Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài: Tổng kết phần văn

3 trả lời
Hỏi chi tiết
1.936
2
0
Nguyễn Thị Thảo Vân
05/04/2018 17:45:35

Soạn bài: Tổng kết phần văn

Câu 1 ( trang 154 sgk ngữ văn 6 tập 2): Các văn bản Đọc hiểu trong cả năm học:

STTTÊN VĂN BẢN ĐÃ HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH LỚP 6
1Con Rồng, cháu Tiên
2Bánh chưng, bánh giầy
3Thánh Gióng
4Sơn Tinh, Thủy Tinh
5Sự tích Hồ Gươm
6Sọ Dừa
7Thạch Sanh
8Em bé thông minh
9Cây bút thần
10Ông lão đánh cá và con cá vàng
11Ếch ngồi đáy giếng
12Thầy bói xem voi
13Đeo nhạc cho mèo
14Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
15Treo biển
16Lợn cưới, áo mới
17Con hổ có nghĩa
18Mẹ hiền dạy con
19Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng
20Bài học đường đời đầu tiên
21Sông nước Cà Mau
22Bức tranh của em gái tôi
23Vượt thác
24So sánh
25Buổi học cuối cùng
26Đêm nay Bác không ngủ
27Lượm
28Mưa
29Cô Tô
30Cây tre Việt Nam
31Lòng yêu nước
32Lao xao
33Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử
34Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
35Động Phong Nha

Câu 2 (trang 152 sgk ngữ văn 6 tập 2): Định nghĩa các thể loại:

Thể loạiĐịnh nghĩa
Truyền thuyết

- Loại truyện dân gian kể về nhân vật và sự kiện có liên quan tới lịch sử quá khứ, có sử dụng các yếu tố kì ảo.

- Thể hiện thái độ đánh giá của nhân dân với nhân vật, sự kiện.

Truyện cổ tích

- Loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số nhân vật quen thuộc: nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh, nhân vật ngốc nghếch, nhân vật là động vật…

- Truyện cổ tích thường sử dụng yếu tố hoang đường, kì ảo.

Truyện ngụ ngônLà loại truyện kể bằng văn xuôi, hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người nhằm khuyên nhủ con người, răn dạy những bài học nào trong đó.
Truyện cườiLoại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui, phê phán thói hư tật xấu trong xã hội.
Truyện trung đại

- Thể loại văn xuôi chữ Hán ra đời có nội dung phong phú, thường có tính giáo huấn, có cách viết không giống hẳn với truyện hiện đại.

- Ngôn ngữ miêu tả chủ yếu qua ngôn ngữ miêu tả của người kể chuyện, qua hành động, ngôn ngữ đối thoại.

Văn bản nhật dụngBài viết có nội dung gần gũi, bức thiết với đời sống con người, cộng đồng trong xã hội hiện đại: thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền con người, ma túy…

Câu 3(trang 154 sgk ngữ văn 6 tập 2): Văn bản truyện

STT Tên văn bản Nhân vật chính Tính cách, vị trí, ý nghĩa của nhân vật chính
1Con Rồng cháu TiênLạc Long Quân, Âu CơTổ tiên của người Việt đùm bọc, đoàn kết dân tộc Việt.
2Bánh chưng, bánh giầyLang LiêuNgười sáng tạo ra bánh chưng bánh giầy- đề cao thành tựu nông nghiệp, óc sáng tạo, giá trị của lao động.
3Thánh GióngGióngNgười anh hùng dẹp tan giặc Ân- ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước.
4Sơn Tinh, Thủy TinhSơn Tinh, Thủy TinhSơn Tinh: tinh thần đoàn kết chống bão lũ của cộng đồng. Thủy Tinh: bão lũ, thiên tai.
5Sự tích Hồ GươmLê LợiAnh hùng giải phóng dân tộc, xuất phát từ nhân nghĩa, khát vọng độc lập.
6Sọ DừaSọ DừaPhẩm chất, tài năng dưới vẻ ngoài dị dạng- giá trị chân chính của con người, tình thương với người bất hạnh.
7Thạch SanhThạch SanhDũng sĩ diệt ác cứu người, ước mơ đạo đức, công lí, nhân văn.
8Em bé thông minhEm bé thông minhNgười thông minh, đề cao giá trị con người.
9Cây bút thầnMã LươngNgười vừa có tài vừa có đức- đề cao công bằng xã hội, đề cao nghệ thuật chân chính.
10Ông lão đánh cá và con cá vàngÔng lão đánh cá, mụ vợPhê phán, chê trách những kẻ ác độc, tham lam. Chân lí ở hiền gặp lành.
11Ếch ngồi đáy giếngếchNgu ngốc, tự mãn, thiếu hiểu biết- cần nâng cao hiểu biết.
12Thầy bói xem voiNăm ông thầy bóiSự phiến diện, thiếu hiểu biết, nhìn nhận lệch lạc.
13Chân, Tay, Tai, Mắt, MiệngChân, Tay, Tai, Mắt, MiệngPhê phán sự thiếu đoàn kết. Cá nhân không thể sống tách biệt với tập thể.
14Treo biểnChủ cửa hàngSự thiếu chính kiến, thiếu kinh nghiệm sống, không tự chủ được bản thân.
15Con hổ có nghĩaCon hổ, bà đỡ TrầnLoài vật có nghĩa- đề cao ân nghĩa, lòng biết ơn trong đạo làm người.
16Mẹ hiền dạy conMẹ Mạnh TửTình thương con của một người mẹ hiền, cách dạy con nghiêm khắc, đúng đắn. Cho con môi trường sống tốt, dạy con đạo làm người.
17Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòngThầy Tuệ TĩnhThầy thuốc tận tâm, có nhân cách, trọng nghĩa tín.
18Dế Mèn phiêu lưu kíDế MènNhân vật trẻ tuổi có vẻ đẹp ngoại hình nhưng kiêu căng, tự phụ.
19Bức tranh của emNhân vật tôiNhân vật người anh đầy ghen tị, hạn chế về tính cách, nhưng biết hối lỗi .
20Buổi học cuối cùngPhrangNgười thầy yêu nước tha thiết qua việc yêu dân tộc.

Câu 4: (trang 154 sgk ngữ văn 6 tập 2)

   Trong rất nhiều nhân vật chính trong truyện em thích nhất nhân vật Dế Mèn:

   - Biết ăn uống điều độ, luyện tập khoa học.

   - Ham thích phiêu lưu, khám phá.

   - Biết hối lỗi, tự rút ra bài học.

Câu 5 (trang 154 sgk ngữ văn 6 tập 2)

   Phương thức biểu đạt truyện dân gian, truyện trung đại và truyện hiện đại giống nhau:

   - Kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong quá trình thuật truyện.

Câu 6 (trang 154 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Văn bản thể hiện truyền thống yêu nướcVăn bản thể hiện lòng nhân ái của dân tộc ta
Sông nước Cà MauLòng yêu nước
Đêm nay Bác không ngủĐêm nay Bác không ngủ
LượmCây tre Việt Nam
Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử

Câu 7 (trang 154 sgk ngữ văn 6 tập 2):

   Các yếu tố Hán Việt:

   + Thám: thăm dò

   + Minh: sáng

   + Tuấn: tài giỏi hơn người

   + Trường: dài

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Phạm Văn Phú
05/04/2018 17:08:08

Soạn bài: Tổng kết phần văn

Câu 1: Lập bảng thống kê các văn bản Văn học Việt Nam đã học từ bài 15 ở lớp 8:

Soạn văn 8 | Soạn bài 8 Soạn văn 8 | Soạn bài 8

Câu 2: Nêu sự khác biệt nổi bật về hình thức nghệ thuật giữa các văn bản thơ trong các bài 15, 16 và trong các bài 18, 19.

- Cả ba văn bản thơ trong các bài 15, 16 đều thuộc thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Đây là thể thơ điển hình về tính quy phạm của thơ cổ, với số câu số chữ được hạn định, quy tắc về luật bằng - trắc, phép đối cũng như cách gieo vần rất chặt chẽ.

Các bài 18, 19 có hình thức thể hiện linh hoạt, phóng khoáng hơn. Tuy vậy, nó vẫn có những quy ước về số chữ, cách bắt vần riêng.

- Các bài thơ trong các bài 18, 19 được gọi là "thơ mới" vì chúng không tuân theo luật lệ gò bó của thơ cũ, đặc biệt là sự thể hiện phóng túng về nội dung cảm xúc.

1
0
Trần Bảo Ngọc
05/04/2018 17:08:09

Soạn bài: Tổng kết phần văn

Câu 1: Lập bảng thống kê các văn bản Văn học Việt Nam đã học từ bài 15 ở lớp 8:

Văn bản Tác giả Thể loại Giá trị nội dung chủ yếu
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tácPhan Bội ChâuThất ngôn bát cú đường luậtPhong thái ung dung, khí phách hiên ngang kiên cường của người chí sĩ yêu nước trước cảnh tù đày.
Đập đá ở Côn LônPhan Châu TrinhThất ngôn bát cú đường luậtNgợi ca người anh hùng với tư thế hiên ngang, tấm lòng trung hiếu với đất nước, với sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Muốn làm thằng CuộiTản ĐàThất ngôn bát cú đường luậtThể hiện tâm trạng buồn chán, ngao ngán trước thực tại u tối.
Hai chữ nước nhàTrần Tuấn KhảiSong thất lục bátThể hiện tình yêu nước sâu sắc và nỗi buồn khi đất nước bị giặc xâm lấn
Nhớ rừngThế LữTự doMượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để diễn tả nỗi chán ghét thực tại tù túng, tầm thường và niềm khao khát tự do mãnh liệt.
Ông đồVũ Đình LiênNgũ ngônThể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của “ông đồ” qua đó toát lên niềm thương cảm chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi nhớ những giá trị xưa cũ.
Quê hươngTế HanhTự doBức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân. Qua đó ta thấy được tình cảm yêu quê hương của nhà thơ.
Khi con tu húTố HữuLục bátThể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khao khát tự do đến cháy bỏng của người chiến sĩ trong cảnh tù đày.
Tức cảnh Pác BóHồ Chí MinhThất ngôn tứ tuyệtPhong thái ung dung và tình yêu thiên nhiên vô bờ của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó.
Ngắm trăngHồ Chí MinhThất ngôn tứ tuyệtTình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh ngục tù cực khổ tối tăm.
Đi đườngHồ Chí MinhThất ngôn tứ tuyệtTừ việc đi đường núi gợi ra chân lí: vượt qua gian lao chồng chất sẽ đi tới thắng lợi vẻ vang.
Chiếu dời đôLí Công UẩnChiếuPhản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập
Hịch tướng sĩTrần Quốc TuấnHịchPhản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, thể hiện qua lòng căm thù xâm lược.
Nước Đại Việt taNguyễn TrãiCáoMang ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập: nước ta là đất nước có nền văn hóa lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục tập quán riêng, phong tục riêng… kẻ xâm lược là phản nhân nghĩa, nhất định thất bại.
Bàn luận về phép họcNguyễn ThiếpTấuGiúp ta hiểu mục đích của việc học để làm người có đạo đức, có tri thức, góp phần làm hưng thịnh đất nước, chứ không phải để cầu danh lợi.
Thuế máuNguyễn Ái QuốcVăn xuôiVạch trần bản chất xảo quyệt của thực dân đã biến những người nghèo khổ ở các xứ thuộc địa thành vật hi sinh để phục vụ cho lợi ích của mình trong các cuộc chiến tranh tàn khốc.

Bài 2 (trang 130 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

   Sự khác biệt về hình thức nghệ thuật giữa các văn bản thơ trong các bài 15, 16 và trong các bài 18, 19 là:

   + Các văn bản thơ trong các bài 15, 16 đều thuộc thể thất ngôn bát cú Đường luật. Đây là thể thơ điển hình về niêm luật, đối ý, vần, tính quy phạm, các quy tắc về cách gieo vần rất chặt chẽ.

   + Cái độc đáo của thơ Đương luật là dồn nén biểu cảm, đạt tới độ cô đọng và trở thành tính khái quát, triết lí. Thơ Đường gợi chứ không tả, và thường tạo ra những khoảng trống, khoảng lặng trong kết cấu.

   + Các tác phẩm trong bài 18, 19 đều là thơ hiện đại với những cây bút đầu tiên mở đường khai phóng cho "Thơ Mới".

   + Thơ Mới là trào lưu sáng tác phá vỡ tính cổ điển, giải phóng thơ triệt để khỏi quy tắc các phép tu từ, thanh vận chặt chẽ truyền thống, thậm chí có sự xuất hiện và phát triển mạnh của thể loại thơ tự do, thơ không vần…

   + Số lượng câu không bị giới hạn như những bài thơ truyền thống, ngôn ngữ hằng ngày được đưa vào thành ngôn ngữ nghệ thuật.

   + Nội dung đa diện, phức tạp, thường không bị gò ép. Thơ mới chịu ảnh hưởng của các trào lưu, khuynh hướng trong thơ ca phương Tây như chủ nghĩa tượng trưng, chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa duy mĩ, chủ nghĩa ấn tượng…

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 6 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư