LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Bài tập trắc nghiệm Sinh 6: Bài 4: Có phải thực vật đều có hoa? - Bài tập trắc nghiệm Sinh 6 Bài 4: Có phải thực vật đều có hoa?

2 trả lời
Hỏi chi tiết
383
0
0
Tôi yêu Việt Nam
07/04/2018 14:17:35

Đề kiểm tra số 1

Câu 1. Vật nào dưới đây là vật sống ?

A. Cây chúc      B. Cây chổi

C. Cây kéo      D. Cây vàng

Câu 2. Vật sống khác vật không sống ở đặc điểm nào dưới đây ?

A. Có khả năng hao hụt trọng lượng

B. Có khả năng thay đổi kích thước

C. Có khả năng sinh sản

D. Tất cả các phương án đưa ra

Câu 3. Sự tồn tại của vật nào dưới đây không cần đến sự có mặt của không khí ?

A. Con ong      B. Con sóc

C.       D. Con thỏ

Câu 4. Hiện tượng nào dưới đây phản ánh sự sống ?

A. Cá trương phình và trôi dạt vào bờ biển

B. Chồi non vươn lên khỏi mặt đất

C. Quả bóng tăng dần kích thước khi được thổi

D. Chiếc bàn bị mục ruỗng

Câu 5. Để sinh trưởng và phát triển bình thường, cây xanh cần đến điều kiện nào sau đây ?

A. Nước và muối khoáng

B. Khí ôxi

C. Ánh sáng

D. Tất cả các phương án đưa ra

Câu 6. Trong các đặc điểm sau, có bao nhiêu đặc điểm có ở mọi vật sống ?

1. Sinh sản

2. Di chuyển

3. Lớn lên

4. Lấy các chất cần thiết

5. Loại bỏ các chất thải

A. 4      B. 3

C. 2      D. 5

Câu 7. Nếu đặt vật vào môi trường đất ẩm, dinh dưỡng dồi dào và nhiệt độ phù hợp thì vật nào dưới đây có thể lớn lên ?

A. Cây bút      B. Con dao

C. Cây bưởi      D. Con diều

Câu 8. Điều kiện tồn tại của vật nào dưới đây có nhiều sai khác so với những vật còn lại ?

A. Cây nhãn      B. Cây na

C. Cây cau      D. Cây kim

Câu 9. Sinh học không có nhiệm vụ nào dưới đây ?

A. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa các loài với nhau và với môi trường sống

B. Nghiên cứu về đặc điểm cấu tạo và hoạt động sống của sinh vật

C. Nghiên cứu về điều kiện sống của sinh vật

D. Nghiên cứu về sự di chuyển của các hành tinh của hệ Mặt Trời.

Câu 10. Sinh vật nào dưới đây là vật chủ trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết cho con người ?

A. Ruồi nhà      B. Muỗi vằn

C. Ong mật      D. Chuột chũi

Câu 11. Nhóm nào dưới đây gồm những loài động vật có ích đối với con người ?

A. Cóc, thạch sùng, mèo, ngan, cú mèo.

B. Ruồi nhà, vịt, lợn, sóc, báo.

C. Ong, ve sầu, muỗi, rắn, bọ ngựa.

D. Châu chấu, chuột, bò, ngỗng, nai.

Câu 12. Theo phân loại học, “cây” nào dưới đây không được xếp cùng nhóm với những cây còn lại ?

A. Cây nấm      B. Cây táu

C. Cây roi      D. Cây gấc

Câu 13. Sinh vật nào dưới đây vừa không phải là thực vật, vừa không phải là động vật ?

A. Cây xương rồng

B. Vi khuẩn lam

C. Con thiêu thân

D. Con tò vò

Câu 14. Cặp nào dưới đây gồm hai loài thực vật có môi trường sống tương tự nhau ?

A. Rau dừa nước và rau mác

B. Rong đuôi chó và rau sam

C. Bèo tây và hoa đá

D. Bèo cái và lúa nương

Câu 15. Chương trình Sinh học ở cấp Trung học cơ sở không tìm hiểu về vấn đề lớn nào sau đây ?

A. Thực vật

B. Di truyền và biến dị

C. Địa lý sinh vật

D. Cơ thể người và vệ sinh

Câu 16. Chọn số liệu thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau : Thực vật trên Trái Đất hiện có khoảng trên … loài.

A. 300 000

B. 1 000 000

C. 800 000

D. 300 000

Câu 17. Cây nào dưới đây thường mọc hoang ở vùng trung du ?

A. Cây sim

B. Cây quế

C. Cây xương rồng

D. Cây lá lốt

Câu 18. Nơi nào dưới đây có hệ thực vật phong phú nhất ?

A. Rừng lá kim phương Bắc

B. Rừng lá rộng ôn đới

C. Rừng mưa nhiệt đới

D. Rừng ngập mặn ven biển

Câu 19. Những cây sống trôi nổi trên mặt nước thường có đặc điểm nào dưới đây ?

A. Xuất hiện bọt xốp màu trắng

B. Tua cuốn phát triển mạnh

C. Lá tiêu giảm

D. Rễ phát triển theo chiều sâu

Câu 20. Đâu không phải là một trong những đặc điểm chung của thực vật ?

A. Tự tổng hợp được chất hữu cơ

B. Chỉ sống ở môi trường trên cạn

C. Phần lớn không có khả năng di chuyển

D. Phản ứng chậm với các kích thích bên ngoài

Câu 21. Nhóm nào dưới đây gồm những cây thích nghi với môi trường khô nóng ở sa mạc ?

A. Sen, đậu ván, cà rốt.

B. Rau muối, cà chua, dưa chuột.

C. Xương rồng, lê gai, cỏ lạc đà.

D. Mâm xôi, cà phê, đào.

Câu 22. Cho các đặc điểm sau :

1. Lớn lên

2. Sinh sản

3. Di chuyển

4. Tự tổng hợp chất hữu cơ

5. Phản ứng nhanh với các kích thích bên ngoài

Có bao nhiêu đặc điểm có ở mọi loài thực vật ?

A. 3      B. 2

C. 4      D. 1

Câu 23. Cây nào dưới đây là cây gỗ sống lâu năm ?

A. Xà cừ      B. Mướp đắng

C. Dưa gang      D. Lạc

Câu 24. Thực vật ở nước ta rất phong phú, vậy vì sao chúng ta còn cần phải trồng thêm cây và bảo vệ chúng ?

A. Vì thực vật là nguồn thức ăn của nhiều động vật, góp phần tạo ra sự cân bằng sinh thái trong sinh giới.

B. Vì thực vật mang lại bóng râm, giúp điều hoà không khí thông qua việc làm mát và hấp thụ khí cacbônic, thải khí ôxi.

C. Vì thực vật cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm và nguyên vật liệu cho hoạt động sống của con người.

D. Tất cả các phương án đưa ra.

Câu 25. Cây nào dưới đây không được xếp vào nhóm thực vật có hoa ?

A. Cây dương xỉ

B. Cây bèo tây

C. Cây chuối

D. Cây lúa

Câu 26. Cây nào dưới đây có hạt nhưng không có quả ?

A. Cây chuối      B. Cây ngô

C. Cây thông      D. Cây mía

Câu 27. Nhóm các cơ quan sinh sản của thực vật không bao gồm thành phần nào dưới đây ?

A. Hạt      B. Hoa

C. Quả      D. Rễ

Câu 28. Hạt là cơ quan sinh sản được tìm thấy ở loài thực vật nào dưới đây ?

A. Rêu      B. Thìa là

C. Dương xỉ      D. Rau bợ

Câu 29. Cơ quan nào dưới đây chỉ có ở thực vật có hoa ?

A. Quả      B. Hạt

C. Rễ      D. Thân

Câu 30. Nhóm nào dưới đây gồm những thực vật không có hoa ?

A. Rêu, mã đề, mồng tơi, rau ngót.

B. Lá lốt, kinh giới, húng quế, diếp cá.

C. Mía, tre, dương xỉ, địa tiền.

D. Hoàng đàn, thông, rau bợ, dương xỉ.

Đáp án

1. A 2. C 3. C 4. B 5. D
6. A 7. C 8. D 9. D 10. B
11. A 12. A 13. B 14. A 15. C
16. D 17. A 18. C 19. A 20. B
21. C 22. A 23. A 24. D 25. A
26. C 27. D 28. B 29. A 30. D

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
CenaZero♡
07/04/2018 11:16:34

Chương 1: Nguyên tử

Đề kiểm tra số 1

Câu 1: Cho biết lựa chọn nào dưới đây có sự kết hợp đúng giữa tên nhà khoa học và công trình nghiên cứu của họ.

ATôm-sơn (Thomson)Tìm ra hạt nơtron trong hạt nhân
BBo (Bohr)Tìm ra hạt proton trong hạt nhân
CRơ-dơ-pho (Rutherford)Tìm ra hạt nhân nguyên tử
DChat-uých (Chadwick)Tìm ra hạt electron

Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Nguyên tử nhẹ nhất là hidro.

B. Khối lượng nguyên tử hidro xấp xỉ bằng khối lượng của hạt proton và nowtron.

C. Các hạt cơ bản có khối lượng xấp xỉ bằng nhau.

D. Điện tích của hạt electron và hạt proton là điện tích nhỏ nhất được biết đến trong tự nhiên.

Câu 3: Trong nguyên tử, lớp electron có mức năng lượng thấp nhất là

A. P.    B. K.    C. L.    D. M.

Câu 4: Số electron tối đa trong lớp N là

A. 2.    B. 8.    C. 18.    D. 32.

Câu 5: Agon có ba đồng vị có số khối lần lượt là 36, 38 và A. Thành phần phần tram số nguyên tử của các đồng vị tương ứng bằng: 0,34% ; 0,06% ; 99,60%. Nguyên tử khối trung bình của agon là 39,98. Giá trị của A là

A. 40.    B. 37.    C. 35.    D. 41.

Câu 6: Các phân lớp electron có trong lớp M là

A. 2s, 2p.

B. 3s, 3p, 3d.

C. 4s, 4p, 4d, 4f.

D. 1s.

Câu 7: Nguyên tố X có kí hiệu nguyên tử là 919X. Kết luận nào sau đây về cấu tạo nguyên tử X là đúng?

Số protonSố khốiPhân bố electron trong từng lớp
A9192/7
B9192/8/8/1
C1992/7
D1992/8/8/1

Câu 8: Một nguyên tố A có kí hiệu nguyên tử là 56137A. Nguyên tố này tạo được ion có dạng A2+. Số proton, nơtron và electron rong ion này lần lượt là

A. 58, 79, 56.

B. 56, 81, 54.

C. 58, 77, 56.

D. 56, 79, 54.

Câu 9: Một nguyên tố X có 4 đồng vị bền với hàm lượng % lần lượt như sau:

Đồng vị54X56X57X58X
Hàm lượng (%)5,7891,722,220,28

Nguyên tử khối trung bình của X là

A. 56,25.    B. 55,91.    C. 56,00.    D. 55,57.

Câu 10: Hợp chất MXa có tổng số proton là 58. Trong hạt nhân M, số nowtron nhiều hơn số proton là 4. Trong hạt nhân X, số proton bằng số nowtron. Phân tử khối của MXa

A. 116.    B. 120.    C. 56.    D. 128.

Đáp án

1. C2. C3. B4. D5. A6. B7. A8. B9. B10. B

Câu 4:

Số electron tối đa trong phân lớp thứ n là 2n2 .

Câu 5:

Từ công thức tính nguyên tử khối trung bình: Bài tập trắc nghiệm Hóa 10 | Câu hỏi trắc nghiệm Hóa 10

=> A= 40.

Câu 9:

Bài tập trắc nghiệm Hóa 10 | Câu hỏi trắc nghiệm Hóa 10

Câu 10:

Ta có số proton của MXa là: pM + a.px = 58

Mặt khác: nM - pM = 4, nX = pX

Coi phân tử khối xấp xỉ bằng số khối.

Vậy phân tử khối của MXa là:

pM + nM+ a(pX + nX) = 2pM+ 2apX + 4 = 120

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Sinh học Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư