Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Hoà bình tôi trở về đây
Với mái trường xưa, bãi mía, luống cày
Lại gặp em
Thẹn thùng nép sau cánh cửa...
Vẫn khúc khích cười khi tôi hỏi nhỏ
Chuyện chồng con (khó nói lắm anh ơi!)
Tôi nắm bàn tay nhỏ nhắn ngậm ngùi
Em vẫn để yên trong tay tôi nóng bỏng...
Hôm nay nhận được tin em
Không tin được dù đó là sự thật
Giặc bắn em rồi quăng mất xác
Chỉ vì em là du kích, em ơi!
Đau xé lòng anh, chết nửa con người!
Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm
Có những ngày trốn học bị đòn roi...
Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất
Có một phần xương thịt của em tôi!
(Giang Nam, Quê hương,
Câu 1 (0.5 điểm) Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2 (0.5 điểm) Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là gì?
Câu 3 (1.5 điểm) Anh/chị hiểu như thế nào về câu thơ: Đau xé lòng anh, chết nửa con người! (Trình bày khoảng 5 đến 7 dòng)
Câu 4 (1.5 điểm) Anh/chị có đồng tình với quan điểm của tác giả trong đoạn thơ dưới đây? Vì sao? (Trình bày khoảng 5 đến 7 dòng)
Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm
Có những ngày trốn học bị đòn roi...
Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất
Có một phần xương thịt của em tôi!
PHẦN II: LÀM VĂN (6.0 ĐIỂM)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của quê hương trong sự phát triển tâm hồn và nhân cách con người.
Câu 2 (4.0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về quan niệm sống nhàn của tác giả qua đoạn thơ sau:
Thu ăn măng trúc đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao
Rượu đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao
(Trích Nhàn, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngữ văn 10, tập tập một,
Nxb Giáo dục, 2018, trang 129)Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |