. Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất
Tình hình Kinh tế:
Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, Nhật thu nhiều lợi nhuận ( sản lượng công nghiệp tăng 5 lần).
Sau chiến tranh, kinh tế Nhật ngày càng gặp khó khăn: nông nghiệp vẫn lạc hậu không có gì thay đổi so với công nghiệp.
Giá gạo tăng lên, đời sống nhân dân khó khăn.
=> Phát triển mạnh nhưng tốc độ tăng trưởng không đều, không ổn định.
Tình hình xã hội:
1918, cuộc “ bạo động lúa gạo” bùng nổ lôi cuốn hơn 10 triệu người tham gia.
Phong trào bãi công diễn ra sôi nổi => 7/1922, Đảng Cộng Sản Nhật ra đời, trở thành lực lượng lãnh đạo phong trào công nhân.
Năm 1927, Nhật Bản lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính, chấm dứt sự phục hổi của nền kinh tế.
II. Nhật Bản trong những năm 1929 – 1939
Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế Nhật, công nghiệp giảm 1/3
Giới cầm quyền chủ trương quân sự hóa đất nước, phát động chiến tranh xâm lược để thoát khỏi khủng hoảng.
Tháng 9 năm 1931, Nhật tấn công Đông Bắc, trung Qốc, hình thành lò lửa chiến tranh đầu tiên trên thế giới.
Thập niên 30, ở Nhật diễn ra quá trình thiết lập chế độ phát xít, sử dụng triệt để bộ máy quân sự và cảnh sản của chế độ chuyên chế Nhật.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản công nhân, các tầng lớp nhân dân, binh sĩ tiến hành cuộc đấu tranh mạnh mẽ.
=> Làm chậm lại quá trình phát xít ở Nhật.
- Nhật Bản đã làm những việc sau để thoát khỏi sự khủng hoảng KT :
+ Tiến hành những cải cách để có thể tiến bộ hơn.
+ Thiếp lập lại chế độ độc tài Phát-xít.
+ Phát động chiến tranh để chia lại thế giới.
+ Quân phiệt hóa bộ máy chính quyền.
⇒ Nhằm mục đích là để đẩy nhanh cách cuộc chiến tranh xâm lược.