Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận của em về một nhân vật truyền thuyết mà em thích

cảm nhận của em về một nhân vật truyền thuyết mà em thích
6 trả lời
Hỏi chi tiết
5.138
12
8
chiizu
02/01/2022 16:03:09
+5đ tặng
 Tuổi thơ mỗi chúng ta gắn liền với những câu truyện cổ tích ,truyện truyền thuyết thần kì.Và lớn lên ,chúng ta lại được học về chúng nơi giảng đường học tập.Từ đó mà những câu chuyện ấy đã để lại trong em những ấn tượng và xúc cảm đặc biệt.Những câu chuyện về nàng Tâm , chàng Sọ Dừa ......với số phận bất hạnh nhờ có sự giúp đỡ của thế lực thần linh đã đứng lên giành lại hạnh phúc ,những gì vốn thuộc về mình.Rồi những câu chuyện truyền thuyền gắn liền với hình ảnh các vị anh hùng dân tộc,sự kiện lịch sử vĩ đại.....Qua các truyền thuyết và truyện cổ tích mà em đã học,em học tập được nhiều bài tập quy giả,cảm thông với những số phận đáng thương,,nhớ ơn các vị anh hùng..

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
10
Tạ Thị Thu Thủy
02/01/2022 16:04:31
+4đ tặng

“Những câu chuyện trong lịch sử dựng nước và giữ nước của ông cha ta được khúc xạ qua lời kể của nhiều thế hệ rồi kết tinh thành những hiện tượng nghệ thuật đặc sắc nhuốm màu thần kỳ mà vẫn thấm đẫm cảm xúc đời thường”. Truyền thuyết An Dương Vương- Mị Châu và Trọng Thủy giải thích cho sự ra đời của nước Âu Lạc cũng như nguyên nhân mất nước xoay quanh mối tình Mị Châu- Trọng Thủy. Nhân vật An Dương Vương là trung tâm của truyện, là người có công lao to lớn trong việc dựng nước và giữ nước nhưng cũng là người gây ra những sai lầm khiến cho nước Âu Lạc bị sụp đổ.

Ta phải nhắc đến công lao của An Dương Vương đó là có công lớn trong việc lập ra nước Âu Lạc và bảo vệ đất nước trước sự xâm lăng của quân Triệu Đà. Khi ông chọn xây dựng kinh đô ở Cổ Loa ở vùng đồng bằng để nhân dân sinh sống tốt hơn, ổn định hơn, ông  đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc xây thành, đắp tới đâu lở tới đó. Nhưng cảm động trước thái độ lo nghĩ cho đất nước cùng với việc trọng hiền tại, ông đã được Rùa Vàng giúp đỡ cho việc xây thành thành công chỉ sau nửa tháng. Vua An Dương Vương là một người kiên trì và luôn lo nghĩ cho đất nước, con dân của mình dù cho bao gian lao, thử thách.

Sau đó là ý thức trách nhiệm trước sự tồn vong của đất nước, An Dương Vương đã được Rùa Vàng trao cho bộ vuốt để chế tạo thành nỏ thần, vũ khí để bảo vệ đất nước khỏi âm mưu xâm lược của kẻ thù. Cũng nhờ vào chiếc nỏ thần mà An Dương Vương đã tạo được màng bọc bảo vệ vững mạnh cho đất nước, khiến cho quân giặc phải e sợ mà cầu hòa. Qua sự việc cho thấy An Dương Vương là một vị vua có tầm nhìn xa trông rộng và ý thức trách nhiệm về sự phồn vinh của đất nước.

Bằng các hình ảnh hư cấu như Rùa Vàng, nỏ thần,... kết hợp với chi tiết lịch sử, truyện đã khắc họa thành công cho việc giải thích sự ra đời của nước Âu Lạc và thành Cổ Loa ra đời một cách đầy thú vị. Qua đó, nhân dân ta đã ca ngợi đến vị vua An Dương Vương với tầm nhìn xa trông rộng, anh minh, sáng suốt, niềm tự hào về chiến công xây thành, chế nỏ thần và việc đánh thắng quân xâm lược.

Khi An Dương  Vương mắc quá nhiều sai lầm nên dẫn đến việc mất nước Âu Lạc. Có vẻ như việc ngủ quên trong chiến thắng là sai lầm nhất của An Dương Vương. Sau khi dẹp loạn quân xâm lược xong, ông không quan tâm củng cố thêm lực lượng quân sự mà ỷ vào sức mạnh của nỏ thần.
 

Trước âm mưu cầu hòa của kẻ thù, An Dương Vương không hề nghi ngại mà kết thông gia với kẻ thù, không những thế ông còn cho con của kẻ thù ở rể. Hành động đó đã khiến âm mưu đánh cắp nỏ thần, vũ khí bí mật bảo vệ đất nước một cách dễ dàng vì sự chủ quan, khinh địch của mình.

Sai lầm tiếp theo của An Dương Vương chính là thái độ khinh địch, ung dung đánh cờ của mình khi Triệu Đà sang xâm lược. Để đến khi phát hiện nỏ thần đã bị đánh mất thì đã quá muộn, đất nước đã rơi vào tay giặc, đành phải tháo chạy.

Để sửa sai cho hành động đó của mình, An Dương Vương đã thẳng tay rút kiếm chém chết Mị Châu sau khi nghe Rùa Vàng kết án. Hành động chém Mị Châu một cách dứt khoát thể hiện việc đứng về công lý của mình.

Dù cho An Dương Vương đã mắc những sai lầm nhưng ông lại có công to lớn với đất nước và ông cũng đã sửa sai bằng cách chém chết Mị Châu. Nhân dân vẫn bày tỏ thái độ biết ơn với vị vua đã có công lớn với đất nước bằng việc dựng lên hình ảnh “vua cầm sừng tê bảy tấc, Rùa Vàng rẽ nước dẫn vua đi xuống biển”. Hình ảnh đó như chứng minh sự bất tử trong lòng nhân dân với vị vua có công lớn với dân tộc.

Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy đã khắc họa được sự kiện lịch sử lập nước Âu Lạc và giải thích cho nguyên nhân mất nước. Bên cạnh đó đã xây dựng nên hình ảnh vị vua An Dương Vương- anh minh, sáng suốt nhưng lại là người ngủ quên trong chiến thắng mà mắc sai lầm làm mất nước. Nhân dân đã bày tỏ thái độ và ngợi trước những công lao to lớn và thái độ nghiêm khắc trừng phạt công bằng cho những sai lầm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia.

๖ACE✪нưɴԍᴾᴿᴼシ
đoạn văn bạn ơi
7
4
+3đ tặng

Tấm Cám là một truyện cổ tích mà em yêu thích nhất. Ở đoạn đầu truyện, các tác giả dân gian giúp người đọc hiểu hơn về hoàn cảnh sống của nhân vật. Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Tấm mồ côi cha mẹ từ sớm, nên phải ở cùng dì ghẻ. Hàng ngày, Tấm phải làm lụng vất vả nhưng vẫn bị mẹ con Cám ngược đãi. Lời giới thiệu không chỉ gọn, rõ mà còn khiến người đọc đồng cảm với số phận đắng cay của nhân vật Tấm. Câu chuyện tiếp tục được gợi mở với nhiều tình huống xảy ra. Ít lâu sau, nhà vua mở hội, dì ghẻ trộn lẫn thóc với gạo, bắt Tấm ở nhà nhặt xong mới được đi. Bụt hiện lên nhờ đàn chim nhặt thóc, giúp Tấm có quần áo đẹp đi dự hội. Trên đường đi, Tấm đánh rơi chiếc hài. Nhà vua nhặt được, đem lòng yêu mến người mang hài, truyền cho ai đi vừa sẽ lấy làm vợ. Duy chỉ có Tấm đi vừa nên trở thành vợ vua. Đến ngày giỗ cha, Tấm về cúng giỗ thì bị mẹ con Cám bày mưu giết chết. Thật tức giận biết bao trước sự độc ác của mẹ con Cám! Sau đó, Tấm lần lượt hóa thân thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị. Một hôm, có bà hàng nước đi quả thấy quả thị liền bảo: “Thị ơi thị, rụng vào bị bà, bà đem bà ngửi, chứ bà không ăn”. Bà lão vừa dứt lời thì quả thi rơi xuống. Kỳ lạ là từ đó, cứ mỗi lần đi chợ về, bà lão đều thầy nhà cửa sạch sẽ, cơm nước tinh tươm. Bà quyết tâm rình xem thì phát hiện ra nàng Tấm xinh đẹp từ quả thị bước ra. Bà lão rón rén lại gần rồi xé nát vỏ quả thị. Từ đó Tấm ở với bà hàng nước. Một hôm, nhà vua đi qua ghé vào thấy miếng trầu têm cánh phượng giống của Tấm, liền gặng hỏi bà lão. Tấm và nhà vua gặp lại nhau. Khi trở về hoàng cung, Cám thấy chị xinh đẹp hơn xưa liền hỏi Tấm. Cám làm theo thì chết bỏng. Tấm sai người đem xác Cám đi làm mắm rồi đem cho dì ghẻ. Dì ghẻ biết mắm được làm từ xác của con mình thì lăn đùng ra chết. Kết thúc của chuyện đã giúp người đọc hiểu được ước mơ của nhân dân về sự công bằng. “Ở hiền gặp lành”, “Ác giả ác báo” là bài học thấm thía mà truyện cổ tích Tấm Cám muốn nhắn nhủ người nghe, người đọc.

27
3
...
02/01/2022 16:14:08
+2đ tặng
Có vô vàn truyền thuyết trong kho tàng dân gian Việt Nam nhưng để lại cho em ấn tượng đặc biệt nhất có lẽ là Thánh Gióng. Gióng tựa như một hình tượng tiêu biểu, người anh hùng chống giặc ngoại xâm sống mãi trong lòng nhân dân ta. Gióng chiến đấu bằng cả tấm lòng yêu nước, với sức mạnh phi thường của mình. Gióng không chỉ đại diện cho tinh thần đoàn kết của toàn dân mà còn tượng trưng cho sức mạnh của thiên nhiên. Gióng là một người rất dũng cảm, khỏe mạnh và có nhiều sức mạnh nhiệm màu. Không những vậy Gióng còn là một vị anh hùng không màng danh lợi một lòng vì nước vì dân. Đánh thắng giặc Gióng bay về trời về với cõi bất biến nhưng sẽ sống mãi trong lòng nhân dân ta. Bản thân em là học sinh, em cần quyết tâm học giỏi, rèn luyện thể lực để xứng đáng với người anh hùng Thánh Gióng.
 
4
5
nguyễn kiên
02/01/2022 16:19:47
+1đ tặng
Tấm Cám là một truyện cổ tích mà em yêu thích nhất. Ở đoạn đầu truyện, các tác giả dân gian giúp người đọc hiểu hơn về hoàn cảnh sống của nhân vật. Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Tấm mồ côi cha mẹ từ sớm, nên phải ở cùng dì ghẻ. Hàng ngày, Tấm phải làm lụng vất vả nhưng vẫn bị mẹ con Cám ngược đãi. Lời giới thiệu không chỉ gọn, rõ mà còn khiến người đọc đồng cảm với số phận đắng cay của nhân vật Tấm. Câu chuyện tiếp tục được gợi mở với nhiều tình huống xảy ra. Ít lâu sau, nhà vua mở hội, dì ghẻ trộn lẫn thóc với gạo, bắt Tấm ở nhà nhặt xong mới được đi. Bụt hiện lên nhờ đàn chim nhặt thóc, giúp Tấm có quần áo đẹp đi dự hội. Trên đường đi, Tấm đánh rơi chiếc hài. Nhà vua nhặt được, đem lòng yêu mến người mang hài, truyền cho ai đi vừa sẽ lấy làm vợ. Duy chỉ có Tấm đi vừa nên trở thành vợ vua. Đến ngày giỗ cha, Tấm về cúng giỗ thì bị mẹ con Cám bày mưu giết chết. Thật tức giận biết bao trước sự độc ác của mẹ con Cám! Sau đó, Tấm lần lượt hóa thân thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị. Một hôm, có bà hàng nước đi quả thấy quả thị liền bảo: “Thị ơi thị, rụng vào bị bà, bà đem bà ngửi, chứ bà không ăn”. Bà lão vừa dứt lời thì quả thi rơi xuống. Kỳ lạ là từ đó, cứ mỗi lần đi chợ về, bà lão đều thầy nhà cửa sạch sẽ, cơm nước tinh tươm. Bà quyết tâm rình xem thì phát hiện ra nàng Tấm xinh đẹp từ quả thị bước ra. Bà lão rón rén lại gần rồi xé nát vỏ quả thị. Từ đó Tấm ở với bà hàng nước. Một hôm, nhà vua đi qua ghé vào thấy miếng trầu têm cánh phượng giống của Tấm, liền gặng hỏi bà lão. Tấm và nhà vua gặp lại nhau. Khi trở về hoàng cung, Cám thấy chị xinh đẹp hơn xưa liền hỏi Tấm. Cám làm theo thì chết bỏng. Tấm sai người đem xác Cám đi làm mắm rồi đem cho dì ghẻ. Dì ghẻ biết mắm được làm từ xác của con mình thì lăn đùng ra chết. Kết thúc của chuyện đã giúp người đọc hiểu được ước mơ của nhân dân về sự công bằng. “Ở hiền gặp lành”, “Ác giả ác báo” là bài học thấm thía mà truyện cổ tích Tấm Cám muốn nhắn nhủ người nghe, người đọc.
9
9
Sang Lê
17/07/2022 20:50:41
Có vô vàn truyền thuyết trong kho tàng dân gian Việt Nam nhưng để lại cho em ấn tượng đặc biệt nhất có lẽ là Thánh Gióng. Gióng tựa như một hình tượng tiêu biểu, người anh hùng chống giặc ngoại xâm sống mãi trong lòng nhân dân ta. Gióng chiến đấu bằng cả tấm lòng yêu nước, với sức mạnh phi thường của mình. Gióng không chỉ đại diện cho tinh thần đoàn kết của toàn dân mà còn tượng trưng cho sức mạnh của thiên nhiên. Gióng là một người rất dũng cảm, khỏe mạnh và có nhiều sức mạnh nhiệm màu. Không những vậy Gióng còn là một vị anh hùng không màng danh lợi một lòng vì nước vì dân. Đánh thắng giặc Gióng bay về trời về với cõi bất biến nhưng sẽ sống mãi trong lòng nhân dân ta. Bản thân em là học sinh, em cần quyết tâm học giỏi, rèn luyện thể lực để xứng đáng với người anh hùng Thánh Gióng.
 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo