Sau khi dành được chính quyền, Cao trào cách mạng 1930-1931 đã khẳng định trong thực tế quyền lãnh đạo và năng lực lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân thông qua chính đảng tiên phong của mình, đoàn kết với các tầng lớp nhân dân yêu nước lật đổ nền thống trị của đế quốc, phong kiến tay sai giải phóng dân tộc, đem lại tự do hạnh phúc cho nhân dân. Tuy nhiên, trong thời gian này, vì không phân tích được sâu sắc đặc điểm xã hội và đặc điểm tình hình lúc đó, nên trong quá trình xây dựng Đảng đã cho rằng trong nội bộ có kẻ phản bội, mà nghi vấn tập trung vào những đối tượng thành phần trí thức, địa chủ, cường hào. Vì vậy, đầu tháng 4-1931, Xứ ủy Trung Kỳ ra Chỉ thị thanh Đảng với nội dung: “đuổi sạch sành sanh ra ngoài hết thảy những bọn trí, phú, địa, hào”, nếu đồng chí nào muốn làm cách mạng, tự nguyện đứng về phía giai cấp vô sản mà phấn đấu cũng không cho đứng trong Đảng [1]. Với khẩu hiệu được nêu ra: “Trí, phú, địa, hào, đào tận gốc, trốc tận rễ”, thực hiện “Bônsơvich hóa” Đảng một cách máy móc, giáo điều.