Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân biệt tục ngữ và thành ngữ, tục ngữ với ca dao

Phân biệt tục ngữ và thành ngữ, tục ngữ với ca dao
 
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
300
1
0
ngoc quyen
03/01/2022 14:43:01
+5đ tặng

-Thành ngữ là cụm từ hay câu đơn, kép khi tách chúng ra, nó sẽ không còn nghĩa hoặc thiếu nghĩa. Thường có nghĩa nói về các khái niệm, nhận xét có ý nghĩa tổng quát.

-Ca dao là những câu thơ có thể hát thành những làn điệu dân ca, ru con... hoặc là lời dân ca đã lược bỏ đi những luyến ái khi hát. Ca dao để lại dấu vết rõ rệt nhất ngôn ngữ văn học. Phần lớn nội dung ca dao thể hiện tình yêu nam nữ, ngoài ra còn có những nội dung khác như: quan hệ gia đình, các quan hệ phức tạp khác trong xã hội.

-Tục ngữ là những câu nói đúc kết kinh nghiệm của dân gian về mọi mặt như:  tự nhiên, lao động sản xuất và xã hội, được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ, lời ăn tiếng nói và khuyên răn. Nó ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu, có nhịp điệu, có hình ảnh.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Nguyễn
03/01/2022 14:43:19
+4đ tặng

. Tục ngữ và Thành ngữ:

– Tục ngữ: Là một câu tự nó diễn trọn vẹn một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm,
một luân lý, có khi là một sự phê phán.
– Thành ngữ: Là một phần câu sẵn có, nó là một bộ phận của câu, mà nhiều người
đã quen dùng, nhưng tự riêng nó không diễn được một ý trọn vẹn

Về hình thức ngữ pháp , mỗi thành ngữ chỉ là một nhóm từ, chưa phải là một câu hoàn chỉnh. Còn tục ngữ dù ngắn đến đâu cũng là một câu hoàn chỉnh. Có thể nói một cách hình ảnh: thành ngữ ngang hàng với từ. Thành ngữ là anh, từ đơn độc là em.

Vì thành ngữ qua thời gian đã được tập hợp thành cụm. VD: “Áo rách, quần manh”,
“Ăn trắng, mặc trơn”, “Ăn trên, ngồi trốc”, “Dốt đặc cán mai”, “Cá bể, chim ngàn” “Bụng đói, cật rét”…. 
đều là thành ngữ. Còn “Chó cắn áo rách”, “Bệnh quỷ thuốc tiên”, “Người chửa, cửa mả”… là tục ngữ.

Hầu hết những câu thành ngữ, tục ngữ đầu do nhân dân sáng tác, nhưng cũng có những câu rút ra từ các thi phẩm phổ biến, hoặc rút từ ca dao, dân ca ra. Có người nói tục ngữ là ngạn ngữ (nghĩa là lời nói đã lưu hành từ xưa) (Chữ ngạn có nghĩa là lời nói của người xưa).

Như vậy, tục ngữ được cấu tạo trên cơ sở những kinh nghiệm về sinh hoạt, sản xuất… Nó là những câu đúc kết những nhận xét đã được nhiều người thừa nhận, để hướng dẫn con người ta trong sự nhìn nhận mọi khía cạnh của cuộc đời. Tục ngữ là những câu thông tục, thiên về diễn ý, đúc kết một số ý kiến dựa theo kinh nghiệm, dựa theo luân lý và công lý để nhận xét về con người và xã hội, hay dựa theo trí thức để nhận xét về con người và vũ trụ. Trong tục ngữ có cả thành ngữ :
“Chồng yêu, xỏ chân lỗ mũi“, thì “xỏ chân lỗ mũi” là thành ngữ.

2. Ca dao và dân ca:

– Ca dao là một thuật ngữ Hán Việt. Đứng về mặt văn học mà nhận định, khi chúng ta tước bỏ những tiếng đệm, những tiếng láy, những câu láy ở một bài dân ca, thì chúng ta thấy bài dân ca ấy chẳng khác nào một bài ca dao. Có thể nói, ranh giới giữ ca dao và dân ca không rõ.

Ca dao của ta có thể ngâm được nguyên câu. Còn dùng một bài ca dao để hát, thì bài ca dao sẽ biến thành dân ca. Vì hát yêu cầu phải có khúc điệu, và như vậy phải có thêm tiếng đệm. Vậy có thể nói, ca dao là một loại thơ dân gian có thể ngâm được, như các loại thơ khác và có thể xây dựng thành các điệu ca dao.

Còn dân ca là câu hát đã thành khúc điệu. Dân ca là những bài hát có nhạc điệu nhất định, nó ngả về nhạc nhiều ở mặt hình thức, nó là nhạc do tiếng của con người đưa ra từ cổ họng.

Xét về nguồn gốc phát sinh thì dân ca khác với ca dao ở chỗ nó được hát lên trong những hoàn cảnh nhất định, hay ở những địa phương nhất định. Dân ca thường mang tính chất địa phương, còn ca dao thì ngược lại, dù nội dung của bài ca dao có nói về một địa phương cụ thể nào, thì nó vẫn đươc phổ biến rộng rãi

“Đồng đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh”

Hay:

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ

thì nhân dân nhiều nơi đều biết ngâm nga. Còn dân ca thì nhiều khi chỉ có dân địa phương mới biết, và mới hát được.

Nội dung của dân ca cũng như nội dung của ca dao, chủ yếu là trữ tình, tức biểu hiện cái nội tâm của tác giả trước ngoại cảnh. Cũng như tục ngữ, ca dao – dân ca là những bài văn vần do nhân dân sáng tác tập thể, được lưu truyền bằng miệng và / được phổ biến rộng rãi trong nhân dân. Trong tất cả những tính chất chung của văn học dân gian (trong đó có tục ngữ – ca dao – dân ca): tính nhân dân, tính hiện thực, tính lãng mãn, tính phổ biến, tính khuyết danh, tính truyền miệng, tính tập thể ….thì tính tập thể là tính chất cơ bản nhất

B. Thời kỳ xuất hiện

So với thần thoại và truyền thuyết thì ca dao có một hình thức văn nghệ tưởng như mới hơn. Nhưng theo kết quả nghiên cứu, tục ngữ, ca dao cũng xuất hiện cùng thời với thần thoại và truyền thuyết. Trong quá trình lao động, xuất hiện những câu hò, kiểu như “Dô ta”, như vậy ca hát đã có từ rất sớm, nó xuất hiện trong lao động từ thời cổ sơ, và được sửa đổi qua các thế hệ của loài người.

Xét nội dung những câu “Năm cha, ba mẹ“, hay “Sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông“, “Con dại, cái mang”, “con mống, sống mang“.. ta có thể biết được thời điểm xuất hiện câu đó, đólà thời kỳ tạp giao, hay tình trạng chồng chung vợ chạ, hoặc tóm tắt quá trình tạp giao từ chế độ mẫu hệ, rồi đến Phụ hệ…

Ca dao, tục ngữ cũng mang ý nghĩa lịch sử vì nó gắn liền và phản ánh đời sống kinh tế, xã hội qua từng thời kỳ.

C. Nội dung và hình thức của tục ngữ – ca dao – dân ca:

1. Nội dung của tục ngữ

Tục ngữ được cấu tạo trên cơ sở thực tế, do lý trí nhiều hơn là do xúc cảm. tư tưởng biểu hiện trong tục ngữ là tư tưởng đanh thép, sắc bén, rút ở cuộc đời. Ở tục ngữ, tính chất phản phong là mạnh hơn cả.

Về nội dung, tục ngữ là những nhận định sau kinh nghiệm của con người về lao động, sản xuất, về cuộc sống trong gia đình, xã hội. Nội dung ấy vừa phong phú, vừa vững chắc, vì nó đã được đúc kết qua nhiều thế hệ của con người.

VD:

Quá mù ra mưa
Đông sao thì nắng, vắng sao thì mưa
Vỏ quýt dày có móng tay nhọn
Cái sảy nảy cái ung
Cõng rắn cắn gà nhà

2. Hình thức của tục ngữ

Tục ngữ ban đầu chỉ là những câu nói xuôi ta, hợp lý, sau dần mới trở thành những câu đối có vần vè, gọn gàng hơn

Làm phúc phải tội
Gà què ăn quẩn cối xay
Có ở trong chăn, mới biết chăn có rận
Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm

Tục ngữ không nhất thiết, nhưng phần lớn đều có vần vè, hay có đối

No nên bụt, đói nên ma
Bút sa, gà chết

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×