Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lấy một vài ví dụ về các suy nghĩ và hành vi thể hiện phương pháp luận siêu hình; Giải thích quan điểm đó​

Câu 1: Lấy một vài ví dụ về các suy nghĩ và hành vi thể hiện phương pháp luận siêu hình? Giải thích quan điểm đó
​câu 2:Lấy ví dụ về các hình thức của phép biện chứng trong lịch sử triết học.
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.033
0
0
Lươn Thị Gin
24/12/2021 18:56:55
+5đ tặng
Câu 1:
Ngoài chức năng thế giới quan, phương pháp luận là một trong hai chức năng cơ bản nhất của triết học, nó định hướng cho con người xác định, lựa chọn, sử dụng phương pháp trong nhận thức và hoạt động thực tiễn một cách hiệu quả. Tuy nhiên, hiện nay, do chưa nghiên cứu sâu, có nhiều người vẫn hiểu chưa đúng và chưa phân biệt giữa phương pháp luận với phương pháp luận triết học; ngoài ra, họ còn đồng nhất phương pháp với phương pháp luận, phương pháp luận với phương pháp hệ, phương pháp luận với phương pháp luận triết học. Việc nhầm lẫn này sẽ đánh giá không đúng vị trí, vai trò của triết học trong cuộc sống cũng như hạ thấp chức năng của triết học.
Hiểu đúng về phương pháp luận nói chung và phương pháp luận triết học nói riêng sẽ có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt là đối với hoạt động dạy và học lý luận. Trong giảng dạy lý luận, đặc biệt là triết học, giảng viên sẽ phải chú trọng nhiều hơn đến phần ý nghĩa phương pháp luận; trong quá trình học tập, học viên sẽ hiểu sâu phần này hơn; trong hoạt động thực tiễn, con người sẽ biết vận dụng sáng tạo, triệt để hơn lý luận vào thực tế. Tất cả những điều này sẽ giúp con người hiệu quả hơn trong hoạt động cải tạo tự nhiên và xã hội.
Với tầm quan trọng như trên, con người phải được trang bị lý luận về phương pháp luận, đặc biệt là phương pháp luận triết học. Để hiểu đúng về phương pháp luận, chúng ta phải hiểu về khái niệm phương pháp, phương pháp luận, phương pháp hệ; các cấp độ của phương pháp và phương pháp luận; vai trò của phương pháp luận triết học.
1. Phương pháp, phương pháp hệ, phương pháp luận
a. Phương pháp (methos): Có các cách hiểu về phương pháp như sau:
- Phương pháp là cách thức nghiên cứu, nhìn nhận các hiện tượng của tự nhiên và đời sống xã hội, ví dụ: phương pháp biện chứng, phương pháp so sánh thực nghiệm.
- Phương pháp là hệ thống các cách sử dụng để tiến hành một hoạt động nào đó, ví dụ: phương pháp học tập, làm việc có phương pháp.
Theo phạm vi ảnh hưởng, có thể phân phương pháp thành các cấp độ sau:
Phương pháp riêng (ngành): là các phương pháp chỉ sử dụng trong các ngành riêng biệt. Mỗi khoa học đều có các phương pháp đặc thù, chỉ sử dụng riêng trong ngành mình, không thể sử dụng cho ngành khác; ví dụ: ẩn dụ, thậm xưng, … trong văn học; log, tích phân, … trong toán học.
Phương pháp chung: là các phương pháp có thể được áp dụng trong nhiều ngành khác nhau; ví dụ: quy nạp, diễn dịch, phân tích, tổng hợp, điều tra xã hội học, xác suất thống kê, …
Phương pháp chung nhất: là các phương pháp có thể sử dụng cho tất cả các ngành khoa học, đó là phương pháp của triết học.
b. Phương pháp hệ (Methodica): là nhóm các phương pháp được sử dụng phối hợp trong một lĩnh vực khoa học hay một đề tài cụ thể; là hệ thống các thủ thuật hoặc biện pháp để thực hiện có tuần tự, có hiệu quả một công trình nghiên cứu khoa học. Sử dụng phối hợp các phương pháp là cách tốt nhất phát huy các điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của từng phương pháp. Đồng thời chúng hỗ trợ, bổ sung, kiểm tra lẫn nhau trong quá trình nghiên cứu và để khẳng định tính xác thực của các luận điểm khoa học. Như vậy, thì phương pháp hệ thống nhất với nghĩa thứ 2 của “phương pháp” và được sử dụng trong nghiên cứu khoa học.
c. Phương pháp luận (Methodology): hiện nay, có nhiều cách hiểu gần giống nhau về phương pháp luận. Có ba cách hiểu phổ biến nhất:
  • Luận về một phương pháp
  • Hệ thống các phương pháp
  • Khoa học hoặc lý thuyết về phương pháp
Nếu xác định vị trí, thì phương pháp luận “là một bộ phận của logic học, nhằm nghiên cứu một cách hậu nghiệm về các phương pháp”[1]. Phương pháp luận không đề xuất, tạo ra các phương pháp, nó chỉ chọn lọc hoặc tổng hợp những phương pháp. “Đứng trước những con đường khác nhau dẫn đến cùng một mục tiêu, phương pháp luận sẽ chỉ cho ta con đường nào là con đường ngắn nhất, tốt nhất”[2].
Như vậy, phương pháp luận được hiểu là hệ thống các nguyên lý, quan điểm (trước hết là những nguyên lý, quan điểm liên quan đến thế giới quan) làm cơ sở, có tác dụng chỉ đạo, xây dựng các phương pháp, xác định phạm vi, khả năng áp dụng các phương pháp và định hướng cho việc nghiên cứu tìm tòi cũng như việc lựa chọn, vận dụng phương pháp. Nói cách khác thì phương pháp luận chính là lý luận về phương pháp, bao hàm hệ thống các phương pháp, thế giới quan và nhân sinh quan của người sử dụng phương pháp và các nguyên tắc để giải quyết các vấn đề đã đặt ra có hiệu quả cao nhất.
Cũng như phương pháp, có thể phân ra các cấp độ phương pháp luận. Phương pháp luận có nhiều cấp độ khác nhau: phương pháp luận ngành là phương pháp luận của các ngành khoa học cụ thể; phương pháp
Câu 2:

Phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức được khởi đầu từ những quan điểm biện chứng trong triết học của I. Kantơ và đạt tới đỉnh cao trong triết học của Ph. Hêghen. Ph. Hêghen đã nghiên cứu và phát triển các tư tưởng biện chứng thời cổ đại lên một trình độ mới - trình độ lý luận sâu sắc và có tính hệ thông chặt chẽ, trong đó trung tâm là học thuyết về sự phát triển. Tuy nhiên, phép biện chứng trong triết học của Ph. Hêghen là phép biện chứng được xây dựng trên lập trường duy tâm (duy tâm khách quan) nên hệ thống lý luận này chưa phản ánh đúng đắn bức tranh hiện thực của các mốì liên hệ phổ biến và sự phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Theo lý luận này, bản thân biện chứng của các quá trình trong giới tự nhiên và xã hội chỉ là sự tha hoá của bản chất biện chứng của “ý niệm tuyệt đối”.
TICK CHO MK NHA!

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×