Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Kể trên 10 tên của Bác Hồ?

Kể trên 10 tên của Bác Hồ?
5 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
123
0
0
Lyn Nguyễn
15/12/2021 14:49:22
+5đ tặng
Ngoài tên gọi Hồ Chí Minh (dùng từ 1942), và tên Nguyễn Tất Thành do gia đình đặt, trong cuộc đời mình, Người còn có nhiều tên gọi và bí danh khác như Paul Tất Thành (1912); Nguyễn Ái Quốc (từ 1919); Văn Ba (khi làm phụ bếp trên tàu biển, 1911); Lý Thụy (khi ở Quảng Châu, 1924-), Hồ Quang (1938-40), Vương (Wang) (1925-27, 1940), Tống Văn Sơ (1931-33), Trần (1940) (khi ở Trung Quốc); Chín (khi ở Thái Lan, 1928-30) và được gọi là Thầu (ông cụ) Chín; Lin (khi ở Liên Xô, 1934-38); Chen Vang (trong giấy tờ đi đường từ Pháp sang Liên Xô năm 1923); ông cũng còn được gọi là Bác Hồ, Bok Hồ, Cụ Hồ. Khi ở Việt Bắc ông thường dùng bí danh Thu, Thu Sơn và được người dân địa phương gọi là Ông Ké, Già Thu,. Tổng thống Indonesia Sukarno gọi ông là “Bung Hồ” (Anh Cả Hồ).

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
+4đ tặng

1. Nguyễn Sinh Cung, 1890. Đây là tên khai sinh tại làng Hoàng Trù, xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

2. Nguyễn Sinh Côn. Trong một bài viết của Hồ Chí Minh, năm 1954, Hồ cũng ghi tên còn nhỏ của mình là Nguyễn Sinh Côn.

3. Nguyễn Tất Thành, 1901. Tháng 9, 1901, nhân dịp ông Nguyễn Sinh Sắc, cha Nguyễn Sinh Cung, chuyển về sống ở làng Kim Liên, ông có làm lễ “chào làng” cho hai con trai với tên mới là Nguyễn Tất Đạt (Sinh Khiêm) và Nguyễn Tất Thành (Sinh Cung).

4. Nguyễn Văn Thành

5. Nguyễn Bé Con. Trong tài liệu đề ngày 6 tháng 2, 1920 của Tổng đốc Vinh cung cấp về Nguyễn Sinh Sắc và hai con trai có ghi con trai thứ của Nguyễn Sinh Sắc là Nguyễn Bé Con. Tài liệu mật thám Pháp theo dõi hoạt động của Nguyễn Ái Quốc, bản ghi số 1116, 1931: Nguyễn Ái Quốc hay Nguyễn Tất Thành tức Nguyễn Sinh Côn hay Nguyễn Bé Con tức Lý Thụy…

6. Văn Ba, 1911. Ngày 5/6/1911 Nguyễn Tất Thành rời Việt Nam làm việc trên một chiếc Tàu Pháp. Trong sổ lương của tàu có tên Văn Ba.

7. Paul Tat Thanh, 1912. Ngày 15 tháng 12 năm 1912, Nguyễn Tất Thành từ New York gửi thư cho khâm sứ Trung Kỳ nhờ tìm địa chỉ của thân phụ là Nguyễn Sinh Huy. Lá thư ký tên Paul Tất Thành.

8. Tất Thành, 1914. Từ nước Anh Nguyễn Tất Thành gửi thư cho Phan Chu Trinh ký tên Tất Thành. Hiện có bốn lá thư được sưu tầm ký tên Tất Thành. Một thư ký Cuồng Điệt Tất Thành, ba thư ký C.Đ Tất Thành.

9. Paul Thanh, 1915. Ngày 16 tháng 4 năm 1915, Nguyễn Tất Thành viết thư cho toàn quyền Đông Dương qua lãnh sự Anh tại Saigon nhờ tìm địa chỉ cha mình. Thư ký tên Paul Thanh.

10. Nguyễn Ái Quốc, 1919. Tên này có khi Nguyễn Tất Thành ở Pháp cùng sinh hoạt chung với nhóm người gồm các ông Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh. Nguyễn Tất Thành là người đến gia nhập nhóm sau cùng.

11. Phéc-đi-năng

12. Albert de Pouvourville, 1920. Báo Điện Tín Thuộc Địa có truyền đơn trích đoạn từ nhiều tờ báo có liên quan tới vấn đề Đông Dương. Người đăng ký tên Albert de Pouvourville.

13. Nguyễn A.Q., 1921-1926. Hai bài báo ký tên Nguyễn A.Q. có tựa “Hãy Yêu Mến Nước Pháp, Người Bảo Hộ Các Anh.” đăng trên báo Người Tự Do, ngày 7 đến 10, 1921. Nguyễn A.Q. còn được ký dưới tranh biếm hoạ ngày 1 tháng 8 năm 1926.

14. Culixe, 1922. Nguyễn Ái Quốc ký bút danh Culixe trong một bài viết trên L’Humanité ngày 18 tháng 3 năm 1922.

15. N.A.Q., 1922. Bút danh này trên báo Le Paria và L’Humanité từ 1922-1930.

16. Ng.A.Q., 1922. Bút danh này trên báo Le Paria từ 1922-1925.

17. Henri Tran, 1922. Henri Tchen là tên ghi trong thẻ đảng viên Đảng Cộng Sản Pháp của Nguyễn Ái Quốc. Số thẻ: 13861.

18. N., 1923. Nguyễn Ái Quốc dùng bút danh N. trong các năm 1923-1928 trên Le Paria.

19. Chen Vang, 1923. Ngày 13 tháng 6 năm 1923, Nguyễn Ái Quốc bí mật rời Paris đi Liên Sô, Tổ Quốc Cách Mạng. Ngày 16 tháng 6 năm 1923, Nguyễn Ái Quốc đến nước Đức. Tại đây, Nguyễn được cơ quan đặc mệnh toàn quyền Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghiã Sô Viết Liên Bang tại Berlin cấp cho giấy đi đường số 1829. Trong giấy này Nguyễn Ái Quốc mang tên Chen Vang.

20. Nguyễn, 1923. Bút danh này trong các năm 1923, 1924, 1928 trên Le Paria.

21. Chú Nguyễn, 1923. Thư này Nguyễn Ái Quốc gửi đến các bạn cùng hoạt động tại Pháp trước khi rời Paris đi Liên Sô.

22. Lin, 1924. Nguyễn Ái Quốc dùng tên Lin trong thời gian ở Liên Sô từ 1923-1924 và 1934-1939. Tên Lin xuất hiện lần đầu tiên trong bức điện thư gửi Ban Phương Đông của Quốc Tế Cộng Sản, đề ngày 14 tháng 4, 1924. Tháng 10 năm 1934, Lin được nhận vào trường Quốc Tế Lenin Liên Sô, năm học 1934-1935. Tên Lin số hiệu 375. Tháng 8 năm 1935, Lin dự đại hội lần thứ VII của Quốc Tế Cộng Sản.

23. Ái Quốc, 1924. Ái Quốc là tên ghi trong thẻ dự đại hội V Quốc Tế Cộng Sản, tháng 6 năm 1924. Tháng 8 năm 1927 Nguyễn Ái Quốc gửi đồng chí Francois Billous tấm bưu ảnh, trong đó ký tên Ái Quốc. Sau này còn một số thư khác với tên Ái Quốc.

24. Un Annamite, 1924. Bút danh Annamite được ký dưới một bài viết trên Le Paria.

25. Loo Shing Yan, 1924. Bài "Thư Từ Trung Quốc, số 1", ngày 12 tháng 11 năm 1924, Nguyễn Ái Quốc viết về phong trào cách mạng Trung Quốc, sự thức tỉnh, giác ngộ cách mạng cho phụ nữ Trung Quốc, gửi tạp chí Rabotnhitxa. Trong bài này, Nguyễn Ái Quốc ký tên Loo Shing Yan, một nữ đảng viên Quốc Dân Đảng. Nguyễn Ái Quốc gửi thư cho ban biên tập tạp chí, ngày 12 tháng 11 năm 1924, giải thích: "Khi tôi còn ở Quốc Tế Cộng Sản, tôi rất phấn khởi được đôi lần cộng tác với tờ báo của các đồng chí. Nay muốn tiếp tục sự cộng tác ấy. Nhưng vì tôi ở đây hoạt động bất hợp pháp, cho nên tôi gửi bài cho các đồng chí  dưới hình thức "Những bức thư từ Trung Quốc" và ký tên một phụ nữ. Tôi nghĩ rằng làm như vậy bài viết có tính chất độc đáo hơn và phong phú hơn đối với độc giả, đồng thời cũng đảm bảo giữ được tên thật của tôi".

26. Ông Lu, 1924. Ngày 12 tháng 11 năm 1924, Nguyễn Ái Quốc viết thư gửi cho một đồng chí trong Quốc Tế Cộng Sản báo tin ông Lu đã đến Quảng Châu, Trung Quốc. Cuối thư đề điạ chỉ liên lạc: Ông Lu, Hãng thông tấn Roxta, Quảng Châu, Trung Quốc. Sau này trong nhiều thư khác Nguyễn Ái Quốc cũng ghi địa chỉ liên lạc là Ông Lu.

27. Lý Thụy, 1924. Nguyễn Ái Quốc dùng bí danh Lý Thụy trong thời gian hoạt động ở Trung Quốc. Ngày 11 tháng 11 năm 1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu với các giấy tờ tùy thân mang tên Lý Thụy. Trong bức thư gửi Quốc Tế Cộng Sản, ngày 18 tháng 12 năm 1924, Nguyễn Ái Quốc ghi ở cuối thư: "Trong lúc này tôi là một người Trung Quốc, chứ không phải là một người An Nam, và tên tôi là Lý Thụy chứ không phải là Nguyễn Ái Quốc".

0
0
Ngô Vy
15/12/2021 14:52:42
+3đ tặng
Văn Ba 
Nguyễn Sinh Cung
Nguyễn Tất Thành
Nguyễn Ái Quốc
Lý Thụy 
Chen Vang 
Tống Văn Sơ
Lin
Thu Sơn
Nguyễn Bé Con
Loo Shing Yan
Lý Mỗ
0
0
toxinloi
15/12/2021 14:54:00
+2đ tặng
- Nguyễn Tất Thành
- Nguyễn Ái Quốc
- Văn Ba
- Tống Văn Sơ
- Hồ Quang 
- Lý Thụy
- Paul Tất Thành 
- Nguyễn Sinh Cung
- Hồ Chí Minh
- Hồ Chủ tịch
- Trần Thắng Lợi

......................
0
0
Thu Huyền Dương
15/12/2021 15:41:25
+1đ tặng
Một số tên của Bác như: Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Tất Thành, Văn Ba, Vương, Lý Thụy, Lin, Thầu Chín, Tống Văn Sơ, Hồ Quang, Già Thu, Nguyễn Ái Quố

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×