Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nhà nước đầu tiên của nước ta có tên là gì?

Câu 1. Nhà nước đầu tiên của nước ta có tên là gì?

A. Văn Lang.            B. Âu Lạc.                    C. Đại Cồ Việt.                D. Đại Việt

Câu 2. Truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh phản ánh hoạt động gì của người Việt Cổ thời kì Văn Lang?

A. Chống lũ lụt, bảo vệ sản xuất nông nghiệp.     B. Chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước.

C. Giải thích việc tạo thành núi.                            D. Giải thích việc sinh ra lũ lụt.

Câu 3. Nhà nước Văn Lang được hình thành vào thời gian nào?

A. Khoảng năm 400TCN.

B. Khoảng năm 500 TCN.

C. Khoảng năm 600TCN.

D. Khoảng năm 700 TCN.

Câu 4. Theo sự tích Âu Cơ – Lạc Long Quân thì những người con theo mẹ Âu Cơ lên vùng cao đã tôn người anh cả lên làm vua, người đó chính là:

A. Hùng Vương

B. An Dương Vương

C. Thủy Tinh

D. Sơn Tinh

Câu 5. Theo truyền thuyết có tất cả bao nhiêu đời Hùng Vương?

A. 17.                         B. 18.                          C. 19.                             D. 20.

Câu 6. Truyền thuyết Thánh Gióng nói lên hoạt động gì của nhân dân ta?

A. Chống lũ lụt, bảo vệ sản xuất nông nghiệp.  B. Chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước.

C. Giải thích việc tạo thành núi.                        D. Giải thích việc sinh ra lũ lụt.

Câu 7. Ai là người chỉ huy quân ta đánh Tần xâm lược?

A. An Dương Vương.       B. Hùng Vương     C. Kinh Dương Vương.      D. Thục Phán.

Câu 8. Thành Cổ Loa do ai xây dựng?

A. Hùng Vương.         B. An Dương Vương.         C. Triệu Đà.      D. Triệu Việt Vương.

Câu 9. Câu chuyện” Trầu cau” và “Bánh chưng bánh giầy” phản ánh phong tục gì của cư dân Văn Lang?

A. Ăn trầu, gói bánh chưng bánh giày trong ngày lễ hội.
 

B. Nhảy múa, ca hát, đua thuyền trong ngày lễ hội.

C. Lễ hội, vui chơi được tổ chức thường xuyên.

D. Trồng lúa nước và lấy đó làm lương thực chính.

Câu 10. Tầng lớp thấp kém, nghèo hèn nhất trong xã hội Văn Lang là:

A. Nô lệ.

B. Dân tự do.

C. Nông dân.

D. Nô tì.

Câu 11. Nhà nước tiếp nối nước Văn Lang của người Việt cổ có tên là gì?

A. Âu Lạc.

B. Vạn Xuân.

C. Chăm – pa.

D. Phù Nam.

Câu 12. Vì sao nhà nước mới sau cuộc kháng chiến chống quân Tần lại gọi là Âu Lạc?

A. Là tên của 1 bộ lạc tham gia cuộc kháng chiến.

B. Là tên thủ lĩnh của bộ lạc Tây Âu.

C. Là tên thủ lĩnh bộ lạc Lạc Việt.

D. Hợp nhất vùng đất của 2 bộ lạc Tây Âu và Lạc Việt.

Câu 13. Sau khi lên ngôi vua, An Dương Vương cho đóng đô ở:                                                    

A. Phong Châu.          B. Cổ Loa.

  C. Thăng Long.                 D. Hoa Lư.

Câu 14. Câu “Triệu Đà đã hoãn binh, cho con trai làm rể An Dương Vương” gợi cho em nhớ đến câu chuyện nào dưới đây.  

A. Mị Châu - Trọng Thuỷ.   

B. Sơn Tinh - Thuỷ Tinh.

C. Cây tre trăm đốt.

D. Thánh Gióng.

Câu 15. Thành Cổ Loa có dạng:

A. Hình tròn.                     C. Hình vuông.         B. Hình thang.              D. Hình xoáy trôn ốc.

Câu 16. Theo truyện Mị Châu – Trọng Thủy, vua An Dương Vương có bảo vật gì để đánh thắng quân Triệu Đà lần 1?

 A. Kiếm thần.                B. Ấn thần.            C. Nỏ thần.         D. Đũa thần.

Câu 17. Bài học lớn nhất sau thất bại của An Dương Vương chống quân xâm lược Triệu Đà là:

A. Phải cảnh giác với quân thù. 

B. Phải có tướng giỏi.

C. Phải có lòng yêu nước.  

D. Phải có vũ khí tốt.

Câu 18. Nước Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của nhà Triệu vào thời gian nào?

A. Năm 207 TCN.

  B. Năm 179 TCN.

  B. Năm 178 TCN.

  B. Năm 177 TCN.

Câu 19. Triều đại phong kiến phương Bắc bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục theo người Hán nhằm mục đích gì?

A. Khai hóa văn minh cho nhân dân ta.

B. Bảo tồn và phát triển tinh hoa văn hóa phương Đông.

C. Phát triển văn hóa Hán trên đất nước ta.

D. Nô dịch, đồng hóa nhân dân ta về văn hóa.

Câu 20. Nguyên nhân sâu xa nào dẫn tới sự bùng nổ các cuộc đấu tranh của nhân dân ta thời kì Bắc thuộc?

A. Nền kinh tế không đáp ứng được đời sống nhân dân.

B. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ.

C. Mâu thuẫn giữa nhân dân với địa chủ, quan lại.

D. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với nhân dân phương Bắc.

Câu 21. Cho đoạn thơ sau:

“Một xin rửa sạch nước thù

Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng

Ba kẻo oan ức lòng chồng

Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này”

Bốn câu thơ trên là lời thề xuất binh trong cuộc khởi nghĩa nào?

A. Khởi nghĩa Lý Bí.                         B. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

C. Khởi nghĩa Phùng Hưng.              D. Khởi nghĩa Bà Triệu.

Câu 22. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa gì quan trọng nhất?

A. Để lại những nghệ thuật quân sự quý báu cho các cuộc đấu tranh sau.

B. Kết thúc hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài.

C. Bảo vệ nền tự chủ giành được sau khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ.

D. Đánh tan quân xâm lược Nam Hán, giành độc lập dân tộc.

Câu 23. Kế hoạch đánh giặc Nam Hán của Ngô Quyền có điểm gì độc đáo?

A. Dùng kế mai phục hai bên bờ song sau đó tấn công trực diện vào các con thuyền lớn.

B. Mở trận đánh quyết định đánh bại quân địch, rồi giảng hòa, mở đường cho chúng rút về nước.

C. Bố trí trận địa mai phục ở tất cả các đoạn đường chúng có thể đi qua để đánh bại kẻ thù.

D. Dùng kế đóng cọc nhọn trên khúc sông hiểm yếu, nhử địch vào trận địa bãi cọc rồi đánh bại chúng.

Câu 24. Cuộc khởi nghĩa đầu tiên trong lịch sử chống phong kiến phương Bắc của nhân dân ta là:

A. Bà Triệu.                B. Hai Bà Trưng.                  C.  Dương Đình Nghệ.                 D. Lý Bí.

Câu 25. Chính sách cai trị thâm hiểm nhất của nhà Hán đối với nhân dân ta là:

A. Cống nạp sản vật quý hiểm.                      B. Đồng hóa nhân dân ta.

C. Đàn áp khủng bố nhân dân ta.                   D. Thuế khóa nặng nề.

Câu 26. Chiến thắng vang dội nhất kết trên sông Bạch Đằng kết thúc hơn 1000 năm Bắc thuộc do ai lãnh đạo là:

A. Hai Bà Trưng.                   B. Bà Triệu.                      C. Lí Bí.                            D. Ngô Quyền

Câu 27. Triều đại phong kiến nào nối tiếp nhà Ngô?

A. Nhà Lý.

B. Nhà Tiền Lê.

C. ‘Nhà Trần.

D. Nhà Đinh.

Câu 28. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng “Loạn 12 sứ quân” là:

A. Hệ thống chính quyền trung ương và địa phương mục nát.

B. Các cuộc tranh chấp ngôi báu, đất đai giữa các tướng lĩnh.

C. Nội bộ triều đình bị phân hóa do việc chọn người kế vị.

D. Nhà Tống âm mưu xâm lược, triều đình rơi vào rối loạn.

Câu 29. "Loạn 12 sứ quân" là biến cố lịch sử xảy ra vào cuối thời:

A. Ngô.                          B. Đinh.                     C. Lý.                    D. Trần.

Câu 30. Ai là người có công dẹp loạn “Mười hai sứ quân”, thống nhất đất nước?

A. Đinh Bộ Lĩnh.          B. Trần Lãm.        C. Phạm Bạch Hổ.      D. Ngô Xương Xí.

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
798
1
0
siêu nhân đỏ
11/12/2021 08:41:36
câu 1 là A câu 2 cũng là A
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
bbae
11/12/2021 08:47:21
+4đ tặng

1a.Văn Lang
2a
3 2879 TCn nhe
4a
5b
6b
7d
8b
9a
10d
11a
12d
13bb
14a
15a
16c
17a
18 b
19d
20d
21b
22b
23d
24b
25b
26d
27d
28b
29a
30a


 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×