LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Bằng một đoạn văn tổng phân hợp khoảng 12 câu có sử dụng câu bị động, thành phần khởi ngữ và phép thế hãy trình bày cảm nhận của em về khổ đầu của bài thơ Ánh Trăng

2 trả lời
Hỏi chi tiết
4.065
1
0
mỹ hoa
27/03/2018 16:59:28
Nguyễn Duy thuộc thế hệ nhà thơ quân đội, trưởng thành trước cuộc kháng chiến chống Mĩ. Thơ ông giàu chất triết lí, thiên về chiều sâu nội tâm với những trăn trở, day dứt, suy tư. Bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy được sáng tác năm 1978, như 1 lời tâm sự chân thành, sâu lắng, lại như 1 lời nhắn nhủ thấm thía mà trước hết là tự nhắc nhở mình. Điều này được thể hiện rõ nét trong đoạn thơ dưới đây: “(trích dẫn đoạn thơ)”
Bài thơ là 1 câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian, từ quá khứ đến hiện tại. Trong dòng tự sự ấy, nhà thơ kể về mối quan hệ giữa nhà thơ và vầng trăng. Tác giả gợi lại những kỉ niệm đẹp, tình cảm gắn bó giữa con người và vầng trăng trong quá khứ (2 khổ đầu).
“Hồi nhỏ sống với đồng
với song rồi với biển
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ”
Bốn câu thơ gắn với giọng kể tâm tình (hồi nhỏ, hồi chiến tranh) gợi một quãng thời gian dài từ thời niên thiếu cho đến lúc trưởng thành. Cuộc sống vất vả gian lao nhưng gần gũi với thiên nhiên: với đồng, với ruộng, với bể, với rừng

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Quỳnh Anh Đỗ
27/03/2018 19:11:07
Vầng trăng dịu mát, sáng trong, vầng trăng huyền diệu tròn đầy tự bao giờ đã trở nên thân thương gắn bó với con người.Nếu vị thi tiên Lí Bạch khi xa quê đã không thể quên ánh trăng trên đỉnh núi Nga Mi: “Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương

Nếu Bác kính yêu coi trăng như bè bạn tri âm “TRăng vào cửa sổ đòi thơ”thì Nguyễn Duy_nhà thơ trưởng thành thời kháng chiến chống Mỹ lại coi trăng là nguồn sáng lung linh để thanh lọc tâm hồn, để ăn năn hối lỗi. Bài thơ “Ánh trăng” (1978)của ông được khơi nguồn từ những cảm xúc chân thành và cao đẹp như thế
Bài thơ mang dnág dấp như một câu chuyện với lời kể mở đầu tự nhiên,trôi chảy về mối quan hệ gán bó giữa trăng và nhà thơ:

Hồi nhỏ sống với đồng
Với sông rồi với bể
Hồi chiến tranh ở rừng
Vầng trăng thành tri kỉ

Chỉ bằng 4 câu thơ ngắn Nguyễn Du đã dựng lại được cả thời niên thiếu cho đến lúc trưởng thành,1 không gian thân thương: đồng, sông, bể.Từ không gian đầy ắp kỉ niệm ấy ta nhận ra niềm say mê,sảng khoái của con người trong cái mát lành dịu ngọt ân tình của quê hương qua ánh trăng lai láng trên cánh đồng, dòng sông, bãi biển.Không gian cứ mở rộng mãi ra, bao la bát ngát theo nhịp trưởng thành của con người.Thời gian không ngừng vận động và cậu bé lớn lên từ quê hương ấy đã trở thành chiến sĩ. Khi xa quê, đi vào cuộc chiến, nỗi nhớ thương chợt hiện về quay quắt tâm hồn,lúc này người và trăng lại càng gắn bó _ánh trăng là bạn tri kỉ chia sẻ mọi gian nan thiếu thốn, mọi buồn vui sướng khổ trong những năm tháng chiến tranh của tác giả.NHư vậy là tuổi thơ chớp mắt đã trôi qua.Cái còn lại lúc này alf vầng trăng thật đơn sơ,chung thuỷ.
Hai chữ hồi ở câu thơ thứ nhất và thứ 3 làm cho khổ thơ như có một chỗ dừng chân. Cái dừng chân giữa ranh giới của ấu thơ và trưởng thành. Ánh trăng soi rọi về quá khứ khiến tiếng nói tâm tình trở nên sâu lắng thiết tha.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư