Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong đoạn trích

Câu 2. Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong đoạn trích sau:

Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hắn đi:
- Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại....
[…] Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. […]
Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà.
Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau.
Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu... Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên:
- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.
Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được. Ông kiểm điểm từng người trong óc. Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà. Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy!...
Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được? Mà thằng Chánh Bệu thì đích thị người làng không sai rồi. Không có lửa làm sao có khói?Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao?Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước… Lại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa, không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa?...
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
225
0
0

Văn chương nghệ thuật như ngọn đuốc dẫn đường mỗi con người chúng ta vào từng thế giới. Nghệ thuật luôn tiềm tàng sức mạnh phản chiếu ánh sáng của thời đại và những giá trị nhân đạo. Nếu như trước cách mạng tháng Tám Ngô Tất Tố mang đến một chị Dậu là hình ảnh của một người nông dân mạnh mẽ, phản kháng đứng lên đấu tranh hay Nam Cao mang tới hình ảnh lão Hạc với phẩm chất giàu lòng yêu thương và lòng tự trọng thì sau cách mạng tháng Tám nhà văn Kim Lân- người được mệnh danh là con đẻ của đồng ruộng đã mang tới cho người đọc một hình ảnh người nông dân hết sức là mới lạ. Đó là hình ảnh của ông Hai, một người nông dân mang trong mình một tinh thần yêu nước, yêu làng nồng nàn.

     Sinh ra tại làng quê Việt Nam Kim Lân đã sớm mang trong mình phẩm chất của một người nông dân chất phác hiền lành. Ông đưa vào trang văn của mình hình ảnh của những người nông dân chân chất nhất. Trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp khi người dân được lệnh đi tản cư thì một lần nữa kim lân lại mang vào trong văn của mình không phải những chủ đề bình thường những chủ đề liên quan tới kháng chiến mà tình yêu làng, yêu nước của những người dân. 

    Truyện ngắn làng được viết vào khoảng thời gian đầu những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp và được in lần đầu trên báo vào năm 1948.

    Ông Hai là nhân vật chính của tác phẩm, đó là một người nông dân có tình yêu làng quê sâu sắc, nhưng vì hoàn cảnh, ông buộc phải rời làng đi tản cư. Ở nơi tản cư, ông vẫn luôn nhớ về làng Chợ Dầu. Khi được nói chuyện về làng, ông vui náo nức đến mức lạ thường. Ông quan tâm đến tình hình chính trị thế giới đến các tin chiến thắng của quân ta. Ông mang trong mình một niềm vui của một con người biết gắn bó với tình cảm của mình với vận mệnh của toàn dân tộc, là niềm vui mộc mạc của một tấm lòng yêu nước chân thành.

      Vậy mà tình yêu làng da diết của ông hai đã được nhà văn Kim Lân đặt vào một tình huống đầy thử thách. Đó là tin đồn làng chợ dầu của ông vẫn tự hào bao lâu nay đã việt gian theo Tây. Ông đã tự mình phải dành vật, đau đớn đấu tranh tâm với chính bản thân mình để lựa chọn ra con đường đúng đắn. Chính tình huống truyện đặc sắc giàu ý nghĩa này đã mở ra một thế giới nội tâm trong nhân vật khi đặt ông vào tình thế lựa chọn. Biết bao cung bậc cảm xúc của tấm lòng yêu làng yêu nước của nhân vật được bộc lộ một cách rõ nét. Nỗi bất hạnh lớn đã đổ sụp xuống đầu ông, ông sững sờ "cổ ông lão nghe nắng lại, ra mặt tê rân rân", "Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được". Khi trấn tĩnh được phần nào ông còn chưa tin cái tin mình nghe được là sự thật. Nhưng rồi những người tản cư đã kể một cách quá rành rọt, khẳng định một cách chắc nịch rằng họ vừa ở dưới đấy lên cho nên ông không thể không tin. Từ lúc ấy trong tâm trí ông hai chỉ có cái tin dữ ấy đã xâm chiếm toàn bộ linh hồn của ông. Ngôn ngữ miêu tả của Kim Lân chính xác vô cùng khi bước vào thế giới nội tâm và cảm nhận những biến chuyển trong nhân vật. 

  Ông luôn tin tưởng, luôn tự hào về làng và khoe với mọi người về tinh thần chiến đấu của làng. Vậy mà giờ đây mọi thứ đổi khác, ông lão chỉ biết xấu hổ và tìm cách trốn chạy vì sợ hãi. Hình ảnh ông cúi gằm mặt xuống mà đi khiến ta cảm thấy xót xa. Kim Lân đã xây dựng tâm lý ông Hai rất phù hợp với hoàn cảnh. Khi tâm trí ông chỉ còn quẩn quanh suy nghĩ làng Chợ Dầu rồi Việt gian, ông đã tìm về với căn nhà. Về đến nhà, ông nhìn những đứa con mà thấy tủi thân vô cùng "Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư?Chúng nó cũng bị người ta rẻ rung hắt hủi đấy ư?". Giá ông không quá yêu làng, không quá tự hào về làng thì ông đã không thấy tủi nhục đến thế. Mấy chữ “cả làng chúng nó Việt gian theo Tây” như găm vào trái tim ông, vào niềm tự hào về cái làng mà ông yêu vô cùng.

    Tất cả những gì ông trân trọng giữ gìn trong tim giờ đây như đều sụp đổ tan tành. Ông không chấp nhận được sự thật ấy và đấu tranh nội tâm dữ dội. Ông tự mình ngồi và kiểm kê lại tất cả những người trong làng, những con người mà ông luôn tự hào ấy mà giừo lại có thể theo Tây ư? “Chao ôi ! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian !” Có lẽ trong đời mình, ông Hai chưa từng chịu đựng hay thậm chí tưởng tượng được một nỗi đau, nỗi nhục như thế. Những tiếng ấy như thốt lên từ trái tim bị tổn thương, từ niềm tự hào bị chà đạp của ông. Ông đã yêu làng bằng cả trái tim và tâm hồn, ây vậy mà giờ đây ông lại phải chịu sự nhục nhã như vậy.

    Kim Lân đã rất tài tình khi sử dụng hàng loạt câu cảm, câu hỏi liên tiếp trong nghệ thuật độc thoại nội tâm để lột tả sự đau khổ, xót xa, uất ức mà ông Hai phải chịu đựng.  Ông Hai quả thật rất yêu cái làng của mình. Nếu không yêu ông sẽ không đau, nếu không yêu ông sẽ không giằng xé. Hình ảnh một con người hay vui vẻ, hạnh phúc và tự hào về cái àng của mình giờ chỉ còn ại một con người với sự đau khổ vô bờ bến. Diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai từ khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc được miêu tả một cách cụ thể, gợi cảm qua ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật chân thực, sinh động.

    Nhà phê bình văn học Bêlinxki từng viết: “Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan, nếu nó không đặt ra những câu hỏi hoặc trả lời những câu hỏi đó”. Kim Lân đã bằng tài năng của mình mà khắc họa quá tinh tế những cảm xúc của nhân vật ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc. Ông Hai chính là hình anh tiêu biểu cho những người nông dân Việt Nam vói một tình yêu làng và yêu nước sâu sắc.
Mik mới hc lớp 5 thui nha , chắc mik lm sai đó

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×