Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải bài có thưởng!

Toàn bộ những quan điểm và niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống gọi là

Câu 1.Toàn bộ những quan điểm và niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống gọi là

A. thế giới quan B. phương pháp luận C. khái niệm D. phạm trù

Câu 2.Phương pháp luận siêu hình xem xét sự vật, hiện tượng trong trạng thái

A. cô lập, đứng yên, phiến diện. B. cô lập, đứng yên, toàn diện.

C. vận động, toàn diện, có mối liên hệ. D. vận động, phiến diện, có mối liên hệ.

Câu 3.Phương pháp luận biện chứng xem xét sự vật, hiện tượng trong trạng thái

A. cô lập, đứng yên, phiến diện. B. cô lập, đứng yên, toàn diện.

C. vận động, toàn diện, có mối liên hệ. D. vận động, phiến diện, có mối liên hệ.

Câu 4. Thế giới quan duy vật cho rằng giữa vật chất và ý thức, ý thức là cái

A. có trước. B. có sau. C. không tồn tại. D. không xác định.

Câu 5. Giữa vật chất và ý thức, ý thức là cái có trước, cái quyết định vật chất là quan điểm của thế giới quan

A. duy vật. B. duy tâm. C. duy ý chí. D. vô thần.

Câu 6. Phương pháp luận biện chứng xem xét sự vật hiện tượng trong sự ràng buộc, quan hệ lẫn nhau giữa chúng, trong sự vận động và

A. thay thế lẫn nhau. B. triệt tiêu lẫn nhau.

C. phát triển không ngừng. D. xóa bỏ hoàn toàn.

Câu 7. Phương pháp luận siêu hình thường vận dụng ... đặc tính của sự vật, hiện tượng này vào sự vật, hiện tượng khác.

A. linh hoạt. B. máy móc. C. tối đa. D. toàn bộ.

Câu 8. Vận động là mọi sự ... nói chung của các sự vật hiện tượng trong tự nhiên và đời sống xã hội.

A. thay thế. B. lặp lại. C. phát triển. D. biến đổi.

Câu 9. Vận động là thuộc tính vốn có, là ... của các sự vật, hiện tượng.

A. phương thức tồn tại. B. khuynh hướng tất yếu.

C. nguồn gốc tồn tại. D. khuynh hướng phát triển.

Câu 10. Phát triển là khái niệm dùng để chỉ những vận động theo chiều hướng

A. từ thấp đến cao. B. từ cao đến thấp.

C. từ nhanh đến chậm. D. từ phức tạp đến đơn giản.

Câu 11.Mâu thuẫn được xem là … vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.

A. phương thức. B. khuynh hướng.

C. nguồn gốc. D. cách thức.

Câu 12.Theo Triết học Mác – Lê nin, mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng cách

A. đấu tranh. B. thương lượng.

C. điều hòa. D. duy trì.

Câu 13.Giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa dẫn đến sựbiến đổi về chất gọi là

A. chất. B. điểm nút. C. lượng. D. độ.

Câu 14.Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất gọi là

A. chất. B. điểm nút. C. lượng. D. độ.

Câu 15.Chất và lượng thể hiện … vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng.

A. cách thức. B. phương thức.

C. khuynh hướng. D. nguồn gốc.

Câu 16.Sự phủ định diễn ra do sự can thiệp, tác động từ bên ngoài, cản trở hoặc xoá bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật, hiện tượng gọi là

A. phủ định không hoàn toàn. B. phủ định hoàn toàn.

C. phủ định biện chứng. D. phủ định siêu hình.

Câu 17.Sự phủ định diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật và hiện tượng, có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật và hiện tượng gọi là

A. phủ định không hoàn toàn. B. phủ định hoàn toàn.

C. phủ định biện chứng. D. phủ định siêu hình.

Câu 18.Phủ định là phạm trù triết học dùng để chỉ sự

A. xóa bỏ sự tồn tại của sự vật, hiện tượng. B. thích ứng với môi trường của sự vật, hiện tượng

C. xuất hiện sự tồn tại của sự vật, hiện tượng. D. duy trì sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.

Câu 19. Quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan vào bộ óc con người để tạo nên những hiểu biết về chúng, trong triết học gọi là

A. thực tế. B. nhận thức. C. thực tiễn. D. học tập.

Câu 20. Toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội được gọi là

A. thực tiễn. B. thực tế. C. nhận thức. D. lao động.

Câu 21. Tri thức của con người có thể đúng đắn hoặc sai lầm, do đó cần phải đem những tri thức đó kiểm nghiệm qua

A. thực tiễn. B. thực tế. C. thí nghiệm. D. lao động.

Câu 22. Quá trình hoạt động thực tiễn cũng đồng thời là quá trình phát triển và hoàn thiện

A. các giác quan con người. B. các năng lực của con người.

C. các giá trị của con người. D. các tiêu chuẩn của con người.

Câu 23. Chỉ có đem những tri thức thu nhận được kiểm nghiệm qua thực tiễn mới đánh giá được

A.tính đúng đắn hay sai lầm. B. tính tất yếu khách quan.

C. bản chất của sự vật. D. bản chất của nhận thức.

Câu 24.Nội dung nào dưới đây không phải là vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?

A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức. B. Thực tiễn là thước đocủa nhận thức.

C. Thực tiễn là động lực của nhận thức. D. Thực tiễn là mục đích của nhận thức.

Câu 25.Thực tiễn luôn đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ và phương hướng cho nhận thức phát triểnlà vai trò nào sau đây của thực tiễn?

A. Cơ sở của nhận thức. B. Động lực của nhận thức.

C. Mục đích của nhận thức. D. Tiêu chuẩn của chân lý

0 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
185

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×