Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Bài "Chiếu dời đô" được Lí Công Uẩn viết nhằm mục đích gì?

1. Bài " Chiếu dời đô" được lí công uẩn viết nhằm mục đích gì?
2. Mở đầu Chiếu dời đô, Lí Công Uẩn đã nhắc đến việc dời đô của nhà Thương, nhà Chu trong sử sách Trung Quốc. Theo em, tác giả nêu những dẫn chứng đó nhằm mục đích gì?
3. Lí Công Uẩn đã chỉ ra những ưu thế nào của thành Đại La nếu được chọn là nơi đóng đô? Nhận xét về cách lập luận của tác giả và sức thuyết phục của văn bản.
4. Tại sao nói Chiếu dời đô đã phản ánh ý chí độc lập, tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt?
6 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
10.302
23
9
Bạch Ca
15/01/2018 20:39:49
Tại sao nói Chiếu dời đô đã phản ánh ý chí độc lập, tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt?
“Chiếu dời đô” của Lý Công Uẩn là sự tỏ bày ý định từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (tức Hà Nội ngày nay) khi ông mới được triều đình tôn lên làm hoàng đế . Sau đó , ông đổi tên kinh đô thành Thăng Long . Đấy là năm Thuận Thiên thứ nhất – năm khởi đầu sự nghiệp lẫy lừng của nhà Lý , một triều đại có ý nghĩa hết sức quan trọng đưa văn hiến của nước nhà đến đỉnh cao vòi vọi .
Xưa nay , thủ đô là trung tâm về văn hoá , chính trị của 1 đất nước . Nhìn vào thủ đô là nhìn vào sự thịnh suy của một dân tộc . Thủ đô có ý nghĩa rất lớn . Dường như lịch sử của các nước có nền văn minh lâu đời đều có những cuộc dời đô như thế . Mỗi lần dời là một thử thách của dân tộc . Đó phải là quyết định của những đầu óc ưu tú nhất thời đại . Nói cách khác , ko có ý chí quyết tâm lớn , ko có tầm nhìn thấu cả tương lai thì LÝ Công Uẩn ko thể nói đến chuyện dời đô .

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
8
32
Nguyễn Lê Huy hoàng
15/01/2018 20:40:23
Thiên đô chiếu (chữ Hán: 遷都詔) tức Chiếu dời đô là một đoạn văn được Ngô Sĩ Liên ghi lại sớm nhất ở thế kỷ XV trong sách Đại Việt sử ký toàn thư, bài văn này được cho rằng do vua Lý Thái Tổ ban hành vào mùa xuân năm 1010 để chuyển kinh đô của nước Đại Cồ Việt từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (Hà Nội).
Theo ý kiến GS Trần Quốc Vượng, Chiếu dời đô đã khẳng định được vai trò của kinh đô Thăng Long, là tác phẩm khai sáng văn học triều Lý. Tuy nhiên, chiếu dời đô chưa nêu bật được tinh thần dân tộc và khát vọng độc lập, hơn nữa ngôn ngữ sử dụng trong văn bản này mang đượm màu sắc dị đoan, phong thủy.
Xưa nhà Thương đến đời Bàn Canh năm lần dời đô, nhà Chu đến đời Thành Vương ba lần dời đô, há phải các vua thời Tam Đại; ấy theo ý riêng tự tiện dời đô. Làm như thế cốt để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện thì dời đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng, coi thường mệnh trời, không noi theo việc cũ Thương Chu, cứ chịu yên đóng đô nơi đây, đến nỗi thế đại không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ tổn hao, muôn vật không hợp. Trẫm rất đau đớn, không thể không dời.
Huống chi thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương, ở vào nơi trung tâm trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời.
Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ thế nào?
(Bản dịch của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, in trong Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1993)
Có ý kiến cho rằng chiếu dời đô đã thể hiện những ý tứ sâu sắc, tầm nhìn thời đại của một vị vua Đại Cồ Việt 1000 năm về trước khi ông chọn Đại La làm kinh đô mới để mưu nghiệp lớn, tính kế phồn vinh, trường kỳ cho muôn đời sau. Bản chiếu nêu bật được vai trò kinh đô Thăng Long xứng đáng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của quốc gia. Thời gian sau đó, Thăng Long vẫn là kinh đô của các triều Trần, nhà Hậu Lê, nhà Mạc, Lê Trung Hưng và đang là Thủ đô của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thăng Longthực sự là "nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời".
Nhận xét về kinh đô Thăng Long, sử gia Ngô Thì Sĩ trong Đại Việt sử ký tiền biên viết:
"Núi là vạt áo che, sông là dải đai thắt, sau lưng là sông nước, trước mặt là biển, địa thế hùng mạnh mà hiếm, rộng mà dài, có thể là nơi vua ở hùng tráng, ngôi báu vững bền, hình thể Đại Việt không nơi nào hơn được nơi này".
Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có ý kiến cho rằng chiếu dời đô lại nổi bật những nhược điểm khiến nó không thể trở thành một áng văn tiêu biểu của dân tộc Việt Nam, thể hiện ở các yếu tố sau:
Tinh thần dân tộc: là văn bản khai sinh ra kinh đô Thăng Long nhưng chiếu dời đô không đề cập đến truyền thống đấu tranh giành độc lập dân tộc mà các triều vua Việt Namtrước đó đã gây dựng. Bản chiếu cũng không nêu vai trò của kinh đô Hoa Lư và các kinh đô trước đó như Phong Châu, Mê Linh, Long Biên. Việc này có thể lý giải do đây là dời đô, chứ không phải đấu tranh giữ nước. Lúc này đất nước cần thái bình, trăm dân cần no ấm, vậy thì vai trò của kinh đô Hoa Lư đã hết. Đồng thời ta thấy vai trò của những Phong Châu, Mê Linh, Long Biên đều là trấn giữ đất nước khỏi giặc thù, tương tự Hoa Lư. Trong bản chiếu, Lý Thái Tổ lấy việc làm của các triều đại của cường quyền đế quốc Trung Hoa để noi theo, Vua gọi đô hộ Cao Biền là "Cao Vương", gọi thành Đại La là "đô cũ". Điều này khiến chiếu dời đô chưa toát nên được tinh thần dân tộc chủ đạo mà các áng văn khác như Nam quốc sơn hà ("sông núi nước Nam vua Nam ở") và Bình Ngô Đại Cáo ("từ... Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập") đã có. Chiếu dời đô chỉ có ý nghĩa trong nội bộ quốc gia mà không thể ảnh hưởng ở tầm quốc tế.
Khát vọng độc lập: Các nhà nghiên cứu đều cho rằng việc lập đô của các nhà Đinh và nhà Tiền Lê là phù hợp với điều kiện lịch sử bấy giờ, không phải là tự theo ý riêng, thiển cận.Trong bối cảnh vừa thoát khỏi thời Bắc thuộc, chính quyền còn non trẻ, kinh đô Cổ Loa không còn trấn áp được loạn cát cứ thì việc lập đô ở Hoa Lư trở lên lợi hại hơn cả. Người Việt đã xây dựng kinh đô Hoa Lư của riêng mình mà không theo một hình mẫu nào của Trung Hoa. Sự kiện ban Chiếu dời đô vừa khẳng định vừa phủ định vai trò của kinh đô Hoa Lư. Tuy nhiên việc vua Lý Thái Tổ chê trách nhà Tiền Lê có thể hiểu được, vì khi Lý Công Uẩn lên ngôi, nhà Lê đã suy và không còn là tấm gương nên noi theo, nói tới nữa. Sự xuất hiện của chiếu dời đô là bằng chứng cho thấy đất nước đã phát triển sang trang mới. Là mốc son đánh dấu lịch sử hình thành thủ đô Hà Nội của Việt Nam trên cơ sở, nền tảng kinh đô Hoa Lư.
Màu sắc dị đoan, phong thuỷ: Chiếu dời đô được viết với nội dung mang đượm màu sắc đầy dị đoan, phong thuỷ. Tuy nhiên, nhận định này không hợp lý vì trong bất kì lần dời đô nào ở nước ta cũng phải dựa theo thế phong thuỷ mà định, ví dụ như Vua Hùng tìm đất đóng đô dựng nước. Và phong thuỷ không liên quan đến quan điểm dị đoan, mê tín; thực chất đây là một bộ môn khoa học về môi trường sống, một nhánh của kiến trúc. Chẳng qua do cách giải thích của các thầy phong thuỷ nên nó bị đánh đồng với mê tín dị đoan.
Không phù hợp với đạo lý dân tộc: Lý Thái Tổ ám chỉ các triều vua nhà Đinh, nhà Tiền Lê tự theo ý riêng mình mà vận mệnh ngắn ngủi trong khi chính ông là người thừa hưởng nền tảng độc lập mà các triều đại này để lại. Quan điểm này không phù hợp với đạo lý uống nước nhớ nguồn của người Việt. Thực tế rất nhiều anh hùng đã giành độc lập như Hai Bà Trưng, Lý Nam Đế, Ngô Quyền,... mà triều đại do họ gây dựng tồn tại rất ngắn nhưng lịch sử luôn đánh giá công bằng. Bản chiếu dời đô cũng không thấy sự xuất hiện của vị vua Việt Nam nào được vua Lý nêu tới. Nhưng như đã biết, vốn triều nhà Tiền Lê đã suy yếu, dân chúng oán thán, việc Lý Công Uẩn mượn cớ nhà Tiền Lê mệnh không dài, cũng chỉ là thuận theo lòng dân mà thôi.
Việc xuất hiện bài chiếu có ý nghĩa rất nhiều đối với lịch sử Hoa Lư và Thăng Long. Nó làm nên tính chất trọng đại của hành trình 1000 năm lịch sử. Đó là một áng văn của thời khắc lịch sử từ Hoa Lư đến Thăng Long - một bước ngoặt hào hùng của dân tộc Việt Nam.
Hơn 1 năm sau khi lên ngôi Hoàng đế, tháng 7 năm Canh Tuất, Lý Thái Tổ bắt đầu dời đô từ Hoa Lư về Đại La. Việc tìm đất, nghị bàn đến việc chuẩn bị để dời đô diễn ra tương đối khẩn trương. Từ Hoa Lư về thành Đại La có thể đi theo đường bộ hoặc theo đường thuỷ. Sử cũ không ghi chép chi tiết nhà Lý dời đô bằng đường nào. Các nhà nghiên cứu đã kết luận: nhà Lý dời đô bằng đường thuỷ. Và chỉ có dời đô bằng đường thuỷ thì mới an toàn và tải được cả bộ máy triều đình đông đảo cùng vật chất bảo đảm đồ sộ đi kèm. Ca dao vùng Hoa Lư ngày nay còn lưu truyền về sự tiếc nguối của người dân cố đô khi tiễn đoàn thuyền dời đô cũng như tâm trạng của thái tử Lý Phật Mã như sau:
Dập dìu cánh hạc chơi vơi
Tiễn thuyền Vua Lý đang dời kinh đô
Khi đi nhớ cậu cùng cô
Khi về lại nhớ cá rô Tổng Trường
Năm Thái Bình thứ 7 (976) dưới thời vua Đinh Tiên Hoàng đã có việc buôn bán với nước ngoài bằng thuyền. Khi Lý Công Uẩn dời đô cũng cần đưa đội thuyền đi theo. Đoàn thuyền xuất phát từ bến Ghềnh Tháp (nay là khu vực trước phủ Vườn Thiên và nhà bia Lý Thái Tổ ở khu di tích cố đô Hoa Lư). Rồi thuyền vào sông Sào Khê, qua chùa Nhất Trụ,... nền cũ vẫn còn. Về sau Lý Thái Tổ dời đô đến Thăng Long đều dùng theo các danh hiệu ấy...".
12
12
Nguyễn Khánh Linh
15/01/2018 20:41:09
4.
Vùng Hoa Lư là vùng núi hiểm trở, khi đất nước còn chưa ổn định phát triển thì đây là nơi chiến lược phòng thủ.
Đến thời nhà Lí, Lí Công Uẩn giám dời đô ra vùng đồng bằng chứng tỏ nhà Lí đã có đủ thực lực để xây dựng đất nước, phát triển kinh thế. Có thể trấn an dân chúng, chống lại giặc ngoại xâm.
15
3
Nguyễn Khánh Linh
15/01/2018 20:41:35
2.
Đây là đoạn văn có tính chất nêu tiền đề, làm chỗ dựa cho lý lẽ ở những phần tiếp theo. Trong đoạn này, tác giả viện dẫn sử sách nói về việc dời đô của các vua thời xưa bên Trung Quốc.
"Xưa nhà Thương đến đời Bàn Canh năm lần dời đô, nhà Chu đến đời Thành Vương ba lần dời đô, há phải các vua thời Tam Đại; ấy theo ý riêng tự tiện dời đô. Làm như thế cốt để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện thì dời đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh."
Sự viện dẫn trên nhằm mục đích: chuẩn bị cho lý lẽ ở phần sau: Trong lịch sử đã từng có chuyện dời đô và đã từng đem lại những kết quả tốt đẹp. Việc Lý Thái Tổ dời đô không có gì là khác thường, trái với quy luật. Bởi bài học dời đô của nhà Thương và nhà Chu đã cho thấy sau này đất nước phát triển phồn thịnh.
12
7
Nguyễn Khánh Linh
15/01/2018 20:42:13
3.
Vị thế thành Đại La thuận lợi về nhiều mặt. Về mặt địa lí, tác giả phân tích rõ: “Nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi“, bốn hướng đều thông thoáng lại ở thế “nhìn sông dựa núi” vững vàng, “địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng“. Trên địa thế ấy, dân cư sẽ tránh được lụt lội mà “muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi“.
Thuận lợi về mặt địa lí như vậy sẽ kéo theo những thuận lợi về thông thương, giao lưu: “Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước“.
Nơi định đô mới này sẽ đáp ứng được vai trò là đầu mối trung tâm của kinh tế, chính trị, văn hoá của đất nước.
39
6
Nấm lùn
15/01/2018 20:45:46
1 “Chiếu dời đô” của Lý Công Uẩn là sự tỏ bày ý định từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (tức Hà Nội ngày nay) khi ông mới được triều đình tôn lên làm hoàng đế . Sau đó , ông đổi tên kinh đô thành Thăng Long . Đấy là năm Thuận Thiên thứ nhất – năm khởi đầu sự nghiệp lẫy lừng của nhà Lý , một triều đại có ý nghĩa hết sức quan trọng đưa văn hiến của nước nhà đến đỉnh cao vòi vọi .
Xưa nay , thủ đô là trung tâm về văn hoá , chính trị của 1 đất nước . Nhìn vào thủ đô là nhìn vào sự thịnh suy của một dân tộc . Thủ đô có ý nghĩa rất lớn . Dường như lịch sử của các nước có nền văn minh lâu đời đều có những cuộc dời đô như thế . Mỗi lần dời là một thử thách của dân tộc . Đó phải là quyết định của những đầu óc ưu tú nhất thời đại . Nói cách khác , ko có ý chí quyết tâm lớn , ko có tầm nhìn thấu cả tương lai thì LÝ Công Uẩn ko thể nói đến chuyện dời đô . lập, tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt
2.
Đây là đoạn văn có tính chất nêu tiền đề, làm chỗ dựa cho lý lẽ ở những phần tiếp theo. Trong đoạn này, tác giả viện dẫn sử sách nói về việc dời đô của các vua thời xưa bên Trung Quốc.
"Xưa nhà Thương đến đời Bàn Canh năm lần dời đô, nhà Chu đến đời Thành Vương ba lần dời đô, há phải các vua thời Tam Đại; ấy theo ý riêng tự tiện dời đô. Làm như thế cốt để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện thì dời đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh."
Sự viện dẫn trên nhằm mục đích: chuẩn bị cho lý lẽ ở phần sau: Trong lịch sử đã từng có chuyện dời đô và đã từng đem lại những kết quả tốt đẹp. Việc Lý Thái Tổ dời đô không có gì là khác thường, trái với quy luật. Bởi bài học dời đô của nhà Thương và nhà Chu đã cho thấy sau này đất nước phát triển phồn thịnh.
3.
Vị thế thành Đại La thuận lợi về nhiều mặt. Về mặt địa lí, tác giả phân tích rõ: “Nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi“, bốn hướng đều thông thoáng lại ở thế “nhìn sông dựa núi” vững vàng, “địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng“. Trên địa thế ấy, dân cư sẽ tránh được lụt lội mà “muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi“.
Thuận lợi về mặt địa lí như vậy sẽ kéo theo những thuận lợi về thông thương, giao lưu: “Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước“.
Nơi định đô mới này sẽ đáp ứng được vai trò là đầu mối trung tâm của kinh tế, chính trị, văn hoá của đất nước
4.
Vùng Hoa Lư là vùng núi hiểm trở, khi đất nước còn chưa ổn định phát triển thì đây là nơi chiến lược phòng thủ.
Đến thời nhà Lí, Lí Công Uẩn giám dời đô ra vùng đồng bằng chứng tỏ nhà Lí đã có đủ thực lực để xây dựng đất nước, phát triển kinh thế. Có thể trấn an dân chúng, chống lại giặc ngoại xâm.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×