Câu 3. So sánh
Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên qua hai khổ thơ trong bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh
– Khổ 1: Nhà thơ cảm nhận sự chuyển biến của đất trời ở thời khắc sang thu qua hương vị: “hương ổi”, qua vận động của gió, của sương: “gió se’, “sương chùng chình”.
+ Hương ổi nồng nàn lan trong gió bắt đầu hơi se lạnh, sương thu chung chình chậm lại…
+ Mùa thu sang ngỡ ngàng, được cảm nhận qua sự phán đoán.
Chú ý phân tích các từ: bỗng, phả, chùng chình, hình như…
– Khổ 2: Không gian mở rộng từ dòng sông đến bầu trời
+ Dòng sông mùa thu chảy chậm hơn, cánh chim bắt đầu vội vả như cảm nhận được cái sư lạnh của tiết trời…
+ Hình ảnh đám mây duyên dáng, mảnh mai như một dải lụa nối hai màu hạ và thu…
Chú ý phân tích từ: dềnh dàng, vội vã, vắt…
• Liên hệ với khổ thơ trong bài “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay hứng về.
– Mùa xuân và thiên nhiên xứ Huế được miêu tả qua vài nét khắc họa: Dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, tiếng chim chiền chiện hót vang trời.
– Qua vài nét khắc họa đó tác giả đã vẽ ra được một không gian mênh mông, cao rộng của dòng sông xanh, hoa tím biếc – màu tím đặc trưng của xứ Huế; cả âm thanh của tiếng chim chiền chiện hót vang trời trên cao, bông hoa mọc lên từ dưới nước, giữa dòng sông xanh.
– Cảm xúc của tác giả là say sưa, ngây ngất trước vẻ đẹp tươi sáng, tràn trề sức sống của mùa xuân được bộc lộ qua lời gọi: “Ơi’, “hót chi” và qua sự chuyển đổi cảm giác.
– Khổ thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên và sức sống tha thiết của tác giả.
• Điểm gặp gỡ của hai tác giả
– Bằng những hình ảnh, ngôn từ giàu sức gợi, cả hai tác giả đã tái hiện nên những bức tranh thiên nhiên nên thơ, gợi cảm và đầy sức sống. Bức tranh thiên nhiên đó không chỉ được cảm nhận bằng thị giác, thính giác mà bằng cả tâm hồn. Qua đó cho thấy sự quan sát và cảm nhận tinh tế của nhà thơ về khoảnh khắc giao mùa, ẩn trong đó là tình yêu quê hương tha thiết mà tác giả giành cho quê hương, đât nước.