BÀI LÀM
Bằng Việt tên là Nguyễn Việt Bằng, sinh năm 1941, quê ở Thạch Thất, Hà Tây. Ông thuộc thế hệ thi sĩ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Phong cách thơ Bằng Việt trẻ trung, vui tươi, hồn nhiên. Một số tác phẩm nổi bật của ông như: "Những khoảng trời", "Đất sau mưa", "Khoảng cách giữa lời". Bài thơ được sáng tác vào năm 1963 khi Bằng Việt đang đi du học ở nước ngoài và là một trong những sáng tác đầu tay của ông. Bài thơ được in trong tập “Hương cây – Bếp lửa” vào năm 1968. Bài thơ là những dòng hồi ức của tác giả về những ngày tháng được sống bên bà của mình và bếp lửa yêu thương. Có ý kiến cho rằng, bài thơ chứa đựng một triết lí thầm kín: những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.
Đầu tiên đó là hình tượng bếp lửa và bà. Hình ảnh bếp lửa tả thực được thể hiện qua câu thơ "Một bếp lửa chờn vờn sương sớm/Một bếp lửa ấp iu nồng đượm" là hình ảnh của bếp lửa trong tâm trí của nhà thơ trong những ngày thơ bé, sống bên bà. Đó là những ngày cùng bà nhóm bếp mỗi sáng sớm. Đồng thời, hình ảnh bếp lửa cũng cho thấy được sự vất vả, khó nhọc của bà khi nhóm lửa vào mỗi sáng sớm. Hình ảnh của bếp lửa không chỉ dừng lại ở những kỷ niệm bên bà mà nó còn là hình ảnh của ngọn lửa trong lòng bà, là ngọn lửa mà bà dành cho tổ quốc, dành cho con cháu. "Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn. Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng". Trong bà, vẫn luôn là sự mạnh mẽ, niềm tin và ý chí của một người phụ nữ VN dành cho con cháu của mình biết bao tình yêu thương và niềm hy vọng. Những tình yêu thương đó chính là hành trang để người cháu lớn lên và trưởng thành sau này. Tiếp theo, hành động "nhóm" mà tác giả gợi ra cũng đem đến nhiều suy ngẫm khác nhau. Từ "nhóm" trong bài được lặp lại nhiều lần và được sử dụng với cả nghĩa gốc và nghĩa chuyển. "Nhóm" nghĩa gốc là hành động làm ngọn lửa cháy to lên để đun nấu, làm chín thức ăn...."Nhóm" nghĩa chuyển là hành động nhen nhóm, nuôi dưỡng những tình cảm, những kỷ niệm đẹp trong người cháu ở những ngày tháng bên bà và bếp lửa ngày xưa. Bếp lửa của bà lúc nào cũng "ấp iu nồng đượm", lúc nào cũng đỏ lửa và ngập tràn tình yêu thương mà bà dành cho cháu. Bếp lửa ấy chính là điểm tựa trong ký ức, là tình yêu thương bà dành cho cháu những năm chiến tranh bố mẹ ko có ở bên. Không những vậy, bếp lửa của bà còn nhóm lên niềm yêu thương của những bữa khoai sắn ngọt bùi hay nồi xôi gạo ấm áp tình thương san sẻ. Và quan trọng nhất, bếp lửa của bà còn nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ. Nhớ về bà và nhớ về bếp lửa, tác giả trào dâng những kỷ niệm ngày xưa, những kỷ niệm khó khăn nhưng ấm áp khi được ở bên bà và bếp lửa. Để rồi, cuối cùng tác giả phải thốt lên "Ôi kỳ lạ và thiêng liêng- bếp lửa". Bếp lửa trong tác giả chứa đựng sự ấm áp và thiêng liêng đến kỳ lạ vì nó là nơi gắn liền với những kỷ niệm bên bà, những tình yêu thương mà bà dành cho cháu.
Tiếp theo đó là những hoài niệm về tuổi thơ của tác giả. Dòng ký ức của nhà thơ về bà và những tháng ngày được sống chung với bà đâu chỉ có bếp lửa. Đó là cuộc sống dù cho khó khăn thiếu thốn nhưng đứa trẻ vẫn được sống trong tình yêu thương đủ đầy mà bà mang lại. "Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe/Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học". Những tháng ngày sống bên bà chính là những ký ức tuổi thơ nồng nàn tình cảm và bồi hồi xúc động của tác giả. Hay cũng chính là thứ mà tác giả luôn hướng về dù cho có đi đâu về đâu. Tác giả cũng đã từng thương sự khó nhọc của bà để rồi thốt lên "Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà,
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?"
Tóm lại, bài thơ chứa đựng triết lý sâu sắc về vai trò nâng đỡ, bồi dưỡng tâm hồn của những ký ước tuổi thơ đối với sự trưởng thành của mỗi người. Dù cho sau này, người cháu có đi đâu về đâu thì những ký ức về bà, về bếp lửa vẫn luôn còn mãi, sống mãi chẳng thể nào quên của người cháu