Câu 27. Vì sao khi ta mài mặt ngoài vỏ trai lại ngửi thấy mùi khét?
A. Vì lớp vỏ ngoài chứa nhiều chất khoáng.
B. Vì lớp ngoài vỏ trai được cấu tạo bằng tinh bột.
C. Vì phía ngoài vỏ trai là lớp sừng.
D. Vì lớp ngoài vỏ trai được cấu tạo bằng chất xơ.
Câu 28. Trai sông có thể lọc bao nhiêu lít nước một đêm?
A. 10 lít một ngày đêm B. 20 lít một ngày đêm
C. 30 lít một ngày đêm D. 40 lít một ngày đêm
Câu 29. Ở nhiều ao đào thả cá, tại sao trai không thả mà tự nhiên có?
A. Vì ấu trùng trai thường sống trong bùn đất, sau một thời gian phát triển thành trai trưởng thành.
B. Vì ấu trùng trai bám vào mang và da cá, sau đó rơi xuống bùn phát triển thành trai trưởng thành.
C. Vì ấu trùng trai vào ao theo nước mưa, sau đó phát triển thành trai trưởng thành.
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 30. Ngọc trai được tạo thành từ bộ phận nào của trai?
A. Lớp sừng B. Lớp xà cừ C. Thân D. Ống thoát
Câu 31. Phát biểu nào sau đây về trai sông là sai?
A. Trai sông là động vật lưỡng tính.
B. Trai cái nhận tinh trùng của trai đực qua dòng nước.
C. Phần đầu cơ thể tiêu giảm.
D. Ấu trùng sống bám trên da và mang cá.
Câu 32. Việc trứng phát triển thành ấu trùng trong mang ở trai mẹ có ý nghĩa như thế nào?
A. Giúp ấu trùng tận dụng nguồn dưỡng khí và thức ăn dồi dào qua mang.
B. Giúp bảo vệ trứng và ấu trùng không bị các động vật khác ăn mất.
C. Giúp tăng khả năng phát tán của ấu trùng.
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 33. Mực tự vệ bằng cách nào?
A. Co cơ thể vào trong vỏ cứng
B. Tung hỏa mù để trốn chạy
C. Dùng tua miệng để tấn công kẻ thù
D. Tiết chất nhờn làm kẻ thù không bắt được
Câu 34. Thân mềm có tập tính phong phú là do đâu?
A. Có cơ quan di chuyển B. Cơ thể được bảo vệ bằng vỏ cứng
C. Hệ thần kinh phát triển D. Có giác quan
Câu 35. Loài nào dưới dây là loài duy nhất có “ hộp sọ” để bảo vệ nào ở động vật Thân mềm?
A. Bạch tuộc B. Ốc sên C. Mực D. Vẹm.
Câu 36. Những đại diện nào sau đây thuộc ngành thân mềm?
A. Mực, sứa, ốc sên B. Bạch tuộc, ốc sên, sò
C. Bạch tuộc, ốc vặn, sán lá gan D. Rươi, vắt, sò
Câu 37. Loài nào có khả năng lọc làm sạch nước?
A. Trai, hến B. Mực, bạch tuộc C. Sò, ốc sên D. Sứa, ngao
Câu 38. Ngành thân mềm có đặc điểm chung là gì?
A. Thân mềm, cơ thể không phân đốt B. Có vỏ đá vôi, có khoang áo
C. Hệ tiêu hóa phân hóa D. Tất cả các đáp án trên
Câu 39. Ốc sên phá hoại cây cối vì sao?
A. Khi sinh sản ốc sên đào lỗ làm đứt rễ cây
B. Ốc sên ăn lá cây làm cây không phát triển được
C. Ốc sên tiết chất nhờn làm chết các mầm cây
D. Ốc sên để lại vết nhớt trên đường đi gây hại đến cây
Chương 5: Ngành Chân khớp
Câu 40. Ruột tịt của châu chấu có vai trò gì?
A. Hấp thu chất dinh dưỡng B. Nghiền nát thức ăn
C. Nhào trộn thức ăn D. Tiết dịch vị vào dạ dày
Câu 42. Ấu trùng chuồn chuồn sống ở đâu?
A. Trong đất B. Kí sinh trong cơ thể động vật
C. Trên cây D. Dưới nước
Câu 43. Ấu trùng bướm ăn gì?
A. Lá cây B. Các loại củ C. Rễ cây D. Động vật nhỏ hơn
Câu 44. Bọ ngựa có lối sống và tập tính như thế nào?
A. Ăn gỗ, tập tính đục ruỗng gỗ B. Kí sinh, hút máu người và động vật
C. Ăn thịt, dùng đôi càng trước để bắt mồi D. Ăn thực vật, tập tính ngụy trang
Câu 45. Sâu bọ hô hấp bằng bộ phận nào?
A. Da B. Phổi C. Hệ thống ống khí D. Da và phổi
Câu 46. Đặc điểm nào không phải là đặc điểm chung của ngành Chân khớp?
A. Các chân phân đốt khớp động
B. Qua lột xác để tăng trưởng cơ thể
C. Có bộ xương ngoài bằng kitin nâng đỡ, che chở
D. Có mắt kép
Câu 47. Nhóm nào dưới dây gồm những chân khớp có tập tính dự trữ thức ăn?
A. Tôm sông, nhện, ve sầu. B. Kiến, nhện, tôm ở nhờ.
C. Kiến, ong mật, nhện. D. Ong mật, tôm sông, tôm ở nhờ.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Vì phía ngoài vỏ trai là lớp sừng.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |