Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 7
09/12/2021 22:45:49

Viết giàn ý bài Cảnh khuya hoặc Rằm tháng giêng

viết giàn ý bài Cảnh khuya hoặc Rằm tháng giêng
2 trả lời
Hỏi chi tiết
181
0
0
Error
09/12/2021 22:50:19
+5đ tặng
1. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về tác giả Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ tài ba vĩ đại của dân tộc Việt
Nam, lại vừa là một nhà thơ xuất sắc.
- Giới thiệu về bài thơ “Rằm tháng giêng”: Bài thơ được sáng tác vào những năm kháng chiến chống
Pháp. Khi ấy Hồ Chí Minh còn đang lo cho các cuộc đấu tranh chống lại thực dân Pháp. Vì không ngủ
được nên Bác bầu bạn với thiên nhiên. Bác đã viết lên bài thơ này.
2. Thân bài
a. Cảnh trăng rằm tháng giêng trên sông Việt Bắc.
- Thời gian và không gian trong 2 câu thơ đầu tràn ngập vẻ đẹp và sức xuân: "Rằm xuân" là lúc mặt
trăng tròn đầy, ánh trăng bao trùm vạn vật trong đêm nguyên tiêu.
Có cảm giác ánh trăng chưa bao giờ đẹp và tròn như thế.
- Dưới ánh trăng , điệp từ "xuân" gợi hình ảnh thiên nhiên tràn đầy sức sống của mùa xuân: Cây cối,
sông nước, bầu trời, mây gió ... trong đêm rằm đầu năm.
- Cảnh mở rộng với không gian ba chiều: vừa có chiều cao của ánh trăng vừa có chiều rộng của sông
nước tiếp giáp với bầu trời – Tạo ra không gian bao la vô tận.
- Hai câu thơ không tả mà giàu sức gợi hình ảnh, gợi màu sắc dù nó là bức tranh về cảnh khuya chỉ có
2 gam màu trắng và đen, sáng tối
Người đọc thích thú khi hình dung cảnh đêm xuân đẹp bao nhiêu thì càng cảm phục cái tài thơ của
Bác bấy nhiêu.
b. Hình ảnh con người.
- Trong khung cảnh nên thơ ấy, giữa nơi mịt mù khói sóng Bác Hồ đang làm gì?
+ Ánh trăng tuyệt đẹp kia không làm Bác xao lãng việc nước, việc quân mà trên cái nền thiên nhiên tươi
đẹp đó, Người vẫn một lòng hướng về đồng bào của mình.
- “Khuya về bát ngát trắng ngân đầy thuyền”: Khuya rồi mà trăng vẫn "mãn thuyền" vẫn ngân nga đầy
thuyền Trăng tràn ngập khắp nơi, tràn cả không gian rộng lớn, vẫn chờ, vẫn đợi cho dù Bác có bận đến đâu.
- Thuyền lờ lững xuôi dòng trong đêm có trong đồng hành như một người bạn chung thủy sâu sắc. Ở
đây ta thấy được sự giao cảm giữa thiên nhiên với thiên nhiên và giữa con người với con người. Điều đó
làm cho bức tranh thơ trở nên có hơi thở, có linh hồn.
=> Trăng gắn bó với người nghệ sĩ biết thưởng lãm, biết trân trọng vẻ đẹp của trăng. Trong hoàn cảnh
đất nước còn khó khăn gian khổ, ta vẫn cảm nhận sự hòa hợp kì diệu giữa cảnh và người đó là một
phong thái ung dung, một tinh thần lạc quan của vị lãnh tụ vĩ đại.
3. Kết bài
- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ
+ Nội dung: vẻ đẹp đêm trăng rằm tháng giêng ở Tây Bắc và tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước và
phong thái ung dung, lạc quan của Bác
+ Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, hình ảnh thơ mang màu sắc cổ điển mà bình dị, gần gũi...
- Bài thơ "Rằm tháng giêng" giúp em hình dung một cách cụ thể bức tranh đêm trăng trên sông nước
thật đẹp. Hiểu thêm tấm lòng yêu dân, yêu nước, yêu thiên nhiên sâu sắc của vị lãnh tụ vĩ đại, vị cha già
kính yêu của dân tộc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
??₫)(@
09/12/2021 23:48:28
+4đ tặng

1. Mở bài

- Giới thiệu về Bác Hồ
- Giới thiệu về hai tác phẩm "Cảnh khuya" và "Rằm tháng giêng"

2. Thân bài

a. Bài thơ "Cảnh khuya":
- Cảnh thiên nhiên đêm khuya đẹp, vừa tĩnh lại vừa động:
+ Tiếng suối róc rách chảy xa xa qua cảm của nhà thơ tựa như tiếng hát con người đang vọng lại đầy ấm áp, ngọt ngào.
+ Trăng toả ánh sáng xuống trần gian, hòa trong vẻ đẹp của cây rừng Việt Bắc
+ Ánh trăng lồng qua từng bóng cây già, luồn qua từng cành cây, kẽ lá in bóng cảnh vật xuống mặt như những bông hoa.
- Tâm hồn cao đẹp của nhân vật trữ tình:
+ Đêm đã về khuya mà chẳng thể chợp mắt
+ Trằn trọc chưa ngủ vì nỗi nước nhà - lo cho dân, cho nước

b. Bài thơ "Rằm tháng giêng":
- Hai câu đầu:
+ Trăng xuân đẹp mỹ miều,  bát ngát, lồng lộng khắp không gian
+ Xuân ngập tràn không gian, sức xuân sống động, tươi trẻ và dồi dào toả khắp mây trời, sông nước.
+ Xuân mang niềm vui, niềm thương gửi gắm vào tất thảy thiên nhiên, cảnh vật, dường như cả đất trời đang dào dạt sức sống mùa xuân.
- Hai câu cuối:
+ Cảnh bàn bạc việc quân giữa dòng sông trăng của những nhà cách mạng
+ Phong thái ung dung, lạc quan giữa núi rừng hiểm nguy
+ Thuyền chở đầy trăng chở theo cả niềm lạc quan, sự tin yêu trên con đường cách mạng gian khó, niềm hy vọng vào một ngày đất nước thống nhất

* Những điểm tương đồng của hai bài thơ:
- Đều có sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố cổ điển và tinh thần hiện đại:
- Đều giúp ta cảm nhận được một tình yêu thiên nhiên hoà trong một trái tim yêu nước thiết tha của Người.
- Đều thể hiện được niềm lạc quan trong gian khó, phong thái đầy ung dung của một chiến sĩ cách mạng mãi .

3. Kết bài

Khẳng định lại giá trị, ý nghĩa của hai bài thơ, bài học nhận thức của bản thân em khi học hai tác phẩm.

 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo