Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ"Cây dừa" của Trần Đăng Khoa. Trong đoạn thơ, tác giả đã sử dụng thành công biện pháp tu từ nhân hóa và so sánh. Mở đầu đoạn thơ cây dừa được miêu tả như một người bạn phóng khoáng, thích tâm giao, kết bạn với thiên nhiên, với vũ trụ bao la:"Cây dừa dang tỏa nhiều tàu/Dang tay đón gió gật đầu gọi trăng". Với cách sử dụng phép nhân hóa khéo léo, ông đã miêu tả cây dừa như một con người với những động tác "dang tay", "gật đầu". Bên cạnh đó, cây dừa lúc thì xuất hiện như một người bạn trẻ tuổi phóng khoáng thích tâm dao, lúc lại hiện lên như một người từng trải, chắc chắn:"Thân dừa bạc phếch tháng năm/Qủa dừa- đàn lợn con nằm trên cao." . Với từ “bạch phếch”, một màu sắc nhuốm màu tháng năm, Trần Đăng Khoa đã tái hiện cây dừa như một người lao động lam lũ, dầm mưa giãi nắng nhưng vẫn rất khỏe mạnh và tràn trề sức sống. Tuy thân dừa đã “bạc phếch” nhưng trái của nó thì vẫn sum suê như “đàn lợn con”. Quả dừa được ví như đàn lợn con quả là một liên tưởng vô cùng độc đáo và thú vị. Hai câu thơ cuối cùng cho ta thấy: về đêm, cây dừa trong bài thơ mang vẻ đẹp lung linh huyền diệu. Hoa dừa nở cùng sao trời, kết thành một tấm thảm hoa lung linh rực rỡ. Sao cũng là hoa, hoa lại thành sao lẫn vào nhau lấp lánh. Còn ban ngày, cùng với những ánh mây xanh bồng bềnh, cây dừa lại hiện lên như một cô giá đang thướt tha dịu dàng chải tóc. Tác giả đã sử dụng thành công biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa trong đoạn thơ trên, đó là một trong số những thành công lớn của ông.