Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Chi tiết Bác hồ yêu cầu đồng chí bảo vệ trả lại chiếu cho người dân và bẻ lá lót làm chỗ ngồi thể hiện đức tính gì của Bác

Chi tiết Bác hồ yêu cầu đồng chí bảo vệ trả lại chiếu cho người dân và bẻ lá lót làm chỗ ngồi thể hiện đức tính gì của Bác?
 
1 trả lời
Hỏi chi tiết
488
3
1
Dawools
17/12/2021 21:36:32
+5đ tặng

Hồ Chí Minh - Người anh hùng giải phóng dân tộc, vị lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Người luôn coi trọng vấn đề xây dựng đạo đức cách mạng, coi đạo đức là cái gốc, cái nền tảng của người cách mạng. Hồ Chí Minh không chỉ bàn một cách sâu sắc, cô đọng, thấm thía về vấn đề đạo đức mà chính bản thân Người; trong suốt cuộc đời, Người đã thực hiện một cách mẫu mực những tư tưởng và khát vọng đạo đức do mình đặt ra. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, những phẩm chất đạo đức được Người nêu ra là phù hợp với từng đối tượng, có khi Người nhấn mạnh phẩm chất này hay phẩm chất khác là nhằm đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng Việt Nam ở từng giai đoạn nhất định. Từ đó, Người đã khái quát thành những phẩm chất chung, cơ bản nhất của con người Việt Nam trong thời đại mới là: Trung với nước, hiếu với dân; yêu thương con người; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; tinh thần quốc tế trong sáng. Trong những phẩm chất đó thì phẩm chất thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí quan liêu là những phẩm chất cơ bản trong hệ thống quan điểm đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Người là tấm gương sáng, mẫu mực trong thực hành những chuẩn mực đạo đức đó. Điều đáng quý là Bác tiết kiệm không phải để dành cho Bác mà Bác luôn quan tâm, lo lắng cho mọi người nhất là những chiến sĩ và nhân dân lao động và sự quan tâm đó không phải qua những lời nói suông mà được thể hiện qua những hành động rất cụ thể của Bác, từ đôi dép cao su, bộ quần áo Bác mặc, chiếc xe dành để phục vụ Bác, ngôi nhà Bác ở, phong bì thư dùng để gửi hai lần hay hũ gạo cứu đói… là những điều giản dị, rất đời thường của Bác trong sinh hoạt hàng ngày nhưng lại là tấm gương sáng mẫu mực, bài học quý giá của Người về thực hành tiết kiêm, chống tham ô, lãng phí.

Mỗi chúng ta khi đến thăm Nhà Sàn Bác Hồ, nơi ở khiêm nhường của Bác mà không khỏi trào dâng niềm xúc cảm trước nếp sống thanh cao, giản dị như nhà thơ Tố hữu khắc họa trong bài thơ Theo chân Bác:

Nhà gác đơn sơ một góc vườn

Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn

Giường mây chiếu cói, đơn chăn gối

Tủ nhỏ, vừa treo mấy áo sờn…

Năm 1954, từ Việt Bắc trở về Hà Nội, từ chối không ở ngôi nhà của toàn quyền Đông Dương để dành làm nhà tiếp khách cho Đảng và Nhà nước, Bác Hồ chọn cho mình gian nhà cấp bốn của người thợ điện. Ngôi nhà 1 tầng khoảng 50m2, ẩm thấp, ở bên góc bờ ao trong Phủ Chủ tịch (cách ngôi Nhà Sàn hiện nay khoảng 100m). Nhà đổ mái bằng nên mùa Hè rất nóng, còn mùa Đông thì lạnh.

Mùa Hè năm 1958, Kiến trúc sư Nguyễn Văn Ninh, Cục trưởng Cục thiết kế Dân dụng, Bộ Kiến trúc được giao thiết kế ngôi nhà ở cho Bác.

Kiến trúc sư Nguyễn Văn Ninh kể lại: Lúc đó được giao thiết kế nhà ở cho Bác là điều mơ ước của một kiến trúc sư. Bác đã chịu nhiều gian khổ, nay hòa bình rồi, Bác cần phải sống trong một biệt thự sang trọng là điều đương nhiên, hình như Bác biết ý định đó Bác nói: “Bác không phải vua quan nên không thể ở trong những ngôi nhà sang trọng như chú vẽ đây. Chú thiết kế cho Bác ngôi nhà ở phía bên kia bờ ao, giống như Nhà Sàn Việt Bắc trước kia Bác đã ở. Chú xem nên làm thế nào thật đơn giản, chỉ cần một phòng ngủ và một phòng làm việc nhỏ thôi, không cao lắm, không cầu kỳ”.

Bác căn dặn kiến trúc sư rất cụ thể: Cần làm hành lang xung quanh để khi có các đồng chí lãnh đạo đến làm việc với Bác có lối đi và khi Bác làm việc, các đồng chí phục vụ đi lại không ảnh hưởng đến Người. Bác nói: Lợi dụng vách ngăn hai phòng làm một giá sách cho gọn, tiết kiệm và tiện sử dụng. Người nhắc nhở: Nhà làm bằng gỗ bình thường, gỗ loại một để dành làm tà vẹt đường sắt và trường học. Dưới tầng trệt, Bác bảo làm bệ xi măng thấp ở chung quanh, trên có lát ván tạo thành hàng ghế băng dài cho các cháu thiếu nhi vào chơi có đủ chỗ ngồi.

Khi đó, Bác đã gần 70 tuổi, Kiến trúc sư Nguyễn Văn Ninh đề nghị đặt thêm khu vệ sinh trong nhà để sử dụng thuận tiện, nhưng Bác không đồng ý. Bác bảo: “Khu vệ sinh ở nhà cũ còn tốt, cứ để Bác dùng cho đỡ lãng phí, và tạo điều kiện để Bác đi lại cho khỏe mạnh”.

Sau khi được Bác góp ý, bản vẽ thiết kế đã nhanh chóng hoàn thành và đi vào thi công. Trong thời gian Bác đi công tác, đội thi công 30 chiến sỹ công binh đã khẩn trương xây dựng và hoàn thành ngôi nhà vào ngày 1-5-1958, sau khoảng một tháng. Khi công trình cơ bản đã xong, Kiến trúc sư Nguyễn Văn Ninh mời Bác đi thăm nhà, một lúc sau dừng lại Bác cười nói: “Chú Kiến (Bác vẫn gọi thân mật Kiến trúc sư là chú Kiến - kiến trúc, kiến thiết) làm nhà cho Bác sang quá, còn hơn cả nhà quan Tể tướng ngày xưa”. Vào dịp sinh nhật năm 1958, Bác Hồ đã chuyển sang ở ngôi nhà này cho tới ngày 17-8-1969.

Buổi khánh thành ngôi Nhà Sàn, Bác Hồ mặc bộ quần áo nâu, đi đôi guốc mộc. Bác chiêu đãi kiến trúc sư và thợ thi công bằng bữa “tiệc ngọt” tân gia, Bác nói vui: “Kẹo thuốc hôm nay là tiền nhuận bút của Bác bỏ ra mua, không phải của công đâu, Bác khao đấy, các chú cứ thoải mái, không hết thì mang về”. Trước khi về, Bác chờ bằng được “chú Kiến” ra ngồi ở giữa rồi mới chụp ảnh chung kỷ niệm.

Được một thời gian, nghe anh em cảnh vệ kể lại, những đêm làm việc khuya nghe tiếng phất muỗi của Bác, trong lòng thương Bác vô cùng, bởi đèn sáng giữa một khu vực nhiều cây cối và gần hồ nước nên nhiều muỗi. Đây cũng là điều mà Kiến trúc sư Nguyễn Văn Ninh chưa thể lường hết được, ông vô cùng xúc động và ân hận. Sau nhiều lần bàn tính cuối cùng ông đã đưa ra phương án tối ưu là dùng lưới đồng nhỏ căng lên các ô cửa sổ, vừa ngăn muỗi mà vẫn có gió mát. Công việc trên làm khi Bác vắng nhà, vẫn sợ khi Bác về lại phê bình là tốn kém.

Ngôi nhà được thiết kế theo kiểu nhà sàn của đồng bào dân tộc với kích thước đã ở mức tối thiểu: Dài 10,15m rộng 6,82m, có hai tầng, tầng trên cao 2,62m có hai phòng: mỗi phòng rộng 13,50m2 dùng làm phòng ngủ và phòng làm việc về mùa Đông. Tầng dưới cao thông thủy 2,20m là nơi Bác Hồ thường làm việc về mùa Hè, nơi họp Bộ Chính trị quyết định nhiều vấn đề quan trọng của cách mạng Việt Nam, nơi tiếp khách thân mật. Cầu thang một nhịp 14 bậc đặt ở hướng Tây nam, che được ánh nắng ban chiều dọi vào phòng ngủ.

Ngôi Nhà Sàn này Bác đã sống và làm việc trong 11 năm cuối đời, chỉ có những vật dụng rất đơn sơ: Một chiếc bàn, giá sách, tủ quần áo, giường gỗ cá nhân, tấm chăn đơn, chiếc chiếu cói, cây quạt cọ, chai nước lọc.

Ngôi Nhà Sàn Bác Hồ không những có ý nghĩa về lịch sử mà còn là một công trình kiến trúc mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết: “Nhà Sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn. Một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao”.

*

*        *

Ngày mới giành chính quyền sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Bác làm việc tại Bắc Bộ Phủ trong căn phòng nhỏ trên gác hai. Mỗi tháng, Người được cấp 200 đồng cho việc ăn uống.

Tới giờ ăn, Bác đến ăn tại bếp tập thể cùng mọi người. Bữa ăn của Bác đạm bạc, thường chỉ có vài miếng cá nhỏ, bát canh, mấy quả cà, cọng dưa, dăm lát ớt, mỗi người miệng bát cơm...

Kháng chiến bùng nổ, Bác cùng các cơ quan Trung ương và Chính phủ trở lại Việt Bắc. Những năm đầu, đời sống kháng chiến vô cùng kham khổ, Bác vẫn ăn chung với anh em. Bát ăn chỉ là ống bương cưa ra, thức ăn chủ yếu là măng, rau, cao cấp nhất là thịt chim, sóc săn bắn hoặc đánh bẫy được đem kho mặn với muối để Bác ăn dần. Thi thoảng có con gà bồi dưỡng riêng cho Bác thì Người nói "lộc bất khả tận hưởng" rồi đem chia đều cho mọi người. Món ăn chủ lực của Bác và anh em vẫn là món được chế biến theo "công thức": 1kg thịt + 1kg muối + 0,5kg ớt, được xào lên và cho vào ống, đi đến đâu dùng cũng tiện.

Có lần, Đoàn công tác của Bác đi qua huyện Yên Sơn, ghé vào một cơ sở để ăn trưa. Nhưng khi đến nơi, vì nghe có tiếng máy bay địch nên Bác bảo anh em đưa cơm ra bãi cỏ ở bìa rừng ngồi ăn. Hai đồng chí bảo vệ vào xóm bưng cơm lại mượn thêm chiếc chiếu của gia đình đồng bào ra ngồi.

Lúc đặt mâm cơm xuống, Bác thấy có con gà luộc, đĩa cá và hai bát canh. Thấy thế, Bác không vui: “Các chú không nên mượn chiếu của bà con làm phiền đến dân”. Ngừng một lát, Bác nói tiếp: "Trong khi nhân dân đang thắt lưng buộc bụng kháng chiến, mình ăn cơm thế này là ăn cơm “quan” đấy".

Nói rồi, Bác chia đôi tất cả các món ăn trên mâm. Bác bảo anh em mang một nửa vào biếu các gia đình nghèo trong xóm. Phần còn lại Bác lại chia đôi: Chỉ ăn một nửa, còn một nửa dành cho bữa sau.

Một lần khác đi công tác, mấy Bác cháu được bố trí ăn cơm ở nhà một cơ sở. Dạo đó thiếu thốn nên cơm phải độn nhiều sắn, khoai. Vì thương Bác nên gia đình đã nấu thêm nồi cơm gạo trắng và sắp một mâm riêng.

Khi vào bữa, Bác bưng bát cơm trắng, gắp thêm mấy miếng thức ăn ngon đến mời cụ cố đang ngồi bên bếp lửa gian trong, Bác nói rành rọt: "Cơm này là để dành cho người già nhất ăn", rồi Bác lấy bát xới cho mình một bát cơm độn và ngồi cùng ăn với cả nhà.

… Cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, Bác trở về Thủ đô Hà Nội và Người ở tạm trong ngôi nhà của một thợ điện, gọi là Nhà 54. Bữa ăn hằng ngày của Bác vẫn không cầu kỳ, không cao lương mỹ vị...

Mỗi khi xong bữa, Người tự tay xếp bát đĩa gọn ghẽ để bớt phần công việc cho các đồng chí phục vụ.

Có lần, đồng chí phục vụ đưa lên đĩa cá Anh vũ, một loại cá quý thường chỉ có ở ngã ba sông Bạch Hạc, Việt Trì. Bác bảo: "Cá ngon quá, thế mà chú Tô (Thủ tướng Phạm Văn Đồng) lại đi vắng! Thôi, các chú để đến chiều đồng chí Tô về cùng thưởng thức". Thấy Bác khen, anh em gửi tiếp cá đến, nhưng khi vẫn thấy món cá hôm trước, Bác không hài lòng: "Bác có phải là vua đâu mà phải cung với tiến", rồi kiên quyết bắt mang đi, không ăn nữa.

Năm 1957, Bác sang thăm một số nước Đông Âu. Sau buổi tiệc do Đại sứ quán Việt Nam tổ chức để Bác chiêu đãi các vị lãnh đạo Ba Lan, Bác hài lòng khen anh em tổ chức tiết kiệm và trang trọng, các món ăn không thừa, không thiếu, Người nói: "Ăn uống lãng phí, Bác xót xa lắm, vì đây là tiền bạc của Nhà nước, của nhân dân. Bà con ta ở trong nước làm đổ mồ hôi, sôi nước mắt, mới có miếng mà ăn. Vì vậy để lãng phí, xa hoa là có tội với nhân dân”.

Từ tháng 5/1958, Bác chuyển sang ở Nhà Sàn, nhưng hằng ngày, đúng giờ quy định, Người trở về dùng bữa tại nhà ăn phía bên kia bờ ao, cơm nước xong, Người lại đi bộ trở về nhà sàn, dù hôm ấy mưa to, gió lớn.

Thủ tướng Phạm Văn Đồng là người được vinh dự dùng cơm với Bác nhiều lần nhất từng kể lại rằng bữa ăn nào Bác cũng ăn tiết kiệm, vừa đủ, không bỏ món thừa, không vương vãi một hột cơm. Bác thích ăn những món dân dã như vó bò, cà dầm tương, mắm, canh cua với rau chuối thái ghém hoặc dọc mùng.

Những hôm mời khách ăn cơm, bao giờ Bác cũng báo trước cho đồng chí cấp dưỡng biết để chuẩn bị và số tiền đãi khách đó được trừ vào tiền lương của Bác, không bao giờ Người dùng tiền công quỹ. Bác thường mời cơm thân mật một số đồng chí trong Bộ Chính trị, đôi khi cả gia đình một số đồng chí trong Trung ương, cán bộ, các anh hùng dũng sĩ miền Nam ra báo cáo công tác hoặc chữa bệnh...

Trong sinh hoạt đời thường, Bác Hồ còn chỉ thị cho những người phục vụ: Vá khăn mặt cho Bác, vá áo lót cho Bác, vá chiếu nằm cho Bác. Có lần, khi tất rách chưa kịp vá, anh em đưa đôi mới để Bác dùng. Bác cầm đôi tất xoay chỗ rách vào bên trong người Bác, rồi cười: Đấy có trông thấy rách nữa đâu...

Mùa Đông, Bác Hồ có một cái áo bông của đồng bào biếu. Bác dùng nhiều năm, mền bông xẹp xuống không ấm nữa. Nhưng không ai dám nghĩ đến việc xin Bác bỏ mền bông đi, chỉ nghĩ đến việc thay vỏ ngoài. Vì dùng mãi vỏ áo đã đứt chỉ ở khuỷ tay và ở cổ. Bác bảo mạng nó lại. Nó rách ở vai thì Bác bảo vá vai, đến khi nó rách lần 2, đồng chí phục vụ xin cho thay vỏ ngoài, Bác bảo: Này chú ạ, Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước mặc áo vá vai thế này là cái phúc của dân đấy, đừng bỏ cái phúc đó đi. Bác mặc bộ quần áo ka ki đã sờn cổ, sờn tay, xin được thay bộ khác, Bác bảo: “Nếu thi sang thì thua, thi tiết kiệm thì thắng”. Bác mặc như thế phù hợp với hoàn cảnh của đất nước, của dân không phải thay. Xưởng may X biếu Bác bộ quần áo ka ki mới; Bác nhận, nhưng rồi Bác lại gửi lại xưởng may để làm phần thưởng thi đua.

Bác tiết kiệm đến cái nhỏ như tờ giấy: “Giấy bút, vật liệu đều tốn tiền của Chính phủ, tức là của dân; ta cần phải tiết kiệm. Nếu một miếng giấy nhỏ đủ viết, thì chớ dùng một tờ to. Một cái phong bì có thể dùng hai ba lần”. Và Bác đã làm để mọi người bắt chước là hàng ngày các văn bản Bác đều viết ở mặt sau của bản tin Thông tấn xã Việt Nam; còn phong bì Bác đều dùng lại phong bì của các nơi gửi tới đến 2, 3 lần. Làm được những việc nhỏ thì sẽ thành cái to như Bác đã chỉ rõ “nơi nào cũng tiết kiệm một chút, thì trong một năm đỡ được hàng vạn tấn giấy, tức là hàng triệu đồng bạc. Nhờ tiết kiệm...mà lợi cho dân rất nhiều”. Bác Hồ thường nói rằng: “Người ta ai cũng muốn ăn ngon, mặc đẹp, nhưng phải đúng thời, đúng hoàn cảnh. Trong lúc nhân dân còn khó khăn, một người nào đó muốn sống hưởng ăn ngon, mặc đẹp thì không có đạo đức”.

Bài học về sự giản dị, tiết kiệm của Người sẽ luôn là tấm gương ssáng cho các thế hệ sau học tập và noi theo, nhất là hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang mở rộng Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, những câu chuyện nhỏ trên đây chính là một nét đẹp về đạo đức Bác Hồ để chúng ta học tập.

Nếp sống giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ đơn thuần là tiết kiệm mà mang ý nghĩa rất cao đẹp. Người tiết kiệm nhưng không ki bo, kiệt xỉ, không lãng phí, phô trương. Noi gương Người, học tập, làm theo tấm gương đạo đức của Người, thiết nghĩ mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức cần rèn luyện, tu dưỡng mình. Điều này tưởng dễ nhưng lại rất khó, dễ vì nếp sống của Bác rất bình thường, đơn giản nếu quyết tâm thì ai cũng làm được. Còn khó vì nếu không có tâm, không có chí hướng, có lý tưởng, không có lòng yêu thương con người thực sự thì không thể làm được. Ngày nay, xã hội phát triển, mức sống đã cao hơn trước rất nhiều nên chúng ta đang dần được ăn ngon mặc đẹp. Song là cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức - “người đầy tớ” của dân, chúng ta phải biết hy sinh lợi ích, tham vọng của cá nhân mình để phấn đấu xây dựng một đất nước mạnh giàu theo con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Bác Hồ kính yêu đã lựa chọn./.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Đạo đức Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo