Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Bằng 1 đoạn văn diễn dịch, em hãy nêu cảm nghĩ của em về bức tranh quê trong văn bản ''Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường''

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
512
2
1
Bảo
08/08/2019 20:34:15
Trần Nhân Tông là một vị vua yêu nước, anh hùng của dân tộc Việt nam, ông có vai trò vô cùng to lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông và khôi phục nền kinh tế nước nhà. Không chỉ là một vị vua tài ba mà Trần Nhân Tông còn là một vị vua có tinh thần thân dân nhất, có khả năng sáng tác thơ văn, nhiều tác phẩm thơ văn của ông giàu giá trị nội dung và được các nhà nghiên cứu đánh giá rất cao. Một trong số đó ta có thể kể đến tác phẩm thơ “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” hay còn có tên là Thiên trường vãn vọng.“Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” là một bài thơ mang đậm cảm hứng Phật giáo, bằng những ngôn ngữ, hình ảnh vô cùng bình dị, mộc mạc song Trần Nhân Tông đã vẽ ra được một bức tranh thiên nhiên vô cùng tươi đẹp, đồng thời qua đó cũng bộc lộ được tình cảm chân thành, da diết của nhà thơ dành cho quê hương, đất nước của mình. Là một vị vua nhưng Trần Nhân Tông luôn có sự thân dân, gắn bó với cuộc sống của người dân, vì vậy mà trong các tác phẩm thơ văn của ông thường xuất hiện những cảnh sắc tuyệt mĩ song rất đỗi giản dị, thân quen của không gian làng quê:Vì sự cảm nhận độc đáo của nhà thơ mà khung cảnh vốn rất đỗi bình dị và gần gũi với con người bỗng chốc trở lại mới lạ, thơ mộng và gợi cho người đọc một liên tưởng, cái thôn quê ấy như đi lạc vào trong cõi thần tiên. Không gian thôn xóm được trải ra mênh mông, bởi giới hạn không có sự xác định, ngoài điểm nhìn rõ nét nhất là vị trí của thôn làng, còn xung quanh bao bọc nó là những cảnh vật mờ ảo, không xác định. Thời gian mà nhà thơ Trần Nhân Tông nói đến trong bài thơ, đó là thời điểm chiều tà, là ranh giới giữa đêm và ngày, trong thời điểm đó, thông thường cái sắc hồng cam của những đám mây khi hoàng hôn sẽ bao phủ lấy không gian, nhưng ở đây nhà thơ lại một lần nữa mang đến cho người đọc một cảm nhận thật độc đáo. Bởi dưới bóng chiều tà, cảnh vật cũng trở nên nửa có, nửa không “Bóng chiều tà nửa không nửa có”, tức cảnh vật hiển hiện trước mặt nửa như thực lại nửa như vô.Bức tranh thiên nhiên của Trần Nhân Tông không chỉ được làm nổi bật bởi màu sắc mà còn được phác họa, mô phỏng bởi cả âm thanh, bởi trong không gian văng vẳng của tiếng sáo, những đứa trẻ chăn trâu đã lùa hết trâu về nhà. Ta có thể hiểu tiếng sáo ở đây là âm thanh phát ra của những chiếc sáo, do những đứa trẻ mục đồng thổi. Và trong không gian của chiều tà, cũng là lúc công việc của những đứa trẻ này kết thúc, chúng hò nhau dắt trâu về nhà. Trong không gian đầy rộn ràng của tiếng sáo, từng đôi cò trắng cùng nhau bay xuống ruộng. Thời điểm chiều tà không chỉ là lúc con người tạm ngừng lại mọi hoạt động mà các loài vật cũng vậy, chúng cùng nhau sà xuống cánh đồng để tìm chốn nghỉ. Ở hai câu thơ này, sự kết hợp giữa con người, thiên nhiên và loài vật thật hài hòa.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×