Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu cảm nhận về bài thơ Tre Việt Nam

Nêu cảm nhận về bài thơ Tre Việt Nam
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
150
0
0
Tên sai quy định
14/12/2021 21:46:51
+5đ tặng

Tre xanh

 

Xanh tự bao giờ?

 

Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh

 

Mở đầu bài thơ hiện lên hình ảnh tre xanh, hình ảnh cây tre vô cùng quen thuộc với làng quê Việt Nam. Hai tiếng tre xanh vô cùng xao xuyến. “Xanh tự bao giờ?” câu thơ là một câu hỏi, nghĩa là tre sinh ra khi nào, nhưng chẳng ai biết từ bao giờ, vì khi sinh ra đã thấy những rặng tre mọc san sát bên nhau tạo thành lũy. Với cách mở đầu này tạo nên sự hấp dẫn cho người đọc về một hình ảnh cây tre vô cùng quen thuộc.

 

Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi?

 

Ở đâu tre cũng xanh tươi

 

Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu

 

Những câu thơ ngắn gọn, mộc mạc nhà thơ tiếp tục mang đến cho người đọc hình ảnh cây tre, vẻ đẹp của cây tre vô cùng cao quý như chính phẩm chất của người dân Việt Nam. Hình ảnh cây tre hiện lên “gầy guộc” “mong manh”Thế nhưng cây tre vẫn đứng thẳng hàng thành từng lũy cho dù bờ đất đai khô cằn ,trên
nền đất đá vôi bạc màu thì vẫn xanh tốt.

 

Qua đây nhà thơ nhằm tôn lên vr đẹp, phẩm chất của con người Việt Nam, tuy nhỏ bé nhưng vô cùng thật thà, chất phác, đoàn kết và yêu thương lẫn nhau. Con người Việt Nam, dù khổ, dù đói vẫn có sức sống mãnh liệt như những cây tre vậy:

 

“Có gì đâu, có gì đâu
Mỡ màu ít chắt dồn lâu hóa nhiều
Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù

 

Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm”

 

Dù cho đất đá kia bạc màu, không có chất dinh dưỡng nhưng tre vẫn luôn xanh tươi, rễ luôn bám sâu vào đất. .Tre vươn mình đu đưa trong ngọn gió ,cứ như thế tre luôn vươn mình trên nền trời xanh mướt, tạo một màu sắc bình yên vốn có của đất nước
ta.

 

Qua hình tượng cây tre, tác giả Nguyễn Duy muốn khắc họa lên hình ảnh, phẩm chất của người dân Việt Nam. Tuy nhỏ bé, mong manh nhưng họ không bao giờ khuất phục, chịu đầu hàng luôn đứng lên bảo vệ lẽ phải. Bão bùng thân bọc lấy thân

 

Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau tre không ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người
Chẳng may thân gãy cành rơi
Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con”

 

Ở những câu thơ này, với việc sử dụng biện pháp nhân hóa hình ành tre giống với hình ảnh con người. Những cây tre ôm lấy nhau, bao bọc nhau cùng vượt qua gió táp bão bùng. Hình ảnh tre luôn mọc thành lũy, thành tầng để bảo vệ sự sinh tồn và phát triển nòi giống.

 

Hình ảnh tre được ẩn dụ thành manh áo cộc đểnhường nhịn cho đàn con của mình. Cây tre giống như một người mẹ hiền hòa yêu thương đàn con vậy.

 

Qua hình ảnh cây tre, nhà thơ càng tô đậm vẻ đẹp, truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam, luôn đoàn kết và bảo vệ lẫn nhau.

 

Ở khổ thơ cuối cùng nhà thơ miêu tả hình ảnh măng non như biểu tượng cho những thế hệ thiếu niên nhi đồng:

 

“Măng non là búp măng non
Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre
Năm qua đi, tháng qua đi
Tre già măng mọc có gì lạ đâu
Mai sau,
Mai sau,
Mai sau. . .
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh”

 

Trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến các bạn bài thơ Tre Việt Nam hấp dẫn của nhà thơ Nguyễn Duy. Với hình ảnh tre già măng mọc chính là sự thừa hưởng, sự tiếp nối của thế hệ sau đối với thế hệ trước. Qua bài thơ này chúng ta thấy được không chỉ nói đến tre xanh mà tác giả còn muốn nói lên được phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam chúng ta. Thân Ái! 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
thị hồng
15/12/2021 13:47:37
+4đ tặng

Tre Việt Nam" là bài thơ kiệt tác của Nguyễn Duy được nhiều người yêu thích. Đây là một phần tiêu biểu của bài thơ ấy. Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát; trong đó câu lục đầu bài thơ được cắt thành hai dòng (2+4) và câu lục cuối bài được cắt thành ba dòng (2+2+2). Lời thơ mượt mà, có nhiều hình ảnh đẹp, giọng thơ du dương truyền cảm.

Ba dòng thơ đầu, nhà thơ ngạc nhiên hỏi về màu xanh của tre, liên tưởng đến "chuyện ngày xưa" - chuyện người anh hùng làng Gióng dùng gộc tre đánh đuổi giặc Ân. Qua đó, tác giả thể hiện rất hay sự gắn bó lâu đời giữa cây tre với đất nước và con người Việt Nam:

"Tre xanh,

Xanh tự bao giờ?

Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh".

Cây tre được nhân hóa, tượng trưng cho bao phẩm chất cao quý của con nguời Việt Nam, của dân tộc Việt Nam

Cây tre, lũy tre tượng trưng cho tình thương yêu đồng loại, tinh thần đoàn kết dân tộc để vượt qua bão bùng, để làm nên lũy thành bền vững:

"Bão bùng thân bọc lấy thân

Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm.

Thương nhau, tre chẳng ở riêng

Lũy thành từ đó mà nên hỡi người."

Nguyễn Duy có nhiều cách sáng tạo hình ảnh về cây tre, măng tre để thể hiện tính ngay thẳng, tinh thần bất khuất của nhân dân ta:

"Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm”.

hay:

"Nòi tre đâu chịu mọc cong

Chưa lên đã nhọn như chông lự thường".

hay:

"Măng non là búp măng non

Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre".

Cây tre được nhân hóa, tượng trưng cho đức hi sinh, tình thương con bao la của người mẹ hiền:

"Lưng trần phơi nắng phơi sương

Có manh áo cộc, tre nhường cho con".

"Tre già măng mọc” là sự thật, là niềm tin về tuổi thơ, về thế hệ tương lai.



 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×