Các loại đất chính ở nước ta:- Đất phe-ra-lít: Màu đỏ hoặc đỏ vàng thường nghèo mùn. Nếu hình thành trên đá ba dan thì tơi, xốp và phì nhiêu. Thích hợp cho trồng cây lâu năm.
- Đất phù sa: Do sông ngòi bồi đắp và rất màu mỡ, tập trung ở đồng bằng. Thích hợp cho nhiều loại cây lương thực như: lúa, ngô,..
- Đất đồi núi
- Đất đồng bằng.
Các loại rừng ở nước ta:- Rừng rậm nhiệt đới: chủ yếu ở vùng đồi núi, có nhiều loại cây, nhiều tầng, có tầng cao, tầng thấp.
- Rừng ngập mặn: chủ yếu vùng đất ven biển có thuỷ triều lên xuống hàng ngày, cây mọc vượt khỏi mặt nước, bộ rễ phát triển mạnh.
Tác dụng của rừng:- Rừng có tác dụng điều hòa khí hậu cân bằng sinh thái môi trường.
- Rừng cho ta nhiều sản vật, nhất là gỗ, là nơi sinh sống của các loại động vật.
- Rừng che phủ đất , giữ cho đất không bị xói mòn, giữ nước, ngăn gió.
- Rừng đầu nguồn giúp hạn chế nước mưa tràn về đồng bằng đột ngột gây lũ lụt.
- Rừng ven biển chống bão biển, bão cát, bảo vệ nhân dân vùng ven biển.
Một số sản vật ở rừng:Gỗ, Hươu, Gấu, Báo Đốm.
Cách sử dụng đất và rừng:Đất và rừng là nguồn tài nguyên quý giá nhưng chỉ có hạn. Vì vậy, việc sử dụng phải đi đôi với bảo vệ và cải tạo.
Nếu chỉ sử dụng mà không cải tạo, bồi bổ, bảo vệ đất, rừng thì đất sẽ bị bạc màu, xói mòn, nhiễm phèn, nhiễm mặn,… Rừng sẽ cạn kiệt và làm ảnh hưởng xấu đến môi trường…
Các biện pháp cải tạo đất:- Làm ruộng bậc thang.
- Thau chua rửa mặn.
- Bón phân hữu cơ, phân vi sinh.
- Đóng cọc đắp đê....
Biện pháp bảo vệ rừng:- Nhà nước ban hành luật bảo vệ rừng, tuyên truyền, hỗ trợ nhân dân trồng rừng,…
- Nhân dân tự giác bảo vệ rừng, từ bỏ các biện pháp canh tác lạc hậu phá rừng làm nương rẫy,…