Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích bức tranh phố huyện lúc chiều tàn trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam

giúp em với ạ , em cần gấp
 
----- Nội dung dịch tự động từ ảnh -----
II. PHẢN LÀM VĂN
Phân tích bức tranh phố huyện lúc chiều tàn trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam.
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
824
2
0
Phùng Minh Phương
02/01/2022 14:26:45
+5đ tặng

Thạch Lam một trong những cây bút chủ lực của Tự lực văn đoàn. Các tác phẩm của ông thiên về những cảm xúc trong trẻo, nhẹ nhàng mà vô cùng sâu lắng. Đằng sau những trang văn thấm đẫm chất thơ là niềm cảm thương, tấm lòng nhân đạo với những kiếp người nghèo khổ trong xã hội. Truyện ngắn Hai đứa trẻ là một trong những truyện nổi bật nhất của ông. Nắm bắt khoảnh khắc ngày tàn, Thạch Lam đã vẽ nên cuộc sống đầy ảm đạm mà cũng ngập tràn mơ ước của con người nơi đây.

Thạch Lam lựa chọn thời điểm hoàng hôn, khi mọi vật bắt đầu chuẩn bị đi vào trạng thái nghỉ ngơi. Bằng ngòi bút tinh tế, nhạy cảm ông không chỉ nắm bắt cái thần thái của cuộc sống con người mà đó còn là bức tranh thiên nhiên. Qua hai bức tranh đó thể hiện những quan điểm, cảm xúc của tác giả trước hiện thực cuộc sống.

Bức tranh thiên nhiên mơ mộng mà đượm buồn, âm thanh còn vương lại chỉ là “tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều”, xa xa là tiếng ếch nhái kêu ran theo tiếng gió đưa vào. Âm thanh tưởng là náo động, rộn rã mà hóa ra lại da diết, khắc khoải, ảm đạm. Có lẽ không gian phải vắng lặng, tĩnh mịch lắm mới có thể nắm bắt trọn vẹn từng âm thanh ngoài kia đến vậy. Lúc này, mặt trời cũng dần dần đi vào trạng thái nghỉ ngơi: “Phương Tây đỏ rực như lửa cháy”, “Những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”, gam màu sáng, màu nóng nhưng tất cả đều gợi lên sự lụi tàn. Những dãy tre làng trước mặt đen lại cắt hình rõ rệt trên nền trời khiến cho sự ảm đạo bao trùm lên cảnh vật khi bóng tối dần bủa vây xung quanh. Với nhịp điệu chậm, những câu văn giàu tính nhạc tựa như một câu thơ đã vẽ nên khung cảnh yên bình, êm dịu của bức tranh thiên nhiên. Bức tranh hoàng hôn đẹp, mơ mộng, yên ả nhưng đậm nỗi u buồn, ảm đạm.

Bên cạnh bức tranh thiên nhiên, Thạch Lam còn đưa những nét vẽ của mình hướng đến bức tranh sinh hoạt của con người. Ông nắm lấy khung cảnh của một buổi chợ đã tàn. Người ta thường nói rằng, muốn biết cuộc sống nơi đó ra sao, chỉ cần đến chợ là sẽ biết. Và Thạch Lam cũng làm như vậy. Khung cảnh khu chợ sau buổi họp hiện lên tiêu điều, xơ xác. Âm thanh náo nhiệt, ồn ã đã biến mất, giờ chỉ còn lại cái tĩnh lặng bao trùm. Chỉ còn một vài người bán hàng về muộn ở lại dọn hàng, họ trò chuyện vội vã với nhau vài câu. Trên nền chợ chỉ còn lại rác rưởi, vỏ thị, vỏ bưởi,… Những đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ cúi lom khom trên mặt đất, đi tìm tòi, nhặt nhạnh những thanh nứa thanh tre hay bất cứ những gì còn sót lại… cảnh tình của chúng thật đáng thương, tội nghiệp. Mẹ con chị Tí ngày mò cua, bắt ốc, đêm lại dọn hàng nước bán, dù đã chăm chỉ làm lụng nhưng vẫn không đủ sống. Bà cụ Thi điên nghiện rượu, lúc nào cũng chìm trong hơi men, xuất hiện cùng tiếng cười khanh khách,… Còn chị em Liên cũng coi giữ một cửa hàng tạp hóa nhỏ, bán những vật dụng đơn giản cho những khách hàng quen thuộc. Liên, An mới chỉ là những đứa trẻ nhưng chúng đã tham gia vào công cuộc mưu sinh. Cuộc sống của những người dân nơi đây quẩn quanh, nhàm chán, họ đại diện cho những kiếp sống mòn, sống mỏi. Trong sâu thẳm họ vẫn luôn khao khát, đợi chờ một điều gì đó tươi sáng hơn cho cuộc sống, nhưng còn mơ hồ, không rõ ràng.

Nổi bật nhất trong bức tranh đó chính là tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của nhân vật Liên. Cô tinh tế, nhạy cảm trước sự biến chuyển của thiên nhiên trong khoảnh khắc ngày tàn, cảm nhận từng chi tiết bé nhỏ mà quen thuộc với cuộc sống nơi đây: “một mùi âm ẩm bốc lên trộn lẫn với mùi cát bụi quen thuộc quá…”, mùi hương thân quen, đã gắn bó với cuộc sống của cô nhiều năm. “Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen…” ngắm nhìn khung cảnh, dường như cái trầm buồn, yên tĩnh của thiên nhiên thấm sâu vào tâm hồn non nớt, đầy nhạy cảm của cô. Liên còn là một cô bé có tấm lòng nhân hậu, giàu lòng yêu thương. Đó là sự quan tâm với mẹ con chị Tí, những câu hỏi han ân cần, chứa đựng tình yêu thương, xót xa và ái ngại cho hoàn cảnh gia đình chị. Nghe tiếng cười biết đó là cụ Thi đi, Liên “lẳng lặng rót đầy một cút rượu ty đưa cho cụ” và “đứng sững nhìn theo”. Trước hình ảnh những đứa trẻ con nghèo nhặt rác chị động lòng thương nhưng bản thân lại không có tiền cho chúng.

Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn là đoạn văn giàu chất trữ tình. Chất thơ ấy tỏa ra từ thiên nhiên, từ cảnh vật quê hương bình dị, rất đỗi thân thuộc là tiếng trống thu không, là tiếng ếch kêu ran ngoài đồng,… Chất thơ còn thể hiện trong tâm hồn đầy nhạy cảm, tinh tế của Liên khi cảm nhận về cuộc sống xung quanh. Không chỉ vậy chất thơ còn thấm đượm trong từ câu chữ, những câu văn nhịp nhàng, có tiết tấu, giàu chất nhạc: “Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào” đã tăng thêm chất trữ tình cho tác phẩm.

Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn vừa khắc họa được bức tranh thiên nhiên đẹp mà đượm buồn, vừa cho thấy cuộc sống quẩn quanh, bế tắc, nghèo nàn của những con người nơi đây. Đằng sau bức tranh phố huyện ta còn thấy được tình yêu thiên nhiên, cũng như tấm lòng nhân đạo sâu sắc của tác giả: trân trọng nâng niu những số phận và ước mơ đổi đời của họ. Nghệ thuật miêu tả đặc sắc, chất trữ tình thấm đượm cũng là những yếu tố tạo nên sự thành công cho tác phẩm.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
rén
02/01/2022 14:27:15
+4đ tặng

hai đứa trẻ là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất cho đời thơ Thạch Lam. Bằng những câu văn giản dị, mộc mạc Thạch Lam đã vẽ nên một bức tranh buổi chiều nơi phố huyện nghèo đầy bình lặng, thanh bình nhưng lắng sâu và chan chứa tình cảm. Những nét vẽ hết sức giản đơn nhưng lại tinh tế vô cùng. Một bức tranh phố huyện lúc chiều tàn có sự đan xen hòa hợp giữa cảnh sắc thiên nhiên, cuộc sống sinh hoạt và nét đẹp tâm hồn con người.

Tác phẩm mở đầu với những nét gợi đơn giản và huyền ảo về thiên nhiên. Để tô vẽ nên bức tranh của mình Thạch Lam đã dùng cái quan sát rất tài tình. Ông tận dụng hết cả thị giác và thính giác của mình để dựng nên các cảnh và cứ cảnh trước lại mở ra cảnh sau, nâng đỡ, tô điểm. Hoàn cảnh buổi chiều nơi phố huyện bắt đầu với “tiếng trống thu không… từng tiếng một vang ra xa”, tiếng trống thu là tiếng trống đánh dấu sự khép lại của ngày dài, từng hồi tiếng một buông ra nghe thật thảm thiết não nề, đượm buồn. Tiếng trống thu như đang thúc giục gọi buổi chiều man mác. Một không gian yên tĩnh đến nỗi tác giả còn có thể nghe được cả tiếng muỗi vo ve. Và phía xa xa tiếng ếch nhái văng vẳng từ ngoài đồng xa vọng lại. Phía trước nhà là tiếng chõng cũ nát kêu cót két, tàn tạ. Cả đất trời như chan chứa một khoảng không tĩnh mịch, êm ả đượm chút buồn, thê lương đến ảm đạm. Một loạt các âm thanh động cộng hưởng với nhau lại gợi ra một không gian tĩnh lặng, vắng vẻ đến nao lòng. Bút pháp tài tình lấy động tả tĩnh của Thạch Lam thật khiến lòng người rung động.

Cái độc đáo của Thạch Lam ở chỗ ông chẳng cần dùng những nét vẽ cao xa mà chỉ cần phẩy tay vấy hồn cho những cảnh đơn sơ, mộc mạc cũng đã khiến nó trở lên thật tuyệt tác. Bên cạnh những âm thanh đặc trưng nhà văn còn đan xen thêm những đường nét, hình ảnh và màu sắc chân thực của bức tranh phố huyện lúc trời chiều. Đó là “Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”. Mặt trời đang dần nghiêng bóng về phía tây, những ánh nắng không còn chói chang, sức sống nhữ buổi trưa nữa mà đã chuyển dần sang màu đỏ rực, lóe lên lần cuối trước khi lụi tàn. Dấu hiệu của sự lụi tàn đang chập chững buông xuống, bóng tối đang xâm lấn vào từng thớ đất, thớ trời. Màu đỏ vốn là một gam màu tươi sáng nhưng đặt trong ngữ cảnh nó lại gợi ra cái ảm đạm, cô đơn của cảnh sắc, của lòng người. Đây là thủ pháp quen thuộc trong thi ca cổ điển: “Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”.

Những đường nét quen thuộc của bức tranh thiên nhiên trời chiều được dựng lên: “dãy tre làng đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời”. Hình ảnh của dãy tre làng trước mặt cắt hình rõ rệt trên nền trời xám xịt. Đây là một hình ảnh tả thực, khi thời khắc chuyển dần về buổi tối, nhìn xa xăm thu lại vào ánh mắt ta chỉ là cái bóng của cảnh vật, mọi cảnh vật đen lại phản chiếu rõ rệt trên nền trời. Không gian như chỉ bao trùm một màu sắc u tối, nhạt nhòa.

Không quá cao sang, không gay gắt mà chỉ bằng những câu văn giản dị, rất đỗi chân thực đã miêu tả rõ nét cái thần và hồn của phong cảnh làng quê Việt Nam, rất đỗi thanh bình, dịu nhẹ nhưng lại u buồn và lặng lẽ nhường nào.
Cảnh thiên nhiên chỉ là khúc dạo đầu để mở ra cảnh sinh hoạt của người dân nơi phố huyện lúc chiều tà. Bức tranh sinh hoạt được mở ra với không gian cảnh chợ tàn: “Chợ họp giữa phố vẫn từ lâu. Người về hết và tiếng ồn ào cũng mất. Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và bã mía”. Không gian yên tĩnh với những hình ảnh ảo não, tiêu điều, thất thơ được liệt kê: đó là rác rưởi, vỏ bưởi, bã mía. Đây là những gì cuối cùng còn sót lại sau khi vãn chợ. Rồi những đứa trẻ nghèo tội nghiệp vất vưởng lom khom trên mặt đất tìm tòi, nhặt nhạnh những gì người bán hàng để lại. Cảnh chợ thế nhưng lại là chợ tàn, chợ buồn, xơ xác đến ám ảnh. Và cái mùi “âm ẩm bốc lên”, cái mùi chẳng mấy là dễ chịu lại cứ “nồng nàn” chìm vào không gian, thế nhưng mùi vị ấy lại quá quen thuộc, đó là mùi của đất quê hương, trở thành một nỗi thắm thiết da diết trong tâm hồn cô bé Liên.

Trong bức tranh cảnh sinh hoạt nổi bật lên với hình ảnh của những kiếp người tàn. Tại sao lại gọi là kiếp người tàn. Bởi cuộc đời những con người ấy là chuỗi dài những cơ cực, khổ đau, họ bị cuộc sống nghèo nàn bủa vây, đeo đuổi. Bắt đầu từ những đứa trẻ con nhà nghèo ở khu bên chợ, rồi đến mẹ con chị Tí loay hoay, mệt nhọc với gánh hàng mà cũng chẳng mấy ăn thua: “Ngày, chị đi mò cua bắt tép; tối đến chị mới dọn cái hàng nước này dưới gốc cây bàng, bên cạnh cái mốc gạch. Để bán cho ai? Mấy người phu gạo hay phu xe, thỉnh thoảng có mấy chú lính lệ trong huyện hay người nhà thầy thừa đi gọi chân tổ tôm, cao hứng vào hàng chị uống bát nước chè tươi và hút điếu thuốc lào. Chị Tí chả kiếm được bao nhiêu, nhưng chiều nào chị cũng dọn hàng, từ chập tối cho đến đêm”; là bà cụ Thi với tiếng cười ám ảnh, chua chát và đầy ngao ngán. Phải chăng vì cuộc đời bà đã quá khổ, đã nếm trải đủ đắng cay, đã khóc quá nhiều đến nỗi nước mắt đã cạn, giờ đây chỉ biết lấy tiếng cười than thay cho nỗi lòng xót thương, rồi đến cả chị em Liên còn bé nhưng đã phải đối mặt với sức lo cơm áo gạo tiền, vốn cái tuổi được ăn chơi học hành nhưng các em đã phải phụ mẹ bán hàng kiếm tiền trang trải cho cuộc sống, cả mẹ Liên cơ cực gồng gánh cả gia đình.

Bức tranh sinh hoạt càng khiến cho phố huyện lúc nhá nhem thêm tàn phai, héo úa, số phận con người hiện lên thật nhỏ bé, rẻ rúm và đáng thương. Đây chính là thực tại miền Bắc nước ta một thời.

Dù là cảnh thiên nhiên hay cảnh sinh hoạt cũng cốt là làm nổi lên bức tranh tâm hồn nhân vật Liên. Trong tâm hồn của cô bé mới 9 tuổi hiện lên những nét vẽ thật đẹp, thật thơ mộng. Dưới ánh nhìn của tác giả sáng lên trong tâm hồn ngây thơ hồn nhiên ấy đó là vẻ đẹp tinh tế nhạy cảm trước sự biến chuyển của thiên nhiên trong thời khắc lụi tàn: Phải yêu quê hương, gắn bó với quê hương da diết đến thế nào cô bé mới có thể cảm nhận và yêu được hết cả cái mùi âm ẩm từ đất bốc lên, phải tinh tế ra sao mới thấy được cái hay cái đẹp và trân trọng cái dáng vẻ, bóng hình và âm thanh quê hương; bóng tối buông xuống như thấm sâu vào tâm hồn Liên trở thành chút dư vị quen thuộc, gắn bó. Sau tất cả bừng sáng lên nét đẹp trong tâm hồn em đó chính là tình thương người sâu sắc.

Cách kể về cuộc sống mưu sinh của chị Tí, về tiếng cười bà cụ Thi hay động lòng lương với những đứa trẻ nghèo “Liên trông thấy động lòng thương nhưng chính chị cũng không có tiền để mà cho chúng nó”. Quan sát tỉ mỉ từng hoạt động, chi tiết nhất đủ để thấy Liên quan tâm đến mọi người như thế nào, tình cảm Liên dành cho những người dân xung quanh thấm đượm nghĩa tình. Những con người nơi đây cứ lẳng lặng, bình yên nhìn dòng đời chảy trôi như thế, nhìn cái đói hoành hành mà chẳng thể nào làm gì khác hơn. Để rồi họ thèm lắm, họ khao khát một chuyến tàu Hà Nội chạy qua, mang theo ánh sáng diệu kì, soi sáng cho cuộc đời nơi tăm tối.

Câu chuyện qua đi nhưng đó vẫn là những hiện thực của miền Bắc một thời với cuộc sống bần cùng, cơ cực của người dân đồng thời bày tỏ nỗi niềm cảm thông, chia sẻ đối với cuộc sống của những kiếp người bạc bẽo ấy.


 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×