Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão vừa thể hiện hào khí Đông Á vừa cho người đọc cảm nhận sâu sắc vẻ đẹp trong tâm hồn của tác giả. Hãy làm sáng tỏ nhận xét trên

3 trả lời
Hỏi chi tiết
514
1
0
doan man
09/12/2018 21:21:51
Nhà văn Nguyễn Trung Thành khi nhìn lại cả một chiều dài lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta đã cảm khái mà thốt lên rằng: “Nếu như phải vẽ lại lịch sử Việt Nam thỉ trang nào cũng phải vẽ một thanh gươm tự vệ và tô đậm một màu máu” ‘Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần, Lê bao đời gây nền độc lập” (Nguyễn Trãi) có triều đại nào không phải kinh qua những cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm, có thời đại nào không vang dội những chiến thắng nức lòng, có người dân của thời đại nào mà không sôi sục trong huyết quản một dòng máu yêu quê hương tha thiết? Hào khí Đông A, hiểu theo chiết tự, là hào khí của thời đại nhà Trần, nhưng hào khí ấy bắt nguồn từ lịch sử xa xưa các vua Hùng dựng nước và trực tiếp bắt nguồn từ chiến thắng của Ngô Quyển với quân Nam Hán (938), chiến thắng của Lí Thường Kiệt (1076). Hào khí âm vang lan truyền tới mãi mãi sau này, trong niềm kiêu hãnh dân tộc của người dân đất Việt.
Làm sao có thể lí giải được một dân tộc nhỏ bé, một đất nước bé nhỏ lại có thể ba lần chiến thắng quân Nguyên Mông - một đế quốc hùng mạnh và hung hãn nhất của thời bấy giờ, đi tới đâu là gieo rắc sự chết chóc cho mọi sinh linh tới đó: “Vó ngựa quân Nguyên Mông đi tói đâu, thì cỏ không còn mọc được”, nếu như không nghe qua những lời thơ hùng tráng của các thi sĩ - tướng sì, hay chỉ là một kẻ khách không thôi, cũng đượm một hào khí Đông A, cũng ngùn ngụt một niềm kiêu hãnh, tự hào không hề che giấu.
Hoành sóc giang sơn cáp kỉ thu
Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu.
(Múa giáo non sông trải mấy thâu
Ba quân hùng khí át sao Ngưu)
(Thuật hoài - Phạm Ngũ Lão).
Câu thơ dịch là Múa giáo, không sát với nguyên bản và vì thế đã giảm mất tự thể “hoành sóc” hiên ngang của người tráng sĩ. Hoành sóc (cắp ngang ngọn giáo) thể hiện tư thế của người tráng sĩ, một tư thế ung dung đĩnh đạc, vừa tĩnh lại vừa động, vừa điềm đạm lại vừa hào hứng, thách thức. Đó là tư thế của một dân tộc biết được sức mạnh của mình và sức mạnh đó đã được trải qua bao cuộc thử thách, một tư thế vững vàng không thể lay chuyển được. Từ thế đứng của một tráng sĩ mà thấy thế đứng cả dân tộc, từ sức mạnh của một người mà thấy được sức mạnh của cả dân tộc, cả quân đội:
Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu.
Từ một thế đứng hiên ngang, câu thơ bỗng vút lên một ý tưởng lãng mạn, hay nói đúng hơn là tư một thế đứng, điệu thơ đã thăng hoa một cách rực rỡ và tỏa sáng hào quang lên tận trời xanh, át cả ánh sáng của sao Ngưu, sao Đầu, những ngôi sao sáng nhất theo quan niệm của người xưa.
Trong thơ ca cổ điển, cái tôi thường ít được nói tới và những tâm trạng uẩn khúc của riêng một con người cũng hầu như không xuất hiện. Thế nhưng Phạm Ngũ Lão đã nói lên tâm sự của chính mình một cách thẳng thắn và cao đẹp:
Nam Nhi vị liễu công danh trái
Tu chính nhân gian thuyết Vũ Hầu
(Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu).
Đó là nỗi thẹn vì chưa trả được nợ công danh, nợ anh hùng nay trả nay vay, chưa báo đền nợ trước, bực vì sức mạnh không được như Gia Cát Lượng giúp nhà Hán ngày xưa, một nỗi thẹn thật đáng quý.
Hào khí Đông A đâu chỉ thể hiện ở lòng yêu nước căm thù giặc, tinh thần quật khởi lòng tự hào dân tộc. Nó còn nằm trong những khía cạnh tâm sự sâu kín của con người, là tâm sự đáng yêu của một chàng trai đất Việt, cũng là tâm trạng của thế hộ thanh niên thời bấy giờ, lúc nào cũng canh cánh thù nhà nợ nước, cũng đặt trách nhiệm gánh vác sự an nguy của đất nước trên đôi vai của chính mình. Hào khí ấy đã làm nên những chiến thắng lẫy lừng để rồi mai sau, người dân nào đi qua những mảnh đất thiêng liêng của chiến địa cũng thấy dậy lên trong mình một hào khí của dân tộc. Đó cũng là cảm hứng làm nên sự bat hủ của bài Bạch Đẳng giang phú của Trương Hán Siêu.
Bài Bạch Đằng giang phú được làm cuối đời Trần, lúc mà chế độ phong kiến nhà Trần đang dán dần đi vào con đường suy thoát, nhưng giữa cảm hứng bi tráng của bài phú, vẫn vút lên một khí thế hào hùng của dân tộc, niềm say sưa và tự hào không gì che giấu nổi trước những chiến công. Thế mới biết hào khí Đông A có sức âm vang và lay động lòng người tới mức nào.
Tinh thần thượng võ ở thời trung cổ không phải là không có những nét đẹp và khi nó đi vào thơ phú của Trương Hán Siêu để được hòa quyện với lòng tự hào dân tộc, nó đã làm nên bức tranh tuyệt đẹp, cái đẹp của sự hào hùng:
Thuyền bè muôn đội
Tinh kì phất phới
Tì hổ ba quân
Giáo gươm sáng chói
Trận đánh thư hùng chửa phàn
Chiến lũy Nam Bắc chống đối.
Nhà thơ say sưa với trận đánh lịch sử như chính là đang sống với chiến cuộc, những nét bút tung hoành thể hiện một sự cảm khoái cực độ:
Khấc nào
Trận Xích Bích quân Tào Tháo tan tác tro bay
Trận Hợp Phì, giặc Bồ Kiên hoàn toàn chết trụi.
Và nếu như ở Thuật hoài, niềm tự hào của Phạm Ngũ Lão bốc đầy hùng khí thì ở Bạch Đằng giang phú, niềm tự hào đã chín một cách đằm thắm và vĩnh hằng, gắn với sự tồn tại của tự nhiên:
Đến nay sông nước tuy chảy hoài Mà nhục quân thù không rửa nổi.
Sông nước chảy hoài, dòng chảy của tự nhiên, của lịch sử, của thời gian, dòng chảy ấy không xóa đi mãi mãi lại âm vang của hào khí Đông A, cũng như lưu lại vết nhục của quân thù và niềm tự hào của mỗi người dân chúng ta.
Xuyên suốt qua hai tác phẩm Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão và Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu là một tinh thần quật khởi, một tình yêu đất nước mãnh liệt, một lòng căm thù giặc sâu sắc và một niềm kiêu hãnh tự hào dân tộc nức lòng người. Nhưng nói như vậy không có nghĩa dân tộc ta ưu thích chiến tranh, thích đổ máu, mà ngược lại, hơn bao giờ hết, hào khí Đông A được xây dựng trên nền tảng nhân nghĩa của cha ông ta:
Giặc tan muôn thuở thanh bình Bài đầu đất hiểm cốt mình đất cao Hoàng sóc giang sơn cáp kỉ thâu Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu.
Chính vì tư thế Hoàng sóc vừa vững chãi vừa uy nghi ấy cũng nói lên thế cắp ngang ngọn giáo đứng hiên ngang đẹp đẽ của dân tộc ta bởi vì chúng ta chiến đấu là để bảo vệ non sông gấm vóc, bảo vệ hòa bình.
Có cắt nghĩa như vậy ta mới lí giải được vì sao hào khí Đông A lại có một sức lâu bền như vậy, và mới hiểu tại sao mà Nguyễn Trãi, Lê Lợi sau này lại làm nên những chiến công cũng hiển hách như vậy. Hào khí Đông A sống mãi trong lịch sử, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hơn một trăm năm sau sự ra đời của Bạch Đằng giang phú hào khí ấy vẫn vọng lên trong bài thơ Qua cửa Hàm Tử của Trần Lâu:
Trống chiêng rung động, sông dồn sóng Cờ quạt tung bay, trúc rẽ nhàng Cổ chinh hùng dũng trào cao thấp Kì bái sân sỉ trúc ảnh tà.
Và dù ở bài thơ nào, Thuật hoài, Bạch Đằng giang phú hay Qua cửa Hàm Tử thì hào khí Đông A vẫn được bày tỏ một cách hết sức tự nhiên, bởi nó đã thấm vào máu thịt của từng người dân đất Việt, nó là tâm huyết, là dòng máu nóng sục sôi trong từng huyết quản những người dân đã khắc hai chữ Sát Thát vào cánh tay mình trong cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên Mông thế kỉ XIII.
Và bây giờ, khi đọc lại tác phẩm Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão và Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu, ta như thấy được cả một rừng cánh tay vung lên, cánh tay nào cũng chích hai chữ Sát Thát đỏ thắm như máu, ta thấy lại được cái hùng khí của cả một thế hệ anh hùng, một thời đại anh hùng. Trong công cuộc dựng xây đất nước hôm nay, dân tộc như được tiếp nhận thêm sức mạnh bởi hào khí Đông A thuở trước.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Phạm Thu Thuỷ
09/12/2018 21:23:34
Nhà văn Nguyễn Trung Thành khi nhìn lại cả một chiều dài lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta đã cảm khái mà thốt lên rằng: “Nếu như phải vẽ lại lịch sử Việt Nam thỉ trang nào cũng phải vẽ một thanh gươm tự vệ và tô đậm một màu máu” ‘Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần, Lê bao đời gây nền độc lập” (Nguyễn Trãi) có triều đại nào không phải kinh qua những cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm, có thời đại nào không vang dội những chiến thắng nức lòng, có người dân của thời đại nào mà không sôi sục trong huyết quản một dòng máu yêu quê hương tha thiết? Hào khí Đông A, hiểu theo chiết tự, là hào khí của thời đại nhà Trần, nhưng hào khí ấy bắt nguồn từ lịch sử xa xưa các vua Hùng dựng nước và trực tiếp bắt nguồn từ chiến thắng của Ngô Quyển với quân Nam Hán (938), chiến thắng của Lí Thường Kiệt (1076). Hào khí âm vang lan truyền tới mãi mãi sau này, trong niềm kiêu hãnh dân tộc của người dân đất Việt.
Làm sao có thể lí giải được một dân tộc nhỏ bé, một đất nước bé nhỏ lại có thể ba lần chiến thắng quân Nguyên Mông - một đế quốc hùng mạnh và hung hãn nhất của thời bấy giờ, đi tới đâu là gieo rắc sự chết chóc cho mọi sinh linh tới đó: “Vó ngựa quân Nguyên Mông đi tói đâu, thì cỏ không còn mọc được”, nếu như không nghe qua những lời thơ hùng tráng của các thi sĩ - tướng sì, hay chỉ là một kẻ khách không thôi, cũng đượm một hào khí Đông A, cũng ngùn ngụt một niềm kiêu hãnh, tự hào không hề che giấu.
Hoành sóc giang sơn cáp kỉ thu
Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu.
(Múa giáo non sông trải mấy thâu
Ba quân hùng khí át sao Ngưu)
(Thuật hoài - Phạm Ngũ Lão).
Câu thơ dịch là Múa giáo, không sát với nguyên bản và vì thế đã giảm mất tự thể “hoành sóc” hiên ngang của người tráng sĩ. Hoành sóc (cắp ngang ngọn giáo) thể hiện tư thế của người tráng sĩ, một tư thế ung dung đĩnh đạc, vừa tĩnh lại vừa động, vừa điềm đạm lại vừa hào hứng, thách thức. Đó là tư thế của một dân tộc biết được sức mạnh của mình và sức mạnh đó đã được trải qua bao cuộc thử thách, một tư thế vững vàng không thể lay chuyển được. Từ thế đứng của một tráng sĩ mà thấy thế đứng cả dân tộc, từ sức mạnh của một người mà thấy được sức mạnh của cả dân tộc, cả quân đội:
Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu.
Từ một thế đứng hiên ngang, câu thơ bỗng vút lên một ý tưởng lãng mạn, hay nói đúng hơn là tư một thế đứng, điệu thơ đã thăng hoa một cách rực rỡ và tỏa sáng hào quang lên tận trời xanh, át cả ánh sáng của sao Ngưu, sao Đầu, những ngôi sao sáng nhất theo quan niệm của người xưa.
Trong thơ ca cổ điển, cái tôi thường ít được nói tới và những tâm trạng uẩn khúc của riêng một con người cũng hầu như không xuất hiện. Thế nhưng Phạm Ngũ Lão đã nói lên tâm sự của chính mình một cách thẳng thắn và cao đẹp:
Nam Nhi vị liễu công danh trái
Tu chính nhân gian thuyết Vũ Hầu
(Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu).
Đó là nỗi thẹn vì chưa trả được nợ công danh, nợ anh hùng nay trả nay vay, chưa báo đền nợ trước, bực vì sức mạnh không được như Gia Cát Lượng giúp nhà Hán ngày xưa, một nỗi thẹn thật đáng quý.
Hào khí Đông A đâu chỉ thể hiện ở lòng yêu nước căm thù giặc, tinh thần quật khởi lòng tự hào dân tộc. Nó còn nằm trong những khía cạnh tâm sự sâu kín của con người, là tâm sự đáng yêu của một chàng trai đất Việt, cũng là tâm trạng của thế hộ thanh niên thời bấy giờ, lúc nào cũng canh cánh thù nhà nợ nước, cũng đặt trách nhiệm gánh vác sự an nguy của đất nước trên đôi vai của chính mình. Hào khí ấy đã làm nên những chiến thắng lẫy lừng để rồi mai sau, người dân nào đi qua những mảnh đất thiêng liêng của chiến địa cũng thấy dậy lên trong mình một hào khí của dân tộc. Đó cũng là cảm hứng làm nên sự bat hủ của bài Bạch Đẳng giang phú của Trương Hán Siêu.
Bài Bạch Đằng giang phú được làm cuối đời Trần, lúc mà chế độ phong kiến nhà Trần đang dán dần đi vào con đường suy thoát, nhưng giữa cảm hứng bi tráng của bài phú, vẫn vút lên một khí thế hào hùng của dân tộc, niềm say sưa và tự hào không gì che giấu nổi trước những chiến công. Thế mới biết hào khí Đông A có sức âm vang và lay động lòng người tới mức nào.
Tinh thần thượng võ ở thời trung cổ không phải là không có những nét đẹp và khi nó đi vào thơ phú của Trương Hán Siêu để được hòa quyện với lòng tự hào dân tộc, nó đã làm nên bức tranh tuyệt đẹp, cái đẹp của sự hào hùng:
Thuyền bè muôn đội
Tinh kì phất phới
Tì hổ ba quân
Giáo gươm sáng chói
Trận đánh thư hùng chửa phàn
Chiến lũy Nam Bắc chống đối.
Nhà thơ say sưa với trận đánh lịch sử như chính là đang sống với chiến cuộc, những nét bút tung hoành thể hiện một sự cảm khoái cực độ:
Khấc nào
Trận Xích Bích quân Tào Tháo tan tác tro bay
Trận Hợp Phì, giặc Bồ Kiên hoàn toàn chết trụi.
Và nếu như ở Thuật hoài, niềm tự hào của Phạm Ngũ Lão bốc đầy hùng khí thì ở Bạch Đằng giang phú, niềm tự hào đã chín một cách đằm thắm và vĩnh hằng, gắn với sự tồn tại của tự nhiên:
Đến nay sông nước tuy chảy hoài Mà nhục quân thù không rửa nổi.
Sông nước chảy hoài, dòng chảy của tự nhiên, của lịch sử, của thời gian, dòng chảy ấy không xóa đi mãi mãi lại âm vang của hào khí Đông A, cũng như lưu lại vết nhục của quân thù và niềm tự hào của mỗi người dân chúng ta.
Xuyên suốt qua hai tác phẩm Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão và Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu là một tinh thần quật khởi, một tình yêu đất nước mãnh liệt, một lòng căm thù giặc sâu sắc và một niềm kiêu hãnh tự hào dân tộc nức lòng người. Nhưng nói như vậy không có nghĩa dân tộc ta ưu thích chiến tranh, thích đổ máu, mà ngược lại, hơn bao giờ hết, hào khí Đông A được xây dựng trên nền tảng nhân nghĩa của cha ông ta:
Giặc tan muôn thuở thanh bình Bài đầu đất hiểm cốt mình đất cao Hoàng sóc giang sơn cáp kỉ thâu Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu.
Chính vì tư thế Hoàng sóc vừa vững chãi vừa uy nghi ấy cũng nói lên thế cắp ngang ngọn giáo đứng hiên ngang đẹp đẽ của dân tộc ta bởi vì chúng ta chiến đấu là để bảo vệ non sông gấm vóc, bảo vệ hòa bình.
Có cắt nghĩa như vậy ta mới lí giải được vì sao hào khí Đông A lại có một sức lâu bền như vậy, và mới hiểu tại sao mà Nguyễn Trãi, Lê Lợi sau này lại làm nên những chiến công cũng hiển hách như vậy. Hào khí Đông A sống mãi trong lịch sử, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hơn một trăm năm sau sự ra đời của Bạch Đằng giang phú hào khí ấy vẫn vọng lên trong bài thơ Qua cửa Hàm Tử của Trần Lâu:
Trống chiêng rung động, sông dồn sóng Cờ quạt tung bay, trúc rẽ nhàng Cổ chinh hùng dũng trào cao thấp Kì bái sân sỉ trúc ảnh tà.
Và dù ở bài thơ nào, Thuật hoài, Bạch Đằng giang phú hay Qua cửa Hàm Tử thì hào khí Đông A vẫn được bày tỏ một cách hết sức tự nhiên, bởi nó đã thấm vào máu thịt của từng người dân đất Việt, nó là tâm huyết, là dòng máu nóng sục sôi trong từng huyết quản những người dân đã khắc hai chữ Sát Thát vào cánh tay mình trong cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên Mông thế kỉ XIII.
Và bây giờ, khi đọc lại tác phẩm Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão và Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu, ta như thấy được cả một rừng cánh tay vung lên, cánh tay nào cũng chích hai chữ Sát Thát đỏ thắm như máu, ta thấy lại được cái hùng khí của cả một thế hệ anh hùng, một thời đại anh hùng. Trong công cuộc dựng xây đất nước hôm nay, dân tộc như được tiếp nhận thêm sức mạnh bởi hào khí Đông A thuở trước.
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
10/12/2018 07:21:57
Phạm Ngũ Lão là một trong những danh tướng nước ta thời nhà Trần. Ông không viết thơ nhiều nhưng tác phẩm của ông đều để lại những dấu ấn riêng. Bài thơ "Thuật hoài" hay còn gọi là "tỏ lòng" là một tác phẩm nổi tiếng của Phạm Ngũ Lão thể hiện tình yêu nước nồng nàn cùng niệm tự hào và khát vọng cống hiến khi tổ quốc bị xâm lăng.
"Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu
Tam quân kỳ hổ khí thôn ngưu
Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu"
Bài thơ tỏ lòng được sáng tác bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật, tuy ngắn gọn với bốn câu thơ nhưng lại mang nhiều hàm ý sâu sắc.
Mở đầu bài thơ, Phạm Ngũ Lão đã tái hiện hình ảnh quân đội nhà Trần manh mẽ, oai phong thời ấy trên con đường đánh đuổi giặc ngoại xâm:
"Hoàng sóc giang sơn kháp kỉ thu
Tam quân kỳ hổ khí thôn ngưu"
(Múa giáo non sông trải mấy thu
Ba quân khí mạng nuốt trôi trâu)
Hình ảnh người tráng sĩ thời Trần hiện lên trong câu thơ thật oai phong, lẫm liệt qua hình ảnh cây "giáo". Tư thế của người tráng sĩ hiên ngang ấy được đặt trong không gian rộng lớn của "giang sơn" và thời gian dài "kháp kỉ thu". Câu thơ thể hiện sức mạnh khỏe khoắn, tư thế hiên ngang sẵn sàng chiến đấu của người tráng sĩ xưa. Người tráng sĩ ấy đứng giữa non sông đất nước hùng vĩ, luôn vững vàng bảo vệ tổ quốc đã mấy thu rồi. Hình ảnh con người hiện lên thật đẹp đẽ, oai phong như vẽ lên một bức tượng đài bất tận về tráng sĩ oai hùng thời Trần.
Không chỉ hình ảnh một tráng sĩ hiện lên oai hùng, mà cả "tam quân" thời Trần được khắc họa thật mạnh mẽ phi thường. Hình ảnh ẩn dụ, phóng đại "hổ khí thôn ngưu" là một hình ảnh đẹp, mang tầm vóc lớn. "Hổ khí thôn ngưu" mang ý nghĩa như hổ báo "nuốt trôi trâu" có ý nghĩa lớn trong việc tái hiện khí thế hào hùng của đội quân nhà Trần. Hiện lên trong tâm trí người đọc là ba đội quân hùng hậu, đông đảo với sức mạnh to lớn đang ra quân ào ào và khát vọng chiến đấu hết mình cho giang sơn đất nước. Khí thế hào hùng này là khí thế của một thời hào khí Đông A , gợi cho ta nhớ đến những câu oai hùng trong bài Hịch tướng sĩ thời Trần "Ta thường tới bữa quên ăn , nữa đêm vỗ gối , ruột đau như cắt , nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng".
Với hào khí của một thời chiến đấu oai hùng, bảo vệ từng mảnh đất cho giang sơn đất nước, Phạm Ngũ Lão tiếp tục nói lên những suy nghĩ của bản thân về trí làm trai thời ấy:
"Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu"
(Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu)
Phạm Ngũ Lão đã nhắc đến món nợ công danh "công danh trái". Đối với những người nam nhi sống trong thời đại xưa, con đường công danh vô cùng quan trọng. "Nợ công danh" ở đây không phải là công danh tầm thường, ích kỷ cho riêng bản thân mình. Mà nó chính là món nợ lớn với đất nước, là ý trí và tài năng của một người nam tử hán đại trượng phu, đầu đội trời chân đạp đất, dám hi sinh vì nghĩa lớn, vì sự nghiệp chung của toàn dân tộc. Qua câu thơ, Phạm Ngũ Lão đã thể hiện nỗi lòng, khát khao của bản thân muốn cống hiến nhiều hơn nữa cho giang sơn, đất nước để trả món nợ công danh của trí làm trai. Nhà thơ Nguyễn Công Trứ cũng từng có nhiều vần thơ hay khi nói về "phận sự làm trai" :
"Vũ trụ chức phận nội
Đấng trượng phu một túi kinh luân.
Thượng vị đức, hạ vị dân,
Sắp hai chữ "quân, thân" mà gánh vác"
Phạm Ngũ Lão đã là một danh tướng, có công lớn với đất nước với thời nhà Trần. Vậy mà ông vẫn luôn cảm thấy hổ thẹn khi nghe "thuyết Vũ Hầu". Ông đã khéo léo khi nhắc đến một người dung trí đa mưa là Gia Cát Lượng trong thời Tam Quốc để thể hiện nỗi thẹn của mình. Ông thẹn bởi chưa đủ tài cao, mưu trí như Gia Cát Lượng. Nhưng cái "thẹn" ấy lại càng làm toát lên nhân cách cao đẹp trong con người Phạm Ngũ Lão. Câu thơ thể hiện một khát khao cháy bỏng của bị tướng có tài, muốn cống hiến hết mình trong sự nghiệp chung của đất nước. Đó là trí khí anh hùng của một vị tướng vừa có tâm, vừa có tầm đáng kính trọng.
Chỉ với bốn câu thơ ngắn gọn, lời thơ đanh thép, hào hùng, hình ảnh thơ độ đáo, nhịp thơ khi nhanh mạnh rứt khoát, lúc lại chậm rãi như những dòng suy tư. Bài thơ đã gợi lên một thời hào hùng của cả dân tộc thời đại nhà Trần cùng ý trí sục sôi chiến đấu của người tráng sĩ và mong muốn cống hiến hết mình cho đất nước của danh tướng Phạm Ngũ Lão. Bài thơ cùng thời đại này có cách xa chúng ta hàng bao nhiêu thế kỷ nhưng vẫn để lại những âm vang lớn trong trái tim triệu triệu người đọc.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo