Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Câu 1 : (0,5 điểm). Vì sao trong các thế kỷ X-XV, thương nghiệp nước ta mở rộng và phát triển?
A. Nhờ sự phát triển của nông nghiệp và thủ công nghiệp
B. Đất nước được độc lập và thống nhất
C. Nhà nước quan tâm hàng đầu đến nông nghiệp
D. Câu A và B đúng
Câu 2 : (0,5 điểm). Địa danh nào trên đất nước ta thời Lý, Trần trở thành một đô thị lớn với nhiều phố phường và chợ ?
A. Thăng Long (Hà Nội)
B. Hội an (Quảng nam)
C. Lạch Trường (Thanh Hóa)
D. Tất cả các địa danh trên
Câu 3 : (0,5 điểm). Trên vùng biên giới VIệt –Trung, từ thời nào đã hình thành các điểm trao đổi hàng hóa?
A. Thời nhà Đinh – Tiền Lê
B. Thời nhà Lý
C. Thời nhà Trần
D. Thời nhà Hồ
Câu 4 : (0,5 điểm). Hãy điền vào chỗ trống
“ Từ sớm các thuyền buôn.....(A).....hay các nước .....(B)....đã qua lại buôn bán ở các vùng biển phía Bắc và miền Trung. Năm 1149, nhà Lý cho xây dựng....(C).....(Quảng Ninh) làm bến cảng trao đổi hàng hóa với nước ngoài”.
Câu 5 : (0,5 điểm). Sự bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân nửa sau thế kỷ XIV chứng tỏ điều gì?
A. Nhà nước đã suy yếu , không đảm nhận vai trò ổn định và phát triển đất nước
B. Nông dân đã giác ngộ và có ý thức dân tộc
C. Sự sụp đổ của nhà Lý, Trần là không thể tránh khỏi
D. Câu A và B đúng
Câu 6 : (0,5 điểm). Cuối thời nhà Trần, trong lúc đất nước loạn lạc, ai là người ban lệnh hạn chế việc chấp chiếm ruộng đất của quý tộc, địa chủ nhằm ổn định tình hình?
A. Trần Thánh Tông
B. Trần Nhân Tông
C. Hồ Quý Ly
D. Nguyễn Trãi
Câu 7 (4 điểm). Hãy nêu những biểu hiện nói lên sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Lý- Trần, Lê sơ
Câu 8 (3 điểm). Sự phân hóa xã hội ở thế kỷ XIV dẫn đến hậu quả gì?
Đáp án và hướng dẫn giải
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đáp án | D | A | B | A. Trung Quốc; B. Phương Nam. C. Vân Đồn | A | C |
Câu 7 : Những biểu hiện nói lên sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Lý – Trần, Lê sơ:
* Thủ công nghiệp:
- Trong nhân dân, các nghề thủ công như đúc đồng, rèn sắt, làm đồ gốm sứ, ươm tơ, dệt lụa tiếp tục phát triển, chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao. Đồ gốm tráng men ngọc, men xanh độc đáo, in hình người, hình thú, hoa lá….được trao đổi khắp nơi. Gạch trang trí hoa, rồng được bán và phục vụ xây dựng. Các nghề tô tượng, chạm khắc đá, làm đồ vàng bạc, trang sức, làm giấy, nhuộm vải…đều phát triển.
- Nhà nước Đinh, Tiền lê, Lý – trần, Lê sơ đều thành lập các xưởng thủ công (gọi là Cục Bách tác) để rèn đúc vũ khí, tiền, đóng thuyền bè, may mũ áo cho vua quan, góp phần xây dựng các cung điện, chùa chiền, đền đài.
* Thương nghiệp:
- Việc giao lưu buôn bán giữa các làng, các vùng ngày càng nhộn nhịp, hàng hóa phong phú. Các chợ làng, chợ huyện được hình thành, Một sứ giả nhà Nguyên sang nước ta đã viết: “Trong xóm làng thường có chợ, cứ hai ngày họp một phiên hàng hóa trăm thứ, bày la liệt”/
- Trên vùng biên giới Việt –Trung, từ thời Lý đã hình thành các địa điểm trao đổi hàng hóa. Lái buôn hai nước đem đủ thứ lụa là, vải vóc, ngà voi, giấy, ngọc, vàng…đến trao đổi. Thuyền buôn các nước phương Nam như Gia-va, Xiêm, Ấn Độ cũng thường qua lại mua bán ở các cửa biển Đông Bắc. Năm 1149, nhà Lý cho lập trang Vân Đồn (Quảng Ninh) làm vùng hải cảng trao đổi hàng hóa với nước ngoài. Lạch Trường (Thanh Hóa) cũng là một vùng hải cảng buôn bán.
Câu 8 : Sự phân hóa xã hội ở thế kỷ XIV dẫn đến hậu quả:
- Thế kỷ X mở đầu thời kỳ độc lập cũng là mở đầu quá trình phong kiến hóa của xã hội Việt Nam:
+ Tầng lớp địa chủ ngày càng gia tăng.
+ Quý tộc, địa chủ ngày càng chấp chiếm nhiều ruộng đất.
+ Nhân dân nhiều người nghèo khổ phải bán ruộng đất, bán con cái làm nô tì. + Tình trạng phân hóa giàu nghèo càng tăng cao ở cuối thế kỷ XIII và thế kỷ XIV.
- Vào nửa sau thế kỷ XIV, một số vua Trần và quan chức cao cấp chỉ lo ăn chơi xa xỉ, không quan tâm đến cuộc sống nhân dân. Nạn đói liên tục xảy ra. Mâu thuẫn giai cấp trở nên gay gắt.
- Đến thế kỷ XII, đặc biệt là thế kỷ XIII, XIV trong xã hội tình trạng giàu nghèo ngày càng gia tăng, nhà nước không giải quyết được đời sống nông dân rất khó khăn. Từ đó, dẫn đến hậu quả, cuộc đấu tranh của nông dân chống lại nhà nước phong kiến. Nhà Trần suy vong, Hồ Quý Ly thực hiện cuộc cải cách lớn để cứu vãn tình thế - nhà Hồ được thành lập.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |