Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảnh khuya là bài thơ được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết ở chiến khu Việt Bắc, trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954). Em hãy viết một đoạn văn khoảng 15 câu nêu suy nghĩ, cảm xúc của mình sau khi học bài thơ này

Cảnh khuya là bài thơ được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết ở chiến khu Việt Bắc, trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954). Em hãy viết một đoạn văn khoảng 15 câu nêu suy nghĩ, cảm xúc của mình sau khi học bài thơ này.

MỌI NGƯỜI GIÚP MÌNH ĐIIII THI RỒI MÌNH CHO 50xu!!!

1 trả lời
Hỏi chi tiết
257
2
0
Ni Lin
23/12/2021 14:17:33
+5đ tặng

“Cảnh khuya” được Bác Hồ sáng tác khi còn ở chiến khu Việt Bắc, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954). Bài thơ đã cho thấy tình yêu thiên nhiên, cũng như tấm lòng yêu nước sâu nặng của nhà thơ.

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

Trong bài “Côn Sơn ca”, Nguyễn Trãi cũng đã có hình ảnh so sánh độc đáo về tiếng suối:

“Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”

Còn trong “Cảnh khuya”, Hồ Chí Minh đã so sánh “tiếng suối” với “tiếng hát xa”. Từ đó, âm thanh tiếng suối trở nên có tâm hồn. Âm thanh tiếng suối trong trẻo, vang vọng tựa như tiếng hát từ xa vọng lại. Cùng với tiếng suối, vẻ đẹp của thiên nhiên còn được khắc họa qua ánh trăng. Trăng vốn quen thuộc trong thơ của Bác. Mỗi bài thơ, ánh trăng đều được khắc họa độc đáo. Câu thơ “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” gợi ra hai cách hiểu. Ánh sáng của vầng trăng chiếu xuống những bông hoa rừng tạo ra bóng hoa in xuống mặt đất. Hay ánh trăng sáng chiếu xuyên qua từng tán cây cổ thụ, phản chiếu xuống mặt đất tạo ra hình thù như những bông hoa. Mỗi cách hiểu đều có sự độc đáo riêng nhưng đều gợi ra vẻ đẹp đầy thơ mộng của thiên nhiên đêm trăng nơi chiến khu Việt Bắc.

Trong bức tranh thiên nhiên đó, con người đã xuất hiện với nỗi lòng suy tư:

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Nếu như trong thơ cổ, con người xuất hiện giữa thiên nhiên chỉ là một chấm buồn nhỏ bé:

“Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”

(Qua Đèo Ngang, Bà Huyện Thanh Quan)

Thì trong thơ Bác, con người xuất hiện với tư cách là trung tâm trong bức tranh thiên nhiên đó. Nhân vật trữ tình trong “Cảnh khuya” hiện lên với trạng thái “chưa ngủ”. Có lẽ vì bức tranh thiên nhiên quá đỗi thơ mộng? Hay vì nỗi băn khoăn, lo lắng nào khác? Câu thơ cuối cùng đã giải thích lí do - “vì lo nỗi nước nhà”. Bác một lòng lo cho nhân dân, cho sự nghiệp cách mạng của đất nước. Cụm từ “chưa ngủ” được điệp lại hai lần nhằm nhấn mạnh nỗi lo âu, trăn trở của Bác. Từ đó, hình ảnh Hồ Chí Minh hiện lên thật đẹp đẽ, vị đại - một con người luôn vì nước, vì dân.

“Cảnh khuya” miêu tả cảnh ánh trăng ở chiến khu Việt Bắc cũng như thể hiện tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước của nhà thơ. Bài thơ tiêu biểu cho phong cách sáng tác của Hồ Chí Minh.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo