Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Bố cục bài miêu tả? Khi miêu tả cần điều gì?

4 trả lời
Hỏi chi tiết
1.261
5
0
doan man
01/02/2019 11:32:47
Bố cục bài miêu tả
a. Mở bài: Giới thiệu cảnh sẽ tả.
Cảnh ở đâu?
Tả vào lúc nào? Vào dịp nào?
b. Thân bài:
Tả bao quát toàn cảnh rồi tả chi tiết từng cảnh vật theo trình tự không gian hoặc trình tự thời gian.
Một số cảnh vật cần chú ý:,
+ Hình khối + Đường nét + Màu sắc + Âm thanh
Cần chú ý tả cảnh thiên nhiên (tác động đến cảnh vật) như bầu trời, mây, gió, nắng, cây cối...
- Để cảnh sinh động cần chú ý đến các hoạt động của con người và loài vật tác động đến cảnh vật được tả.
c. Kết bài:
Nêu cảm xúc của người viết về cảnh đã tả.
Thể hiện suy nghĩ, hành động của người viết về cảnh được tả.
________________________
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
1
doan man
01/02/2019 11:33:45
Khi miêu tả cần điều gì?
______________________________
Văn miêu tả là loại văn giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh…. làm cho đối tượng miêu tả như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe. Những năng lực cần có khi làm văn miêu tả:
-Quan sát: nhìn nhận, xem xét sự vật.
-Nhận xét liên tưởng hình dung về sự vật đặt trong tương quan các sự vật xung quanh.
-Ví von so sánh: Thể hiện sự liên tưởng độc đáo riêng của người viết hình dung, cảm nhận về sự vật, hiện tượng miêu tả.
Các dạng văn miêu tả ở lớp 6: Ở tiểu học, các em đã làm quen với văn bản miêu tả,lớp 6 học nâng cao hơn nên đòi hỏi các em có kĩ năng miêu tả tinh tế trong từng dạng bài.
Ví dụ
Miêu tả sáng tạo
* Đối tượng miêu tả thường xuất hiện trong hình dungtưởng tượng có bắt nguồn từ một cơ sở
thực tế nào đó.
* Đối tượng: Người hay cảnh vật.
* Yêu cầu khi miêu tả:
-Tả cảnh phải bám vào một số nét thực của đời sống. Ví dụ khi tả một phiên chợ trong tưởng tượng của em cần dựa trên những đặc điểm thường xảy ra của cảnh đó làm cơ sở tưởng tượng như:
không khí của cảnh, số lượng người với những lứa tuổi tầng lớp nào? chợ diễn ra ở địa điểm nào?
Thời tiết khí hậu ra sao?….Những cơ sở đó là thựctế để tưởng tượng theo ý định của mình.
-Tả người trong tưởng tưởng: nhân vật thường là những người có đặc điểm khác biệt với người thường như các nhân vật ông Tiên, ông Bụt trong cổ tích hay một người anh hùng trong truyền thuyết….Cần dựa vào đặc điểm có tính bản chất để tưởng tượng những nét ngoại hình cho phù hợp, tạo sự hấp dẫn
Lưu ý: Dù miêu tả theo cách nào và đối tượng nào cũng cần chú ý vận dụng ví von so sánh để bài văn miêu tả cói nét độc đáo mang tính cá nhân rõ.
2
0
Phạm Thu Thuỷ
01/02/2019 12:01:08
1.Bố cục bài văn tả cảnh:
- Mở bài: giới thiệu cảnh được tả.
- Thân bài: tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự nhất định, có thể ở một số trường hợp sau:
+ từ khái quát đến cụ thể
+ không gian từ trong tới ngoài.
+ không gian từ trên xuống dưới.
- Kết bài: phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó.
2. Tả người
* Tả người là gợi tả về các nét ngoại hình, tư thế, tính cách, hành động, lời nói … của nhân vật được miêu tả.
* Phân biệt đối tượng miêu tả theo yêu cầu:
- Tả chân dung nhân vật (cần tả nhiều về ngoại hình, tính nết …)
- Tả người trong tư thế làm việc (tả người trong hành động: chú ý các chi tiết thể hiện cử chỉ, trạng thái cảm xúc).
* Cách miêu tả:
- Mở bài: giới thiệu người được tả (chú ý đến mối quan hệ của người viết với nhân vât được tả, tên, giới tính và ấn tượng chung về người đó).
- Thân bài:
+ Miêu tả khái quat hình dáng, tuổi tác, nghề nghiệp.
+ Tả chi tiết: ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói … (chú ý tả người trong công việc cần quan sát tinh tế vào động tác của từng bộ phận: khuôn mặt thay đổi, trạng thái cảm xúc, ánh mắt …)
+ Thông qua tả để khơi gợi tính cách nhân vật: qua tả các chi tiết người đọc có thể cảm nhận được tính cách của đối tượng và thái độ của người miêu tả đối với đối tượng đó.
- Kết bài: nhận xét hoặc nêu cảm nghĩ của người viết về người được miêu tả.
  • Khi miêu tả cần điều gì?
Văn miêu tả là loại văn giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh…. làm cho đối tượng miêu tả như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe. Những năng lực cần có khi làm văn miêu tả:
-Quan sát: nhìn nhận, xem xét sự vật.
-Nhận xét liên tưởng hình dung về sự vật đặt trong tương quan các sự vật xung quanh.
-Ví von so sánh: Thể hiện sự liên tưởng độc đáo riêng của người viết hình dung, cảm nhận về sự vật, hiện tượng miêu tả.
Các dạng văn miêu tả ở lớp 6: Ở tiểu học, các em đã làm quen với văn bản miêu tả,lớp 6 học nâng cao hơn nên đòi hỏi các em có kĩ năng miêu tả tinh tế trong từng dạng bài.
1
1
Quỳnh Anh Đỗ
01/02/2019 13:52:33
Bố cục bài miêu tả:
MB
Giới thiệu khái quát sự vật, sự việc, cảnh hoặc người miêu tả.
TB
- Nếu lên các đặc điểm và màu sắc , hình dáng, kích thước, thời gian , không gian, tính cách.
- nêu sự cảm nhận của bản thân về người , cảnh , vật hay tác dụng của chúng.
KB
Khái quát lại , nói lên tình cảm, suy nghĩ của mình về yêu cầu miêu tả.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 6 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500K