Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn 10 câu về hai câu thơ đầu của bài " " " cảnh khuya "

Viết đoạn văn 10 câu về hai câu thơ đầu của bài " " " cảnh khuya "
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
353
1
0
Dawools
29/12/2021 15:57:31
+5đ tặng
       Hai câu đầu trong bài thơ ” Cảnh khuya” đã vẽ nên cảnh núi rừng Việt Bắc rất tài tình. Ngay đầu bài thơ, tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh tiếng suối chảy êm đêm với “tiếng hát xa” của con người. Nghệ thuật lấy động tả tĩnh đặc sắc làm nổi bật lên cảnh rừng khuya tĩnh lặng, yên ả nhưng không heo hút, hoang vu. Phép so sánh đã làm cho tiếng suối thêm vui tươi, đầy sức sống. Đây là lấy con người làm chủ để làm cho khung cảnh núi rừng thêm gần gũi, thân mật với con người. Câu thơ thứ hai đã gợi lên hình ảnh vầng trăng tươi sáng, điệp ngữ "lồng" được điệp lại ba lần thật là hay, thật đắt. Ta như xao xuyến, bồi hồi trước bức tranh đêm trăng lung linh, huyền ảo với nhiều tầng bậc cao thấp, sáng tối hòa hợp, quấn quýt. Tuy chỉ có hai màu trắng – đen nhưng ta đã tưởng tượng ra trăm nghìn màu sắc. Bức tranh được thêu dệt bởi tầm cao của trăng, tầng trung của vòm cổ thụ cùng tầng thấp của lá, hoa. Cảnh rừng Việt Bắc thật sinh động, tươi sáng và là niềm vui sống của con người. Hai câu thơ đã thể hiện tâm hồn cao đẹp của nhà thơ, của nghệ sĩ Hồ Chí Minh, yêu thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên. Chỉ có như thế thì sẽ có tâm hồn thanh cao đang sống những phút giây thần tiên ở chiến khu Việt Bắc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Hải
29/12/2021 15:58:26
+4đ tặng

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa."

Cảnh thiên nhiên bỗng trở nên gần gũi, thân thiết với con người hơn nhờ biện pháp so sánh tài tình và độc đáo: tiếng suối trong như tiếng hát xa. Ta nghe như thấy âm thanh trong trẻo, du dương của tiếng suối. Và phải chăng suối cũng như một con người nên tiếng suối mới trong trẻo như tiếng hát? Tiếng suối làm nổi bật cảnh tĩnh lặng, sâu lắng trong đêm khuya, ánh trăng làm cho cảnh vật thơ mộng: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”. Trăng chiếu lên vòm cổ thụ, nhưng như lồng vào đó ánh sáng mát dịu của mình. Trăng rọi qua kẽ lá in xuống mặt đất tạo thành muôn vàn đốm sáng lung linh như hoa. Hoa sáng của ánh trăng lồng vào hoa trên mặt đất đang mở cánh uống sươn đêm. Cảnh vừa thực nhưng lại vừa ảo, mà nghiêng về ảo. Trăng sáng, cây cổ thụ, bóng hoa và hoa trên mặt đất tuy ở ba tầng bậc khác nhau mà như gắn bó, đan xen vào nhau, tôn vẻ đẹp của nhau. Sự gắn bó ấy chính là từ “lồng” nối trăng với cổ thụ, nối bóng cổ thụ với hoa.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×