12.Tại sao khổ thơ thứ 6 trong bài thơ "Tiếng gà trưa" không có cụm từ "tiếng gà trưa" đặt lên trên cùng?
A. Đoạn thơ diễn tả nỗi niềm xúc động của người cháu khi nghĩ giây phút được mặc quần áo mới vào dịp Tết, đó là cảm xúc dâng trào trong dòng hồi tưởng chứa đựng niềm biết ơn, thương bà, vì thế tiếng gà trưa lúc này không vang vọng trong tâm trí của người cháu
B. Thán từ "ôi" đặt ở đầu câu làm điểm nhấn về cảm xúc của đoạn thơ
C. Vì tiếng gà trưa chỉ gợi ra hình ảnh đàn gà, ổ trứng hay người bà, còn những món quà cháu có thì không liên quan đến gà trưa
D. A và B đúng
E. A và C đúng
13.Biện pháp nghệ thuật gì được sử dụng trong câu thơ "Tiếng suối trong như tiếng hát xa"?
A. Nhân hóa
B. So sánh
C. Ẩn dụ
D. Đảo ngữ
14.Thể loại của tác phẩm "Một thứ quà của lúa non: Cốm" là gì?
A. Tùy búy
B. Bút kí
C. Truyện ngắn
D. Biểu cảm
15.Người bà được hiện lên qua những khía cạnh nào trong bài thơ "Tiếng gà trưa"?
A. Tiếng mắng yêu, bàn tay khum soi trứng
B. Nỗi lo đàn gà toi khi mùa đông tới
C. Niềm mong mỏi bán được gà để mua quần áo mới cho cháu
D. Tất cả đều đúng
16.Những khía cạnh nào của cốm được nêu ra trong bài "Một thứ quà của lúa non: Cốm"?
A. Nguồn gốc của cốm
B. Giá trị của cốm
C. Cách thưởng thức cốm
D. Tất cả đều đúng
17.Đâu là ý nghĩa nhan đề "Tiếng gà trưa"?
A. Là âm thanh quen thuộc, bình dị của làng quê Bắc Bộ Việt Nam.
B. Là ấn tượng sâu sắc trong lòng nhà thơ, truyền cho người lính sức mạnh chiến đấu.
C. Khơi dậy nỗi nhớ, đánh thức cả một thế giới tuổi thơ trong kí ức của người lính trẻ
D. Trở thành câu thơ được lặp lại 4 lần trong văn bản, tạo ra sợ dây liên kết mạch cảm xúc, hình ảnh thơ và tạo nhịp điệu thơ.
E. Gắn với nội dung, chủ đề tác phẩm là tình bà cháu và tình yêu quê hương, đất nước.
F. Tất cả đều đúng
18.Đâu là ý đúng nêu lên cách thưởng thức cốm được thể hiện ở đoạn cuối văn bản "Một thứ quà của lúa non: Cốm"?
A. Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của đất trời, mang trong nó cái hương vị vừa thanh nhã vừa đậm đà của đồng quê nội cỏ An Nam.
B. Việc thưởng thức cốm dường như cũng trở thành nghệ thuật, phải hiểu được vẻ đẹp và ý nghĩa sâu xa của thứ quà độc đáo này
C. Cách thưởng thức cốm cũng là cách mỗi người thể hiện lòng biết ơn, trận trọng với những người làm ra nó.
D. A và B đúng
E. B và C đúng
19.Đâu là nghệ thuật của bài thơ "Tiếng gà trưa"?
A. Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, không dùng ẩn ý mà lắng sâu
B. Hình ảnh thân quen, gần gũi gợi niềm xúc động tha thiết và thiêng liêng
C. Mạch cảm xúc, cấu tứ rành mạch, dạt dào
D. Biện pháp tu từ điệp ngữ, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, đảo trật tự từ, ẩn dụ,... giàu hiệu quả.
E. Âm điệu, giọng điệu bồi hồi, da diết và sâu lắng
F. Tất cả đều đúng
20.Hình ảnh người bà hiện lên qua những khổ thơ nào của bài thơ "Tiếng gà trưa"?
A. Khổ 1, 2 và 3
B. Khổ 2, 3 và 4
C. Khổ 3, 4 và 5
D. Khổ 4, 5 và 6
21.Tìm đáp án đúng chỉ ra biểu hiện của màu sắc cổ điển trong bài thơ "Cảnh khuya".
A. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt gần gũi với thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
B. Hình ảnh cổ điển tiêu biểu: trăng, hoa
C. Nội dung bài thơ cho thấy tâm trạng, cảm xúc của một vị Chủ tịch nước gần gũi với thiên nhiên, nặng lòng với non sông đất nước
D. Cả A và B đều đúng
E. Cả A và C đều đúng
GIẢI GIÚP MIK BÀI NÀY VS Ạ !
1 Xem trả lời
324