Miếng đất sét và tách trà quý
Trước đây, tôi không phải là cái tách trà xinh xắn, tôi vốn là một miếng đất sét nhỏ, xấu xí. Một hôm, ông chủ đem tôi ra nhào nặn, đập dẹt ra rồi nhào, rồi lại đập dẹt. Tôi sợ quá hét lên: “Buông tôi ra!”. Nhưng ông ấy chỉ cười và nói: “Chưa được đâu!”. Sau đó tôi bị đặt lên một cái bàn xoay liên tục khiến tôi vô cùng chóng mặt. Rồi ông chủ tiếp tục đưa tôi vào lò nung, nóng khủng khiếp. Tôi bị đập vào thành lò bồm bộp, tôi thốt lên: “Nóng quá!”, nhưng chỉ nghe tiếng ông nói: “Vẫn chưa được đâu!”. Một lúc sau, tôi được đưa ra khỏi lò nung và đặt trên kệ cho nguội dần, tôi thật dễ chịu. Nhưng sau đó, ông chủ lấy một thứ chất lỏng quét lên ngoài người tôi, thật là khó thở. Rồi tôi bị đặt vào cái lò nóng rực gấp đôi lần trước. Tưởng chết ngạt đến nơi, tôi khóc lóc van xin nhưng ông chủ vẫn kiên quyết: “Chưa được đâu!”
Bỗng cửa lò bật mở, ông chủ nhấc tôi ra rồi đặt vào cái gương trước mặt tôi và nói: “Hãy nhìn mình xem!”. Tôi nhìn vào gương và vô cùng sửng sốt với diện mạo của mình. Ông chủ bắt đầu giảng giải: “Ta biết con đau đớn lắm khi bị nhào nặn, nhưng không làm thế con sẽ bị khô và trở nên vô dụng. Ta biết bị xoay trên bàn nặn là chóng mặt vô cùng nhưng nếu dừng lại con sẽ bị méo mó. Lò nung làm con bỏng rát nhưng không làm thế con không thể cứng cáp. Mùi sơn làm cho khó chịu nhưng không quét sơn con sẽ bị nhạt nhòa, thiếu sắc màu. Ta buộc phải đặt con vào lò nung thêm một lần nữa cho con bền chắc hơn. Sau bao khổ luyện, con đã trở thành một tách trà đẹp, hoàn chỉnh. Ta hãnh diện về con”.
Tôi nhận ra, sau bao nhiêu thử thách vất vả, tôi đã trở thành một tách trà đẹp như thế.
Theo HẠT GIỐNG TÂM HỒN
câu 2. Chọn các từ: “nặn, nung lại, nung ” để điền vào các ô cho đúng trình tự các công đoạn làm ra tách trà.
nhào đất => ……….. ..…. =>……………….. = > sơn =>……………….
A. Nặn, nung lại, nung B.Nung, nặn, nung lại
C. Nặn, nung, nung lại D.Nung lại, nặn, nung
Câu 3. Những chi tiết nào cho thấy miếng đất sét phải trải qua rất nhiều thử thách để trở thành tách trà đẹp?
A. Bị cho vào nước nhiều lần nhão nhoét và bị đặt lên bàn xoay, bị khắc lên người rất đau.
B. Bị đập nhiều lần và quét lên một chất lỏng, rất khó thở, phơi nóng bỏng rát.
C. Bị nhào nặn nhiều lần, bị đặt lên bàn xoay chóng mặt và đem ra phơi nóng bỏng rát.
D. Bị nhào nặn, đập dẹt, bị đặt lên bàn xoay chóng mặt, bị nung nóng, quét sơn làm khó thở.
Câu 4. Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
A. Cần cố gắng để trở thành một nghệ nhân làm gốm giỏi.
B. Để làm ra một cái tách trà, người thợ làm gốm phải mất nhiều công sức.
C. Phải khổ công rèn luyện, nỗ lực cố gắng thì mới có ngày thành công.
D. Ca ngợi vẻ đẹp của tách trà sau khi được hoàn thiện.
Câu 5. Trong những cặp từ dưới đây, cặp từ nào là từ trái nghĩa?
A. vô dụng - vô cùng C. xấu xí - khủng khiếp
B. vất vả - nhàn nhã D. bền chắc - bền bỉ
Câu 7. Các dấu hai chấm trong bài có tác dụng gì?
A. Báo hiệu bộ phận đứng sau là bộ phận giải thích.
B. Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói của nhân vật.
C. Báo hiệu bộ phận đứng sau là ý nghĩ của nhân vật.
D. Báo hiệu bộ phận đứng sau là bộ phận liệt kê.
Câu 8. Câu văn sau có mấy danh từ, động từ, tính từ:
Sau bao khổ luyện, con đã trở thành một tách trà đẹp, hoàn chỉnh
câu 9. Tìm đại từ trong câu: "Tôi nhận ra, sau bao nhiêu thử thách vất vả, tôi đã trở thành một tách trà đẹp như thế."
Câu trả lời của em:………………………..
Câu 10. Tìm trong bài một từ đồng nghĩa với từ “nóng rực”
Câu 11. Đặt câu với từ tìm được ở câu 10 trong đó có sử dụng cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ tương phản.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |