Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

29/12/2021 20:22:18

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bầu ơi thương lấy bí cùng/ tuy rằng khác giống nhưng chung 1 giàn

viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bầu ơi thương lấy bí cùng/ tuy rằng khác giống nhưng chung 1 giàn

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.866
2
2
Dawools
29/12/2021 20:22:40
+5đ tặng

Dân tộc Việt Nam có truyền thống tương thân tương ái. Điều đó đã được gửi gắm trong những câu ca dao, tục ngữ. Một trong số đó là bài ca dao:

“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

Trước hết, bài ca dao đã mượn hình ảnh “bầu và bí”. Đây vốn là hai loại cây khác nhau nhưng có nhưng đặc điểm, môi trường sống giống nhau. Chúng cùng thuộc giống cây thân leo, thường được trồng chung một giàn. Hình ảnh cây bầu, cây bí chung một giàn vô cùng quen thuộc của mọi làng quê Việt Nam từ bao đời nay. Khi mượn hình ảnh bầu và bí người xưa muốn khuyên ta rằng dù chúng có là loài khác nhau đi chăng nữa nhưng vẫn biết chia sẻ không gian, cùng nhau chung sống hòa thuận. Qua hình ảnh đó, ông cha ta muốn nói đến con người dù có khác nhau về hoàn cảnh, nguồn gốc, địa vị xã hội thì vẫn cần phải chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau.

Dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay đều đã phát huy được truyền thống quý giá đó. Bác Hồ - một con người vĩ đại của dân tộc. Cả cuộc đời của Người luôn hy sinh hạnh phúc cá nhân, để đem lại hạnh phúc chung cho nhân dân. Vì tình yêu thương đồng bào, dân tộc mà đã không quản thân mình ra đi tìm đường cứu nước. Suốt ba mươi năm bôn ba người ngoài để tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. Đó cũng có thể là hành động của những người chiến sĩ dũng cảm ngã xuống giành lại tự do cho tổ quốc: “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Trong hiện tại, tình yêu thương lại thật giản dị, nhỏ bé, là lời nói con yêu mẹ, con cảm ơn ông bà; là sự giúp đỡ cha mẹ những công việc trong gia đình; là giúp đỡ những người bị nạn, những đứa trẻ bị lạc đường… Còn với mỗi học sinh tình yêu thương có thể là giúp đỡ bạn bè có hoàn cảnh khó khăn, ủng hộ đồng bào miền Trung chịu ảnh hưởng của lũ lụt…

Nhưng bên cạnh đó, nhiều người còn giữa lối sống vô cảm. Họ lặng lẽ đi qua những người bị thương nặng, họ dừng chân nhưng lại rút điện thoại để quay phim chụp hình, hoặc họ lượm nhặt đồ của người bị thương rồi bỏ đi trong lòng đầy đắc ý… Điều đó thật đáng lên án, phê phán biết bao nhiêu.

Như vậy, bài ca dao “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống cùng chung một giàn” là một lời khuyên quý giá dành cho mỗi người. Chúng ta hãy mở rộng tấm lòng sẻ chia, yêu thương để nhận được những hạnh phúc nhiều hơn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
4
0
ai đấy nhỉ
29/12/2021 20:22:54
+4đ tặng

Ca dao có câu:

“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

Qua bài ca dao này, ông cha ta muốn khuyên nhủ con cháu bài học về tấm lòng tương thân tương ái giữa con người với con người.

Về nghĩa đen, “bầu” và “bí” là những cây thân leo được trồng rất phổ biến ở làng quê Việt Nam. Tuy khác nhau về giống cây, nhưng chúng có những đặc điểm thích nghi giống nhau nên thường được trồng “chung một giàn” - cùng chung không gian sống. Về nghĩa bóng, hình ảnh “bầu” và “bí” ẩn dụ cho con người, chúng ta có thể không cùng một cha mẹ sinh ra. Nhưng lại cùng sống trong một đất nước, chảy chung dòng máu đỏ da vàng của người Việt Nam. Chính vì vậy, con người cần phải biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau.

Có câu: “Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh” - con người sinh ra đều có một hoàn cảnh riêng. Có người giàu sang, hạnh phúc; nhưng cũng có người nghèo khổ, bất hạnh. Bởi vậy mà chúng ta cần biết chia sẻ với nhau để xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

Từ xưa đến nay, dân tộc Việt Nam vẫn có truyền thống tương thân tương ái. Dù là sự chia sẻ về vật chất (cơm ăn, áo mặc, tiền bạc…) hay sẻ chia về tinh thân (những lời nói động viên, ánh mắt an ủi…). Thì cũng đều đáng để người nhận trân trọng, biết ơn. Hình ảnh màu áo xanh tình nguyện chắc chắn đã quá quen thuộc với thế hệ trẻ Việt Nam. Họ đã bước chân đến những vùng miền xa xôi của tổ quốc để giúp đỡ những người khó khăn (dạy chữ cho trẻ em vùng cao, giúp đỡ người vô gia cư…). Hay những doanh nghiệp sẵn sàng thu mua nông sản để giải cứu cho bà con nông dân. Hoặc câu chuyện về chàng sinh viên hai mươi ba tuổi lao xuống biển cứu bốn cô gái, khiến chúng ta thật cảm động... Những hành động đó đều thể hiện được một trái tim biết yêu thương, sẻ chia.

Bài ca dao: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” đã thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Con người hãy biết lan tỏa yêu thương để xây dựng một xã hội văn minh.

ai đấy nhỉ
chấm điểm cho mình nha, đừng chấm 0 điểm
Dawools
v bạn nghĩ bạn ko?
Dawools
mình dân cào phím r bạn
Dawools
bình thường mà bạn mình học nhiều máy tính nên tiếp xúc khá quen rồi vì vậy dây là chuyển nhỏ bạn ạ
Dawools
mình không nhắn nữa đâu mình đang giải bào rùi

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×