm của em với người thân mà em vừa kể (có thể nêu những mong ước tốt đẹp của bản thân về người thân đó).

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo