Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Bài 17: Hô hấp ở động vật. Hô hấp qua bề mặt cơ thể. Hô hấp bằng hệ thống ống khí. Hô hấp bằng mang. Hô hấp bằng phổi

2 trả lời
Hỏi chi tiết
4.873
0
0
Phương Dung
23/10/2017 17:05:57
1. Hô hấp qua bề mặt cơ thể
- Động vật đơn bào hoặc đa bào có tổ chức thấp như: ruột khoang, giun tròn, giun dẹp có hình thức hô hấp qua bề mặt cơ thể
Ví dụ: giun đất, con đĩa… (hô hấp qua da)
2. Hô hấp bằng hệ thống ống khí
- Gặp ở côn trùng. Bao gồm nhiều hệ thống ống nhỏ, phân nhánh tiếp xúc với tế bào của cơ thể và thông ra ngoài nhờ các lỗ thở.
3. Hô hấp bằng mang
- Mang là cơ quan hô hấp thích nghi với môi trường nước của cá, thân mềm, chân khớp
+ Miệng và nắp mang đóng mở nhịp nhàng làm cho dòng nước chảy 1 chiều và liên tục từ miệng qua khe mang
+ Dòng máu trong mao mạch chảy song song và ngược chiều với dòng nước chảy qua mang
4. Hô hấp bằng phổi
- Phổi là cơ quan hô hấp của động vật sống trên cạn: bò sát, chim, thú.
+ Thú: khoang mũi à hầu à khí quản à phế quản
+ Lưỡng cư: hô hấp bằng da và phổi
+ Chim: hô hấp bằng phổi và hệ thống túi khí

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
1
Phương Dung
23/10/2017 17:06:43
Đặc điểm
So sánh
Hô hấp qua bề mặt cơ thể
Hô hấp bằng hệ thống ống khí
Hô hấp bằng mang
Hô hấp bằng phổi
Bề mặt hô hấp
Bề mặt tế bào hoặc bề mặt cơ thể
Ống khí
Mang
Phổi
Đại diện
Động vật đơn bào(amip, trùng dày,...), đa bào bậc thấp(ruột khoang, giun tròn, giun dẹp)
Côn trùng
Các loài cá, chân khớp(tôm, cua), thân mềm(trai,ốc)
Các loài động vật sống trên cạn như Bò sát, Chim và Thú
Đặc điểm của bề mặt hô hấp

Mỏng và ẩm ướt giúp khí khuếch tán qua dễ dàng
Có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp

Hệ thống ống khí được cấu tạo từ những ống dẫn chứa không khí phân nhánh nhỏ dần và tiếp xúc trực tiếp với tế bào
Mang có các cung mang, trên các cung mang có phiến mang có bề mặt mỏng và chứa rất nhiều mao mạch máu.
Mao mạch trong mang song song và ngược chiều với chiều chảy của dòng nước
Phổi thú có nhiều phế nang, phế nang có bề mặt mỏng và có mạng lưới mao mạch máu dày đặc
Phổi chim có thêm nhiều ống khí.
Cơ chế hô hấp
Khí O2 và CO2 được khuếch tán qua bề mặt cơ thể hoặc bề mặt tế bào
Khí O2 từ môi trường ngoài Tế bào, CO2 ra môi trường
Khí O2 trong nước khuếch tán qua mang vào máu và khí CO2khuếch tán từ máu qua mang vào nước.
Khí O2 và CO2 được trao đổi qua bề mặt phế nang.

Hoạt động thông khí

Sự thông khí được thực hiện nhờ sự co giãn của phần bụng.

Cá hít vào : cửa miệng cá mở→nắp mang đóng lại → thể tích khoang miệng tăng , áp suất giảm → nước tràn vào khoang miệng mang theo O2
Cá thở ra : cửa miệng đóng lại → nắp mang mở ra → thể tích khoang miệng giảm , áp suất tăng → đẩy nước trong khoang miệng qua mang ra ngoài mang theo CO2
Miệng và nắp mang đóng mở nhịp nhàng và liên tục → thông khí liên tục
Sự thông khí chủ yếu nhờ các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích khoang thân (bò sát), khoang bụng (chim) hoặc lồng ngực (thú); hoặc nhờ sự nâng lên, hạ xuống của thềm miệng (lưỡng cư).


 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Sinh học Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư