Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
1. Hãy đến khám nha sĩ ít nhất 2 lần/năm. Bác sĩ có thể phát hiện ra những hốc nhỏ hoặc các tổn thương và không cần những thủ thuật xâm lấn, cho dù tổn thương ở trong răng hoặc các phần khác trong khoang miệng.
2. Kiểm soát mảng bám răng là cách hiệu quả nhất để không bị sâu răng; hãy dùng bàn chải, chỉ tơ nha khoa và sử dụng nước súc miệng có chứa fluoride.
3. Nếu bạn cảm thấy đau răng, hãy gặp nha sĩ càng sớm càng tốt; bạn có thể vẫn giữ được răng mà không cần điều trị tủy nếu tổn thương không đến tủy.
4. Chế độ ăn uống nhiều đồ ngọt sẽ gây sâu răng. Nhưng quan trọng nhất, tần suất ăn uống tác động lớn hơn. Thí dụ, nếu bạn ăn sôcôla 5 lần mỗi ngày, bạn dễ bị sâu răng hơn ăn sôcôla 1 lần/ngày.
5. Nên đưa trẻ đến nha sĩ ngay khi chúng có răng (khoảng 6 tháng tuổi). Đừng chờ đến khi trẻ mọc đủ tất cả các răng. Nha sĩ có thể giúp đỡ và hướng dẫn bạn biết cách để chăm sóc răng cho trẻ.
6. Đặt thuốc aspirin vào răng đau sẽ gây loét niêm mạc miệng.
7. Trong trường hợp chấn thương răng như bị bật răng... không lau răng nếu nó bị rơi xuống đất vì bạn có thể làm hỏng tế bào chân răng. Để việc này cho nha sĩ của bạn. Bạn có một khoảng thời gian vàng từ 30-60 phút. Sau khoảng thời gian đó, khả năng trồng lại thành công chiếc răng bị bật sẽ giảm.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |