1, Nội dung của đoạn thơ: nguồn gốc xuất thân khác nhau và cơ sở hình thành tình đồng chí đồng đội keo sơn gắn bó của những người lính thời kỳ kháng chiến chống Pháp 2, Thành ngữ "nước mặn đồng chua": nơi đất có tính chất xấu vùng ven biển, khó trồng trọt, cày cấy. 3.Hai cặp câu thơ sánh đôi được sử dụng trong bài thơ đó là: "Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá" "Súng bên súng, đầu sát bên đầu" Tác dụng của cấu trúc câu thơ sánh đôi đó là: tạo nhịp điệu trữ tình, nhẹ nhàng sâu sắc cho bài thơ, tạo giọng thơ xúc động, tâm tình giống như kể chuyện về tình đồng chí đồng đội keo sơn gắn bó. Cùng với đó, cấu trúc câu thơ sánh đôi có tác dụng trong việc truyền tải nội dung về cơ sở hình thành tình đồng chí keo sơn gắn bó giữa những người lính. Dù cho họ xuất thân từ những hoàn cảnh khác nhau nhưng nhờ có chung chí hướng mà họ đứng chung trong quân ngũ, phục vụ kháng chiến. 4, Tri kỷ: bạn tâm tình Câu thơ "Vầng trăng thành tri kỷ" trong bài thơ Ánh trắng của Nguyễn Duy So sánh hai từ "tri kỷ": Điểm giống: đều có nghĩa là diễn tả mối quan hệ thân thiết, keo sơn gắn bó và thấu hiểu cho nhau Khác nhau: từ "tri kỷ" trong bài thơ Đồng chí thể hiện tình đồng chí, còn từ "tri kỷ" trong bài thơ Ánh trăng thể hiện mối quan hệ thân thiết trong quá khứ giữa người lính và vầng trăng trong thời kháng chiến